Hagel ra đi, chiến lược ‘xoay trục’ gặp khó
Chính sách xoay trục sang châu Á mà Washington đề xuất từ cuối năm 2011 có nguy cơ bị lơ là khi mà người tâm huyết với nó nhất, ông Chuck Hagel rút khỏi vị trí bộ trưởng quốc phòng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Ảnh: AP
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 24/11 tuyên bố từ chức sau hai năm tại vị. Tổng thống Barack Obama gọi ông là một “bộ trưởng gương mẫu” và “một người bạn tốt”, đã giữ vai trò lãnh đạo trong bối cảnh Lầu Năm Góc có những bước chuyển mình lớn lao. Nhưng ông Obama cũng cho rằng, một sự thay đổi trong đội ngũ an ninh quốc gia của Nhà Trắng là cần thiết, tại thời điểm mà xung đột leo thang trên toàn thế giới.
Trong thời gian giữ trọng trách, ông Hagel đã để lại không ít dấu ấn, đặc biệt trong việc thúc đẩy chính sách xoay trục sang châu Á của Washington. Tầm quan trọng của chiến lược được cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton khẳng định khi bà từng lên tiếng đảm bảo rằng nếu châu Á không nằm ở vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự của Lầu Năm Góc, thì nó cũng sẽ tìm được chỗ đứng thích hợp trong chính sách ngoại giao của nước Mỹ.
Hagel thể hiện mối quan tâm tương tự bà Clinton khi chỉ trong vài tháng đầu sau khi nhậm chức, ông nhanh chóng tới thăm các đồng minh thân cận ở châu Á – Thái Bình Dương, thể hiện rằng Mỹ rất chú trọng xây dựng một thế trận quốc phòng vững chắc trong khu vực.
Chính phủ Mỹ cuối năm 2013 đóng cửa vì những vấn đề liên quan tới ngân sách. Sự việc khiến ông Obama không thể tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và phải hủy chuyến công tác khu vực. Ông Hagel thời điểm đó đã tới thăm Nhật Bản và Hàn Quốc. New York Times nhấn mạnh chuyến thăm Seoul của ông Hagel “là chuyến đi dài nhất của một Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong suốt một thế hệ”.
Chuyên gia phân tích Ankit Panda từ Diplomat nhận xét, ở giai đoạn mà tổng thống đang gặp khó khăn trong việc hiện diện tại châu Á, ông Hagel trở thành khuôn mặt đại diện cho chính sách xoay trục của Washington. Trong vài tháng trở lại đây, Hagel vẫn không hề lơ là mối quan tâm của mình. Ông theo dõi sát sao quá trình viết lại bản hướng dẫn điều chỉnh hợp tác quốc phòng với Nhật Bản, tham gia vào quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, đồng thời, phát triển mối quan hệ sâu sắc hơn với Philippines.
Ông Chuck Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera trước khi lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 tại Singapore. Ảnh: AP
Video đang HOT
Khi các đồng minh và đối tác bắt đầu nghi ngờ cam kết giữ thế cân bằng khu vực của Washington giữa lúc Trung Quốc ngày càng quyết liệt trong các tranh chấp, Hagel chính là tiếng nói đảm bảo của Mỹ. Tại hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á, hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La, năm nay, ông Hagel thẳng thắn kêu gọi Bắc Kinh đưa ra lựa chọn, “hoặc đoàn kết và tái cam kết tuân thủ trật tự ổn định của khu vực, hoặc từ bỏ cam kết, đặt hòa bình và an ninh vào tình thế nguy hiểm”.
Ian Bremmer, chủ tịch Eurasia Group, tổ chức tư vấn rủi ro chính trị lớn nhất thế giới, đánh giá, ông Hagel chính là nhân tố quan trọng nhất trong chính sách xoay trục của Washington. Khi Hagel từ chức, “ông Obama sẽ phải đối mặt với một số vấn đề ở châu Á, nơi mà Hagel đã trở thành người đại diện của chính phủ, tích cực tham gia vào các vấn đề trong khu vực”,IBTimes dẫn lời ông nói. “Hagel từng rất thành công trong việc làm dịu những căng thẳng, đặc biệt với Nhật Bản, đồng thời giúp tạo đà cho quan hệ quốc phòng Mỹ- Ấn Độ”. Nếu sự thay thế ông chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề Trung Đông thì Nhà Trắng cần lấp đầy khoảng trống mà Hagel để lại một cách nhanh nhất có thể, Bremmer khuyến cáo.
Ông Hagel từ chức có khả năng sẽ tạo ra cơ hội giúp vực dậy sự gắn kết trong chính sách đối ngoại và quân sự thường rời rạc, không kết dính của Mỹ. Tuy nhiên, việc thay thế ông dường như cho thấy Washington đang có xu thế hướng mối quan tâm sang những khủng hoảng ở châu Âu và Trung Đông nhiều hơn, thay vì tập trung vào châu Á, như ông Hagel từng làm, theo Diplomat.
Quá trình lựa chọn người thay thế ông Hagel sẽ gửi đi thông điệp quan trọng về ưu tiên trong chính sách ngoại giao và an ninh của chính quyền ông Obama trong hai năm cuối nhiệm kỳ. Với những cái tên như Ashton Carter, Michele Flournoy, Thượng nghị sĩ Jack Reed, Thượng nghị sĩ Joe Liberman, nằm trong danh sách được cân nhắc lựa chọn, có lẽ sẽ còn rất lâu nữa mới có một người ủng hộ chính sách đối ngoại hướng châu Á, hay ít nhất có mối quan tâm tương đương ông Hagel làm lãnh đạo Lầu Năm Góc. Nói một cách khác, chính sách xoay trục sẽ còn phải nhận sự thờ ơ trong thời gian dài, Panda phân tích.
Michael J. Green từ Foreign Policy thì nhận định việc ông Hagel từ chức chắc chắn không mang đến điều gì tốt đẹp cho chính sách xoay trục. Nó sẽ khiến các nước đồng minh của Washington ở châu Á hoài nghi liệu mức độ quan tâm thật sự của Nhà Trắng đối với khu vực đến đâu.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Con đường Tơ lụa - con bài đối trọng với Xoay trục của Mỹ
