Hai người tử vong sau chầu nhậu
Đến phòng trọ sau hai ngày không thể liên lạc ông Nguyễn Văn Vị, 42 tuổi, gia đình phát hiện nạn nhân tử vong trên nền nhà, xung quanh còn nhiều đồ nhậu.
Thi thể ông Vị (quê An Giang) được phát hiện tại phòng trọ trong con hẻm trên đường Hồ Văn Long, phường Bình Hưng Hoà B, quận Bình Tân, ngày 28/9.
Hôm qua, bạn ông này là Quang (quê Quảng Ngãi) đã tử vong tại bệnh viện, sau chầu nhậu tại đây.
Cảnh sát khám nghiệm hiện trường hai nạn nhân tử vong sau chầu nhậu, trưa 28/9. Ảnh: Đình Văn
Theo điều tra ban đầu, chiều 27/9, ông Vị và Quang nhậu cùng một số người. Một lúc sau ông Quang có biểu hiện bất thường, được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng tử vong.
Sáng nay, người thân không thể liên lạc được với ông Vị, tìm đến phòng trọ thì phát hiện nạn nhân gục chết trên nền nhà.
Người dân cho biết, ông Quang và Vị thuê trọ tại đây nhiều năm, làm phụ hồ. Trong thời gian thất nghiệp do dịch bệnh, họ thường tổ chức nhậu cùng nhau.
Một lãnh đạo phường Bình Hưng Hoà B cho biết, ông Vị âm tính với nCoV, nguyên nhân tử vong “có thể do ngộ độc rượu”.
Đại sư Indonesia không tin Covid-19 có thật, hít hơi thở của F0 và cái kết đắng
Mới đây, tờ Detik News đưa tin về một đoạn clip được lan truyền trên mạng xã hội, cho thấy "đại sư" trị khiếm thính Jombang Masudin (47 tuổi), đến từ làng Banyuarang, quận Ngoro, Jombang, Indonesia, vừa qua đời vài ngày trước, sau khi hít hơi thở của một bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Nhiều thông tin cho rằng trước đó không lâu, ông Masudin vì không tin vào sự tồn tại của Covid-19 nên mới có hành động tiếp xúc gần với F0 mà không màng đến tính mạng của mình như vậy.
Ban đầu, video được tài khoản @ndorobei.rescue đăng lên Instagram, đính kèm lời chia buồn trước cái chết của ông Masudin vào ngày 13/7. Dựa vào thông tin trên clip, có vẻ như ông Masudin đã tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm Covid-19 từ ngày 17/4. Đoạn clip gốc được chính vị "đại sư" này chia sẻ lên Instagram cá nhân tháng 6 vừa qua. Trong đó, ông cùng với một cộng sự, không hề đeo khẩu trang hay mặc đồ bảo hộ mà liên tục đưa mặt lại gần bệnh nhân F0 rồi dùng tay quạt hơi thở của người này để hít thử, nhằm chứng tỏ Covid-19 không hề có thật.
Sau đó, ông Masudin đã đưa cho bệnh nhân một loại thuốc uống và dặn đối phương rằng: "Muốn khỏe lại thì anh hãy uống cái này, ngày mai cố gắng đi lại" song không ai biết đó là thuốc gì. Đoạn clip này sau đó bị xóa đi. Vào ngày 11/6, ông Masudin đã đính chính trên Instagram rằng video kia là tư liệu cá nhân được ghi lại trong chuyến đi thăm một người bạn cũ tại bệnh viện của ông và người đàn ông nằm trên giường bệnh là con rể của bạn ông. Ông Masudin thậm chí còn không biết tên người đó và vị "đại sư" này không hề đề cập đến chuyện người đó có mắc Covid-19 hay không. Trong khi đó, kênh truyền thông Nesia Times của Indoneia cho biết vị "đại sư" này đã qua đời tại nhà riêng vào ngày 13/7 sau một loạt các triệu chứng như sốt, ho nặng nhưng không tiết lộ nguyên nhân cái chết của ông này. Trong khi đó, trang Zona Jakarta đưa tin cộng sự của ông Masudin đã bị nhiễm Covid-19 và đang được điều trị trong tình trạng trở nặng.
Tình hình Covid-19 ở Indonesia đang hết sức phức tạp. Theo IDI, đã có gần 120 bác sĩ tử vong từ đầu tháng 7 đến nay. Đây là con số cao nhất từ trước đến giờ, chiếm hơn 20% trong tổng số 545 bác sĩ Indonesia qua đời vì COVID-19 kể từ đầu dịch. Mahesa Paranadipa, một quan chức cấp cao của IDI, cho biết hiệp hội lo ngại rằng hệ thống y tế Indonesia có thể không đủ khả năng đối phó với làn sóng dịch mới.
"Chúng tôi lo rằng hệ thống có thể sẽ sụp đổ", Paranadipa nói. "Đây mới chỉ là những dữ liệu chúng tôi thu thập được. Có thể còn nhiều dữ liệu khác chưa được báo cáo tới chúng tôi". Với sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta, số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày ở Indonesia đã tăng lên tới khoảng 40.000 - 50.000 ca. Tổng số ca mắc COVID-19 đến thời điểm hiện tại là gần 2,9 triệu ca, với hơn 73.500 ca tử vong. Các chuyên gia y tế đang gọi Indonesia là tâm dịch mới của châu Á. Ngày 18/7, nước này báo cáo 44.721 ca mắc COVID-19 mới với 1.093 ca tử vong.
Trước đó, chính phủ Indonesia đã áp đặt các biện pháp hạn chế di chuyển nghiêm ngặt bắt đầu từ ngày 3/7 để làm chậm sự lây lan của virus. Với tình hình này, chính sách rất có thể sẽ được gia hạn kéo dài.
Đứng sau Indonesia ở Đông Nam Á về số ca tử vong và số ca nhiễm lần lượt là Philippines và Malaysia. Bộ Y tế Philippines hôm nay ghi nhận thêm 72 ca Covid-19 tử vong và 5.651 ca nhiễm, nâng tổng số ca tử vong và số ca nhiễm lên lần lượt là 26.786 và 1.5 triệu ca, theo tờ The Philippine Star.
Ở Malaysia, giới chức y tế hôm nay ghi nhận 129 ca Covid-19 tử vong và 10.972 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca tử vong và số ca nhiễm lên lần lượt 7.148 và 927.533, theo báo The Star.
Covid-19 cũng đang diễn biến rất phức tạp ở những quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan, Campuchia và Lào. Bộ Y tế Thái Lan hôm nay ghi nhận thêm 81 người chết vì Covid-19, và 11.784 ca nhiễm, đánh dấu ngày thứ 4 liên tiếp nước này ghi nhận số ca nhiễm mới/ngày cao kỷ lục. Số liệu mới nâng tổng số ca Covid-19 tử vong và số ca nhiễm ở Thái Lan lên lần lượt 3.422 và 415.170 , theo tờ Bangkok Post.
Ở Campuchia, Bộ Y tế hôm nay ghi nhận thêm 22 ca Covid-19 tử vong và 790 ca nhiễm, nâng tổng số ca tử vong và số ca nhiễm lên lần lượt 1.128 và 67.971, theo trang tin Fresh News.
Cùng ngày, giới chức Lào ghi nhận thêm 114 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 3.540. Tất cả ca nhiễm mới là ca nhập khẩu, nhưng chính phủ Lào hôm nay quyết định gia hạn các biện pháp phong tỏa đến ngày 3.8, viện dẫn tình hình dịch bệnh ở các nước láng giềng chưa ổn định, theo tờ The Laotian Times.
Đồng Nai vượt ngưỡng 2.000 ca, đề xuất phong tỏa phường Long Bình Trong thời gian ngắn, phường Long Bình (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) có số ca dương tính với SARS-CoV-2 tăng nhanh với các chuỗi lây nhiễm, có nguy cơ xâm nhập vào các doanh nghiệp trong khu vực. Sáng 23/7, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, trong 24h qua toàn tỉnh đã ghi nhận 214 ca dương tính SARS-CoV-2, gồm:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện thi thể học sinh tiểu học sau nhiều giờ mất tích

