Hà Văn Thắm “rất buồn” khi bị cáo buộc giúp Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tiền
Trước tòa, Hà Văn Thắm cho rằng, bản thân không giúp sức Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tiền , có chăng việc giúp sức ở đây là giúp Sơn “chăm sóc khách hàng”. Từ đó, Thắm xin được miễn tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Tiếp phiên xử sáng 308, HĐXX làm rõ hành vi đồng phạm của Hà Văn Thắm đối với tội danh “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Thắm được xác định đã đồng phạm với Nguyễn Xuân Sơn về tội danh trên.
Hà Văn Thắm tại phiên xử sáng 30/8.
Theo cáo trạng, do Ngân hàng Đại Dương là ngân hàng nhỏ, khó khăn về vốn, hoạt động phụ thuộc rất lớn vào nguồn huy động vốn của nhóm khách hàng dầu khí nên khi Nguyễn Xuân Sơn yêu cầu về việc chi thêm phí “chăm sóc khách hàng” ngoài lãi suất trong hợp đồng tiền gửi nhằm mục đích thu hút nguồn tiền gửi của Tập đoàn Dầu khí, đảm bảo thanh khoản của Ngân hàng Đại Dương, Hà Văn Thắm đã chấp thuận và đồng ý để Sơn được toàn quyền quyết định việc chi phí; thống nhất lấy từ nguồn thu phí “dịch vụ” thông quan Công ty BSC để chi theo yêu cầu của Sơn.
Công ty BSC là công ty của Hà Văn Thắm được thành lập đầu năm 2008 với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. Cuối năm 2008, Hoàng Thị Hồng Tứ – thư ký HĐQT Ngân hàng Đại Dương được Hà Văn Thắm nhờ đứng tên làm Chủ tịch HĐQT và đại diện trước pháp luật của Cty BSC.
Với cương vị là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương, Hà Văn Thắm đã giao cho Nguyễn Văn Hoàn triển khai việc thu chênh lệch lãi suất đối với khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Đại Dương; chỉ đạo việc bổ nhiệm Phạm Hoàng Giang làm Tổng Giám đốc Cty BSC để thực hiện việc ký hợp đồng dịch vụ “thu phí” với khách hàng; giao Lê Thị Minh Nguyệt theo dõi nguồn tiền “thu phí” và thực hiện việc chi cho Nguyễn Xuân Sơn khi có chỉ đạo của Thắm.
Hà Văn Thắm đồng ý giao cho Sơn toàn quyền chủ động triển khai việc chi thêm tiền “chăm sóc khách hàng” nên Sơn đã chỉ đạo Nguyễn Minh Thu thu thêm phí ngoài tỷ giá trong hợp đồng bán ngoại tệ cho khách hàng thông qua việc ký hợp đồng dịch vụ khống với Cty BSC, thu được gần 69 tỷ đồng và chỉ đạo ứng trước cho Cty BSC vay gần 450 triệu đồng từ Cty VNT và của Hà Văn Thắm để chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn theo yêu cầu.
Kết quả điều tra xác định được tổng số tiền Cty BSC “thu phí” ngoài lãi suất hợp đồng tín dụng và ngoài tỷ giá hợp đồng mua bán ngoại tệ qua 721 hợp đồng dịch vụ là hơn 50 tỷ đồng; cùng với số phí thu được gần 19 tỷ đồng qua 80 hợp đồng mua bán tài sản có kỳ hạn thì tổng số tiền Cty BSC đã thu phí là gần 69 tỷ đồng để nhằm mục đích sử dụng chi tiền “chăm sóc khách hàng” theo yêu cầu cho Nguyễn Xuân Sơn. Kết quả điều tra cũng xác định Sơn đã nhận tổng cộng hơn 69 tỷ đồng từ Cty BSC chi, vượt quá số tiền Cty BSC đã thu được từ các hợp đồng dịch vụ và mua bán tài sản có kỳ hạn.
Video đang HOT
Phạm Hoàng Giang – cựu Tổng Giám đốc Cty BSC – trả lời thẩm vấn sáng 30/8.
Trả lời HĐXX, Hà Văn Thắm thừa nhận Cty BSC do bị cáo thành lập. Việc thu phí, bị cáo chỉ trao đổi, bàn bạc với Phạm Hoàng Giang – cựu Tổng Giám đốc và Nguyễn Văn Hoàn – cựu Phó TGĐ Cty BSC.
Về hoạt động của BSC, Hà Văn Thắm khai, Cty BSC làm việc với một số khách hàng thỏa thuận về phí dịch vụ và không ai phản đối.
“Đấy là thỏa thuận dân sự. Tiền thu được, bị cáo nghĩ là tiền của BSC nên chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn để chăm sóc khách hàng.” – Thắm khai.
Về chủ trương thu phí, Hà Văn Thắm nhận đó là chủ trương của mình và không nói cho Nguyễn Xuân Sơn. Tuy nhiên, theo Thắm, Nguyễn Xuân Sơn có biết việc này.
Nói về việc bị đổi tội danh, Hà Văn Thắm xin HĐXX xem xét lại sự việc. “Vì một lý do nào đó ông Sơn khai không đúng sự thật. Ông Sơn dùng tiền đó để chi cho khách hàng và sự việc này lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc chi tiền chăm sóc khách hàng là để đảm bảo lợi nhuận cho Oceanbank.” – Thắm nói trước tòa.