Cùng với đề xuất về một khu vực tự do mậu dịch châu Á, chiến lược Con đường Tơ lụa của Bắc Kinh là cách đối phó trực diện với chính sách tái cân bằng hay còn gọi là "xoay trục" về châu Á của Washington.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 9/11 đọc diễn văn khai mạc tại Hội nghị thượng đỉnh Tổng giám đốc APEC (CEO APEC). Ảnh: AP
Theo Foreign Policy, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), diễn ra tại Bắc Kinh năm nay, chứng kiến một cuộc cạnh tranh ngầm giữa các hiệp định thương mại tự do của Mỹ và Trung Quốc.
Washington muốn thúc đẩy sự hình thành của hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với sự tham gia của 12 nước, nhưng không bao gồm Trung Quốc. Bắc Kinh lại hy vọng thu hút thêm sự ủng hộ đối với hiệp định Thương mại Tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), một thỏa thuận với mức độ bao phủ hẹp hơn nhưng có Trung Quốc tham gia. Đây là động thái mà nhiều chuyên gia nhận định là cách để Bắc Kinh chống lại chính sách tái cân bằng châu Á của Washington.
Tuy nhiên, FTAAP không hẳn là câu trả lời mạnh mẽ và trực diện nhất của Trung Quốc đối với hiệp định TPP. Thay vào đó, chiến lược Con đường Tơ lụa, một tổ hợp các điều khoản liên quan tới thương mại và xây dựng cơ sở hạ tầng, mới thật sự là con át chủ bài của Bắc Kinh nhằm đối chọi với Washington.
Đây là chiến lược do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất với mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do và củng cố quyền lực mềm của Trung Quốc với các nước láng giềng phía tây và đông nam. Kế hoạch dựa trên nền tảng tuyến giao thương nổi tiếng nối Trung Quốc với châu Âu qua Trung Á, trong khoảng thời gian từ thế kỷ VII đến thế kỷ X.
Với Con đường Tơ lụa, Bắc Kinh cũng mong muốn làm bền chặt thêm mối liên kết giữa Trung Quốc và các nước bằng hợp tác thương mại, đầu tư, năng lượng và xây dựng hạ tầng, đồng thời, từ đó quốc tế hóa tiền tệ của nước này.
Hôm 8/11, trong một cuộc họp với lãnh đạo nhiều nươc trong khu vực, ông Tập thông báo chi 40 tỷ USD thành lập quỹ Con đường Tơ lụa nhằm tập trung xây dựng "tuyến giao thông, đường sắt, bến cảng, sân bay xuyên qua Trung và Nam Á", theo Reuters.
TPP hay Con đường Tơ lụa
Washington tin rằng TPP sẽ khiến Trung Quốc có động thái phản ứng và đều có lợi cho Mỹ.
Đầu tiên, những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn lao động và điều kiện môi trường của TPP sẽ tạo thế khó cho Trung Quốc, loại họ ra khỏi một khối thương mại lớn và đầy tiềm năng ngay trên chính sân sau của mình. Hoặc có thể Trung Quốc sẽ nhiệt tình tham gia và trở thành một quốc gia cởi mở hơn về kinh tế.
Các nước trong khu vực châu Á lại hy vọng rằng TPP sẽ khiến Trung Quốc thay đổi thái độ, nhiệt tình hơn với các cuộc đàm phán, từ đó có sự kiềm chế trong các xung đột lãnh thổ.
Nhưng đến nay, có rất ít bằng chứng cho thấy Bắc Kinh sẽ thuận theo các kỳ vọng này bởi chiến lược Con đường Tơ lụa có khả năng đem lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích hơn khi đem ra so sánh với TPP.
Con đường Tơ lụa không đề ra bất kỳ tiêu chuẩn nào ngoại trừ ý tưởng không rõ ràng về một lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia.
TPP tìm cách giảm thiểu vai trò của chính phủ trong hoạt động của thị trường và hạn chế tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế thành viên. Kế hoạch Con đường Tơ lụa, ngược lại, chủ yếu dựa vào sự phối hợp của chính quyền cấp cao nhất, đồng thời, gia tăng quyền lực của công ty nhà nước và chính phủ.
TPP tập trung vào mảng dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và quy tắc trong từng quốc gia. Con đường Tơ lụa thì nhắm vào việc tạo dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn, giao dịch trong lĩnh vực năng lượng và vận tải, cũng như tái phân bổ các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa.
Hai tuyến đường nằm trong dự án Con đường Tơ lụa mới mà Trung Quốc mong muốn xây dựng. Ảnh: Star Daily
Nhiều nhà nghiên cứu chính trị hàng đầu Trung Quốc nhìn nhận TPP có thể khiến Bắc Kinh suy yếu. Đó là một chính sách "thay đổi hiện trạng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới", Foreign Policy dẫn lời Gu Gouda, giáo sư tại Đại học Chiết Giang, mới đây nhận xét trong một bài viết trên tạp chí Probe. Một vài người khác cũng tin rằng những thay đổi mà TPP yêu cầu quanh các vấn đề như doanh nghiệp nhà nước, lao động, môi trường, kinh tế số và sản xuất chuỗi cung ứng, sẽ là mối đe dọa tiềm tàng đối với hệ thống chính trị xã hội hiện tại của Trung Quốc.
Dưới thời ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đang ra sức tìm cách gây dựng bản thân trở thành một nền kinh tế và thể chế tương đương với Mỹ. APEC năm nay dường như chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa TPP và FTAAP. Tuy nhiên, khi nhắc tới cuộc chiến thật sự nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng tới thương mại toàn cầu, không thể không kể tên Con đường Tơ lụa.
Vũ Hoàng
Theo Foreign Policy
Hagel kêu gọi Ấn Độ giữ vai trò cường quốc để đảm bảo an ninh khu vực Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 9/8 đã lên tiếng kêu gọi Ấn Độ củng cố vai trò của mình như một cường quốc toàn cầu vì sự ổn định của khu vực. "Mỹ ủng hộ mạnh mẽ Ấn Độ trong việc phát triển ảnh hưởng toàn cầu và khả năng quân sự hơn nữa, bao gồm tiềm năng trở thành...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Zelensky ra mệnh lệnh quan trọng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Ukraine bác tối hậu thư, kiên quyết không nhượng lãnh thổ

