Hai cháu bé bị ngộ độc khí thải ô tô sau 1 tiếng ngồi trên xe
Ngồi trên ô tô di chuyển được khoảng 1 tiếng, hai cháu bé ở Ninh Bình xuất hiện dấu hiệu bất thường như mắt trợn, tay chân co giật rồi mất ý thức.
Ngày 16/7, Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình cho biết, các bác sĩ Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã cấp cứu thành công cho 2 bệnh nhi bị ngộ độc khí thải ô tô.
Trước đó, hai bệnh nhi là anh em ruột, gồm bé T.G.H. (7 tuổi) và bé T.G.P. (11 tháng tuổi, trú phường Hoa Lư, Ninh Bình), nhập viện trong tình trạng nghi ngờ ngộ độc khí sau khi ngồi lâu trong ô tô đang di chuyển.
Cháu T.G.P. (11 tháng tuổi) và anh trai 7 tuổi sau 1 tiếng ngồi trên ô tô đã bị ngộ độc khí thải (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Theo khai thác tiền sử, gia đình 2 bé đi chơi trên ô tô của người thân điều khiển, di chuyển từ phường Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình theo hướng phường Phủ Lý (tỉnh Hà Nam cũ).
Sau khi di chuyển khoảng 1 tiếng, cả 2 bé đều có dấu hiệu bất thường. Bé H. biểu hiện co giật, mắt trợn, tay chân co cứng và mất ý thức; trong khi bé P. cũng xuất hiện biểu hiện lơ mơ, mắt trợn ngược, co cứng tay. Bố mẹ của 2 bé cũng có biểu hiện tương tự, choáng váng, đau đầu nhẹ.
Ngay sau đó, cả hai trẻ được đưa tới bệnh viện Đa Khoa Hà Nam sơ cứu, khi 2 bé tạm ổn định, gia đình xin chuyển tuyến về Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình điều trị tiếp.
Tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình, 2 bệnh nhi được chẩn đoán, theo dõi viêm phổi hít/Ngộ độc khí thải ô tô và xử trí: thở oxy, truyền dịch, kháng sinh, theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn.
Sau thời gian điều trị, 2 bệnh nhi đã hồi phục tốt và đã được xuất viện.
Video đang HOT
Các bác sĩ cảnh báo về nguy cơ ngộ độc khí trong ô tô, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ: Không khí trong xe khi đóng kín dễ bị tích tụ khí CO (carbon monoxide), Hydrocacbon (HC), Oxit nitơ (NOx), và một số chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) như Benzen, Formaldehyde hoặc giảm Oxy nghiêm trọng, gây tổn thương não, co giật, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ
Theo các bác sĩ, gói thuốc mà trẻ uống được xác định là thuốc diệt nấm chứa hoạt chất Hexaconazole - một loại thuốc sinh học dạng lỏng có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ nếu uống nhầm với liều lượng lớn.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, vừa qua, các bác sĩ của bệnh viện đã tiếp nhận một bé gái 26 tháng tuổi vào viện trong tình trạng nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt nấm. Trước đó, người thân phát hiện bé đang cầm vỏ gói thuốc, miệng có dính chất màu trắng xung quanh.
Ngay lập tức, người nhà đã sơ cứu kịp thời và đưa trẻ đến bệnh viện gần nhà. Tại đây, trẻ được rửa dạ dày và uống than hoạt tính, sau đó chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhi Hà Nội để theo dõi chuyên sâu.
Em bé được điều trị và chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Hà Nội. Ảnh: BVCC.
Tại Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhi Hà Nội, bé được theo dõi chặt chẽ, truyền dịch và lợi tiểu cưỡng bức nhằm tăng đào thải chất độc. Các xét nghiệm chuyên sâu về chức năng tim và thần kinh được thực hiện ngay sau đó.
Sau 3 ngày điều trị tích cực, trẻ ổn định hoàn toàn, các chỉ số xét nghiệm trong giới hạn bình thường, không có dấu hiệu tổn thương tim hoặc thần kinh. Hiện bé đã chơi ngoan, ăn ngủ tốt và được xuất viện.
Theo các bác sĩ, gói thuốc mà trẻ uống được xác định là thuốc diệt nấm chứa hoạt chất Hexaconazole - một loại thuốc sinh học dạng lỏng, được đóng gói nhỏ như kẹo thạch, rất dễ gây nhầm lẫn cho trẻ nhỏ.
Dù là thuốc sinh học nhưng Hexaconazole có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ nếu uống nhầm với liều lượng lớn. Các triệu chứng bao gồm: Nôn, buồn nôn, đau bụng; tổn thương cơ tim; ngộ độc thần kinh. Hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho loại chất này, vì vậy, xử trí chủ yếu dựa vào triệu chứng, hỗ trợ đào thải độc tố sớm nhất.