Hà Văn Thắm cho rằng, bản thân không giúp sức Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tiền vì đó là chi tiền cho khách hàng. Có chăng việc giúp sức ở đây là giúp Sơn chăm sóc khách hàng.
“Bị cáo rất buồn khi bị cáo buộc giúp sức cho Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tiền.” – Thắm nói.
Từ đó, Hà Văn Thắm xin HĐXX cân nhắc, xem xét miễn tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” cho mình.
Cũng trong sáng 30/8, HĐXX thẩm vẫn Phạm Hoàng Giang – cựu Tổng Giám đốc Cty BSC – cùng nhiều bị cáo và người liên quan để làm rõ tội danh Hà Văn Thắm bị truy tố.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Vụ Oceanbank: Bị cáo khai khi công an "sờ gáy" mới biết mình là TGĐ
Chiều 29.8, phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và 50 đồng phạm bước vào phần xét hỏi, người đầu tiên được tòa gọi lên thẩm vấn là Trần Văn Bình - nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ Trung Dung. Những câu trả lời của bị cáo này nghe rất kỳ lạ...
Bị cáo Trần Văn Bình.
Theo cáo trạng truy tố, bị cáo Trần Văn Bình nguyên là Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ Trung Dung (viết tắt Công ty Trung Dung). Tuy nhiên khi nghe tòa hỏi, bị cáo Bình trả lời bản thân vốn là lái xe ở Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (viết tắt Công ty Thiên Thanh) do Phạm Công Danh làm Chủ tịch.
"Bị cáo làm trong bộ phận hành chính, phân công lái xe chở ai sẽ thực hiện chứ không chuyên chở người nào ở công ty", bị cáo Bình cho biết.
Chủ tọa Trần Nam Hà đặt câu hỏi: Bị cáo có tham gia thành lập Công ty Trung Dung không? Bị cáo Bình trả lời: "Lúc bị Cơ quan cảnh sát điều tra xét hỏi bị cáo mới biết mình là Tổng giám đốc của Công ty Trung Dung".
Về việc ký hợp đồng vay tài sản của Oceanbank vào cuối năm 2012, bị cáo Bình cho rằng không biết, khi đưa ra xét xử bị cáo mới biết, còn trước đó không biết ký gì, thấy kế toán đưa thì ký. Sau đó, bị cáo Bình lại nói không nhớ có ký hay không.
Bị cáo Bình cho biết thêm, quá trình điều tra bị cáo mới được xem hợp đồng tín dụng giữa Công ty Trung Dung với Oceanbank. "Bị cáo không biết việc thành lập Công ty Trung Dung và mình đứng tên là Tổng giám đốc. Vấn đề nhân sự của công ty hoạt động thế nào bị cáo không biết, bị cáo không góp tiền và tài sản gì vào Công ty Trung Dung", bị cáo Bình nói.
Khi chủ tọa hỏi về khoản vay 500 tỷ đồng giữa Công ty Trung Dung với Oceanbank, bị cáo Bình tiếp tục nói không biết gì. "Bị cáo là người ký hợp đồng và thủ tục khác, sao đến thời điểm này lại không biết gì?", vị Chủ tọa vặn hỏi nhưng bị cáo Bình không trả lời.
Hội đồng xét xử tiến hành xét hỏi bị cáo Phạm Công Danh. Bị cáo Danh cho biết là người thành lập ra Công ty Trung Dung và bị cáo Bình đứng tên làm Tổng giám đốc. Lý giải về điều này, bị cáo Danh cho hay, việc công ty thành lập mới nên cần tên người đứng tên đại diện, phòng hành chính mới đưa Trần Văn Bình đứng tên để giải quyết vấn đề về thủ tục.
Bị cáo Phạm Công Danh.
"Tôi không phải là người trực tiếp nhờ Trần Văn Bình đứng tên là Tổng giám đốc Công ty Trung Dung, ông Bình xin tự đứng tên chứ không có sự o ép gì buộc ông Bình phải làm việc đó", bị cáo Danh khai.
Theo cáo trạng, với trách nhiệm là Chủ tịch HĐQT Oceanbank, quá trình tham gia quản trị, điều hành ngân hàng, Hà Văn Thắm đã chỉ đạo và cùng Nguyễn Văn Hoàn - Phó Tổng giám đốc Oceanbank - quyết định cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng thông qua Công ty Trung Dung.
Việc cho vay trên không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo, khách hàng vay không đúng mục đích, trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay và quy trình thủ tục gây thiệt hại cho Oceanbank hơn 343 tỷ đồng tiền gốc và hơn 201 tỷ đồng tiền lãi.
Theo Danviet
Vụ Oceanbank: Ai gửi gắm bóng hồng Nguyễn Minh Thu cho Hà Văn Thắm? Hôm nay (29.8), TAND TP.Hà Nội bước vào phiên xét xử thứ hai đối với bị cáo Hà Văn Thắm và đồng phạm do có hàng loạt các sai phạm đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank). Bị cáo Hà Văn Thắm tái hầu tòa. Liên quan đến hành vi phạm tội cố ý làm trái của các...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'