Tổng thống Trump, Putin công bố kết quả điện đàm

EU nhất trí lập quỹ quốc phòng 168 tỷ USD cho mua sắm vũ khí

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ

Bloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOA

Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Indonesia phun trào nhiều lần trong 2 ngày qua

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến
Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Thúc Thùy Tiên: Từ Hoa hậu quốc tế tới cú trượt dài vào vòng lao lý
Sao việt
13:21:18 20/05/2025
Có gì ở phim kinh dị hay nhất 2025 chuẩn bị chiếu ở Việt Nam?
Phim âu mỹ
13:15:34 20/05/2025
Chu Thanh Huyền khoe visual "nét căng" hậu nghi vấn "dao kéo", Quang Hải không nhận ra vợ, netizen nói "trông giống hệt Hoà Minzy"
Sao thể thao
13:08:49 20/05/2025
Cách nấu bánh canh cua giò heo ngon
Ẩm thực
12:50:16 20/05/2025
Khám xét nơi ở của hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên
Pháp luật
12:38:29 20/05/2025
G-Class Trung Hoa sắp xuất hiện, động cơ lai có thể chạy hơn 1.000 km
Ôtô
12:10:58 20/05/2025
Vụ Thùy Tiên bị 'tóm': chủ đích nói dối ăn 7 tỷ, CĐM mất niềm tin với giới KOL?
Netizen
12:10:30 20/05/2025
Xe số thiết kế cá tính hơn Honda Wave Alpha, giá từ 17,5 triệu đồng tại Việt Nam
Xe máy
12:10:29 20/05/2025
Đột phá AI: Con chip mới hứa hẹn cách mạng hóa nhiều lĩnh vực
Thế giới số
11:33:46 20/05/2025
Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh
Tin nổi bật
11:27:21 20/05/2025