Trên thực tế, việc trẻ uống nhầm thuốc, hóa chất không phải là trường hợp hiếm gặp, bởi trẻ nhỏ thường tò mò và hiếu động, chưa phân biệt được các loại hóa chất độc hại. Trước đó, tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước cũng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ phải vào cấp cứu do uống nhầm thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu, dầu hỏa, hóa chất tẩy rửa,... hay uống nhầm các chất gây nghiện, thuốc ngủ, thuốc an thần của người lớn dẫn đến các tổn thương rất nặng nề, thậm chí có trường hợp nguy kịch tính mạng.
Đơn cử trường hợp một bé gái 3 tuổi (ở Hà Nam cũ) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm 7/14 viên thuốc giảm cân của chị gái mua ở trên mạng về sử dụng nhưng chưa kịp uống. Chỉ khi trẻ nôn nhiều, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, gia đình mới phát hiện và cho trẻ vào bệnh viện tỉnh cấp cứu và chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành các biện pháp để hạn chế hấp thu chất độc như rửa dạ dày, sử dụng than hoạt tính, nhuận tràng kết hợp bồi phụ nước điện giải. Sau 4 ngày điều trị, sức khỏe trẻ ổn định, hết nôn và được xuất viện.
Vì sao trẻ bị ngộ độc thuốc, hóa chất tại nhà?
Theo các bác sĩ, có một số nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ngộ độc thuốc, hóa chất tại nhà như:
Người lớn bất cẩn không để thuốc và hóa chất ở nơi an toàn khiến trẻ ăn, uống nhầm: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ngộ độc, nhất là với trẻ dưới 5 tuổi. Việc cha mẹ bất cẩn, chủ quan đựng các dung dịch cọ rửa, thuốc chuột, cồn, xăng dầu,... vào các vỏ chai nước suối, nước ngọt, các chai lọ với màu sắc bắt mắt, hay để thuốc ở những nơi dễ thấy, trong tầm tay với của trẻ chính là mối nguy hiểm tiềm tàng về ngộ độc thuốc, hóa chất cho trẻ.
Do người lớn thiếu kiến thức trong việc dùng thuốc cho trẻ : Khi thấy con ốm, sốt, nhiều cha mẹ có thói quen tự mua thuốc điều trị theo kinh nghiệm của bản thân hoặc nghe theo lời mách bảo của người xung quanh, tự dùng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Nhiều trường hợp còn tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc, sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí còn lấy thuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống,... Những điều này đều dẫn đến nguy cơ khiến trẻ ngộ độc thuốc.
Ngộ độc có chủ đích do trẻ có ý định tự tử : Thường xảy ra ở tuổi tiền dậy thì (trên 10 tuổi), khi tâm sinh lý của trẻ bắt đầu có sự thay đổi, áp lực về học tập, xung đột với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh.
Trẻ nhỏ dễ ngộ độc do người lớn bất cẩn, để thuốc, hóa chất ở tầm với của trẻ. Ảnh minh họa.
Làm gì để bảo vệ trẻ khỏi ngộ độc thuốc, hóa chất?
Theo các bác sĩ, để giúp trẻ tránh nguy cơ ngộ độc thuốc, hóa chất, bố mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Tuyệt đối không để thuốc trừ sâu, diệt nấm, hóa chất... trong tầm với của trẻ nhỏ.
- Không lưu trữ các hóa chất trong chai lọ nước suối, hộp kẹo... dễ gây hiểu lầm.
- Luôn đóng kín và dán nhãn rõ ràng các loại thuốc/hóa chất trong nhà.
- Không tự ý mua thuốc hay cho con uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Phải dùng thuốc theo đúng đơn và đúng liều lượng của bác sĩ cho mỗi lần khám.
- Đối với những trẻ lớn hơn, cần dạy trẻ những loại hóa chất độc hại, cách phân biệt các loại đồ ăn có hình dáng tương tự cũng như quan tâm đến các tâm tư tình cảm, tâm sinh lý của con.
Khi phát hiện trẻ uống nhầm thuốc/hóa chất, cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, mang theo vỏ thuốc hoặc bao bì để bác sĩ có hướng xử trí đúng và kịp thời, tránh biến chứng cho trẻ.
Cách chế biến măng khiến món ngon thành thuốc độc Một số sai lầm khi chế biến và thưởng thức măng có thể biến loại thực phẩm khoái khẩu của số đông này trở thành thuốc độc đối với cơ thể. Măng tre là loại thực phẩm quen thuộc của người Việt. Trong măng tươi có một số khoáng chất như selen, kali tốt cho sức khỏe tim mạch. Do nhiều chất xơ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