Toàn cảnh vụ án kẹo Kera liên quan hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Hàng chục cảnh sát đột kích bãi vàng giữa rừng

Khởi tố 4 đối tượng làm giả giấy tờ trong vụ 7 tàu khai thác cát trái phép

Bóc gỡ liên minh trộm cắp và tiêu thụ điện thoại gian liên tỉnh

Công an Nghệ An bắt nghi phạm cướp tiền ở Hà Nội

Một số tài sản vụ án Alibaba chưa thể xử lý do gặp vướng mắc

Bắt kẻ trộm tài sản ở bệnh viện tại Long An

Chơi tiền ảo thua, người đàn ông báo tin giả bị cướp

Đề nghị truy tố nữ giám đốc mua bán trái phép hóa đơn

Hành trình 26 giờ trốn chạy của nghi phạm giết người ở Quảng Trị

Công an Việt Nam và Lào triệt phá đường dây đánh bạc hơn 1.000 tỷ đồng
Có thể bạn quan tâm

Ngai vàng triều Nguyễn: chiếc duy nhất còn nguyên, Vua Bảo Đại ngồi cuối cùng
Tin nổi bật
22:04:51 25/05/2025
Miu Lê có bạn trai mới?
Sao việt
21:35:28 25/05/2025
Hoa hậu Anh tố Miss World ép tiếp rượu tài trợ, bỏ thi, Dì Ly vội lên tiếng
Sao âu mỹ
21:28:45 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025
McTominay thăng hoa ở Napoli nhờ 'Nữ hoàng nước Ý'
Sao thể thao
21:03:32 25/05/2025
Xe sedan dài hơn 5 mét, cửa cắt kéo, công suất 586 mã lực, trang bị tiên tiến, giá ngang Toyota Camry
Ôtô
20:16:23 25/05/2025
Trải nghiệm Samsung Galaxy A56 5G: Gen Z tấm tắc nhưng vẫn nói "tuy nhiên"
Đồ 2-tek
20:15:21 25/05/2025
Computex 2025: CEO Nvidia gọi AI là cơ sở hạ tầng mới
Thế giới số
20:11:21 25/05/2025
Profile đáng chú ý của người đối đầu vợ chồng "trùm miến dong" Sùng Bầu
Netizen
20:03:13 25/05/2025
Hàng nghìn người đội mưa giữa đêm khuya và bức ảnh thấy rõ kiếp nạn của siêu sao số 1 Hàn Quốc
Nhạc quốc tế
19:50:31 25/05/2025