Người đàn ông tử vong khi nhảy xuống sông cứu 4 học sinh đuối nước

Sắp xét xử phúc thẩm bị cáo Trần Đình Triển

Phát hiện phần mềm máy in chứa mã độc nguy hiểm

Xe chở bia bung thùng trên quốc lộ, người dân và CSGT hỗ trợ tài xế

"Thuốc giả, bác sĩ giả, chỉ con tôi chết là thật"

Ấn Độ đồng ý tôn trí xá lợi Đức Phật tại Việt Nam đến 2/6

Bỏ tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ, sẽ "hy sinh đời bố củng cố đời con"

Vụ "xẻ thịt" bờ biển ở Thanh Hóa: Giao công an vào cuộc điều tra

Vụ kè tiền tỷ vỡ tan sau một năm sử dụng: Yêu cầu khắc phục trước mùa mưa

Lái xe máy ngược chiều tông mô tô tuần tra của cảnh sát

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra Nestle' Milo quảng cáo gắn "thử nghiệm lâm sàng"
Có thể bạn quan tâm

Bắc Ninh đưa 8 điểm du lịch mới vào tour du lịch miễn phí
Du lịch
12:34:01 21/05/2025
Selena Gomez mặc váy cưới đẹp nức nở nhưng bị soi bắt chước bà xã Justin Bieber?
Phong cách sao
12:16:18 21/05/2025
Phụ nữ 50 tuổi: Ít tiền mà biết cách ăn mặc sẽ trẻ ra 10 tuổi, thanh lịch mà không lỗi mốt
Thời trang
12:13:23 21/05/2025
Mở phiên tòa xem xét kháng cáo của ông Trần Đình Triển
Pháp luật
12:08:12 21/05/2025
Guardiola rơi nước mắt khi De Bruyne nói lời chia tay Man City
Sao thể thao
11:52:08 21/05/2025
Honda SH 350i 2025 nhập khẩu từ Ý: Đẳng cấp xe ga với giá tương đương 175 triệu đồng
Xe máy
11:23:46 21/05/2025
Mercedes-Benz ra mắt siêu phẩm AMG SL 63 S E PERFORMANCE hơn 800 mã lực
Ôtô
11:22:26 21/05/2025
Lần nào gia đình liên hoan, con gái cũng đến khi mọi người đã ăn được một nửa bữa, biết nguyên nhân mà tôi chết lặng
Góc tâm tình
11:20:14 21/05/2025
5 thói quen tưởng vô hại nhưng khiến da lão hóa nhanh, mắt thâm quầng mỗi ngày
Làm đẹp
11:14:30 21/05/2025
Viêm phế quản có lây không?
Sức khỏe
11:08:48 21/05/2025