7 lợi ích của củ sả với sức khỏe

Top loại thực phẩm tốt nhất và tệ nhất cho răng

Cách dưỡng sinh trong mùa hè nâng cao sức khỏe

Lưu ý cần tránh khi trẻ sốt co giật bố mẹ nên biết

Có nên uống vitamin tổng hợp mỗi ngày không?

4 loại trái cây phổ biến giúp giảm cholesterol xấu, giữ cho tim khỏe mạnh hơn

Lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Bé trai 23 tháng tuổi suýt tử vong vì tay chân miệng

Bé 13 tuổi đột quỵ não

Một nông dân bị sét đánh gây chảy máu não

Nam tài xế nguy kịch vì bị chó cắn

Quảng Ninh ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm
Có thể bạn quan tâm

Rầm rộ tin 1 mỹ nhân GenZ đình đám bị phong sát, đã biến mất gần 3 tháng qua
Hậu trường phim
00:02:02 17/07/2025
2 thế hệ tỷ view của Hàn Quốc hát chung 1 bài khiến hàng chục nghìn người phát cuồng
Nhạc quốc tế
23:46:16 16/07/2025
Phương Mỹ Chi quyết định thay đổi 1 điều sát giờ G, ảnh hưởng đến cục diện bán kết Sing! Asia?
Nhạc việt
23:43:07 16/07/2025
MC Trấn Thành xin lỗi khán giả Mỹ, ca sĩ Minh Tuyết sexy hết nấc
Sao việt
23:31:40 16/07/2025
Lý Liên Kiệt tiết lộ mắc tự kỷ nhẹ, từng sợ đám đông và né tránh truyền thông
Sao châu á
23:26:40 16/07/2025
Hai mẹ con đi cho vịt ăn bị lũ quét cuốn trôi
Tin nổi bật
23:08:37 16/07/2025
Danh ca Cher và mối tình với bạn trai trẻ hơn 40 tuổi
Sao âu mỹ
23:08:10 16/07/2025
Ukraine băn khoăn về lời hứa chuyển 17 tổ hợp Patriot của Mỹ
Thế giới
23:05:14 16/07/2025
'Cô đừng hòng thoát khỏi tôi' mở đầu với 50 triệu lượt: Lên án nạn buôn người, lừa đảo trực tuyến
Phim việt
22:35:09 16/07/2025
Dụ dỗ bé gái hàng xóm làm chuyện người lớn, "yêu râu xanh" lãnh 7 năm tù
Pháp luật
22:31:26 16/07/2025