Hai thế giới đối lập trong làng game Việt
Nước sông không phạm nước giếng.
Chơi game là thú vui của riêng mỗi người. Đã là game thủ, ai cũng có quyền chọn cho mình một game nào đó để chơi, để đam mê. Đam mê đó là của riêng mỗi người.
Có một số lượng game thủ Việt từ lâu thường có thói quen chơi game trên server quốc tế. Kể từ nửa cuối năm ngoái, khi có làn sóng di cư ra các server ngoại để chơi game của một số game thủ nước nhà, làng game Việt gần như tách biệt thành 2 thế giới, trong đó một bên thì chỉ ngâm cứu game ngoại, không còn ham muốn đến game phát hành trong nước, bên còn lại thì gần như mù tịt, âm thầm sống trong thế giới được tạo nên bởi các NPH trong nước. Bài viết này nói về hai thế giới khác nhau ấy.
Chơi game ở xứ người: Sướng mà khổ
Gần như đại bộ phận game thủ thích phiêu du trên server ngoại (thường là server Bắc Mỹ hoặc EU và cả Sea) đều là các game thủ dạng hardcore. Đây là tầng lớp nắm giữ rất nhiều kiến thức về game. Họ hiểu biết, nắm bắt, mày mò, tìm tòi rất nhanh các game để hiểu được game hay dở như thế nào. Họ là một kho thông tin, và cũng là những “ông già” khó tính.
Lại ngang trái, các game thủ hardcore này chính là đối tượng mà các NPH nước nhà rất “không ưa”. Cứ hễ có thông tin game nào sắp về nước, tên gì, ngay lập tức trên các diễn đàn, tất tần tật thông tin về game, cách chơi, đánh giá, khuyết điểm… đều được các game thủ hardcore này phun tất tần tật ra bất chấp nỗ lực bưng bít của các NPH. Nếu là khen thì còn đỡ, đằng này các game thủ trên gần như chỉ biết chê và chê.
Dĩ nhiên các game về nước thường chỉ là các game dạng “thường thường bậc trung”, không mấy tiếng tăm, không phải là món ăn ưa thích của các game thủ hardcore trên. Đối tượng mà các NPH nhắm đến cũng là những game thủ “bình dân”. Thế nên, các game thủ hardcore trên thường chọn phương trời xứ lạ để thỏa chí vẫy vùng trong các “bom tấn”.
Video đang HOT
Lag là niềm đau kinh điển, đăng kí khó, chơi khó là nỗi niềm chỉ họ mới thấu. Chưa kể, lâu lâu họ sẽ vướng phải một vài tai nạn nào đó, chẳng hạn như chơi một game phải fake IP, NPH lần ra được, block acc không thương tiếc thì đành chấp nhận khóc hận. Dù rằng không nhận được nhiều hỗ trợ khi chơi, nhưng họ sẵn sàng chấp nhận để được chơi những game đỉnh của thế giới.
Mặc dù gặp nhiều trở ngại, nhất là các game server ngoại thường có hình thức thu phí, khó nạp thẻ, khó thanh toán, nhưng đổi lại, NPH quản lý server khá tốt, game ít chịu sự can thiệp của tiền, và đồng tiền ảo được duy trì không mất giá, tạo nên một sân chơi ổn định, lâu dài.
Càng chơi nhiều, lượng game thủ chơi game trên server ngoại càng cảm thấy thích những game do nước ngoài quản lý, và gần như họ không còn đoái hoài đến game trong nước. Một game thủ hardcore như trên đã tâm sự cùng tôi: “Bây giờ nhìn lại mấy game trong nước, không ham nổi một game nào hết trơn! Game đã xấu, NPH còn cùi bắp nữa! Có lẽ mình không bao giờ chơi game trong nước nữa đâu!”
Ao nhà: Tuy cùi, nhưng mà sướng
Dẫu cho bị chê nhiều, nhưng game trong nước vẫn có rất nhiều game thủ chơi và gắn bó. Phần lớn số này đều là những game thủ bình dân, họ chơi game ngoài quán internet, và họ sẽ chơi những game được cài trong máy. Họ quen thuộc những game bình thường của các NPH nội địa, sẵn sàng chơi bất cứ game gì mà họ cảm thấy hay hay.
Có lẽ, những game thủ này chưa bao giờ được chơi những game thuộc hàng đỉnh, hay có chút tên tuổi trên trường quốc tế. Họ sẵn sàng bỏ cả ngày để cày một game 2,5D, trầm trồ trước một skill “phun xanh phun đỏ” mới học được, chấp nhận cắm auto nhìn nick của mình đi đánh quái, làm đi làm lại một nhiệm vụ.
Đúng, rất cùi. Nhưng cơ bản, họ đã có được niềm vui khi chơi game, thế là đủ. Một đôi lần, NPH thiếu quan tâm, thiếu trách nhiệm khiến họ điên tiết, tức giận, vật vã. Họ cũng sẵn sàng bỏ game, với điều kiện là bạn bè cũng bỏ. Nhưng sau đó, có game nào mới về, họ cũng sẽ lại tiếp tục chơi, dẫu cho có thể lại bị đối xử tệ.
Nói qua nói lại, có thể game họ chơi không đẹp, NPH không quản lý game tốt, nhưng họ vẫn có một game dễ chơi, đụng vào là chơi được ngay, không quá phức tạp, dễ hiểu, có cả auto. Họ chẳng bao giờ biết được những game đỉnh của nước ngoài, mà nếu có, cũng chẳng biết chơi thế nào. Vậy thì, chơi game trong nước phù hợp hơn, vui hơn, tại sao lại không?
Nước sông không phạm nước giếng. Mỗi tầng lớp game thủ đều có ý thích riêng, và chơi gì là quyết định của họ. Có thể game này hợp với người này, nhưng không hợp với người kia. Sở thích phân loại nên những tầng lớp khác nhau, mỗi người sẽ chọn cho mình game phù hợp. Nếu bạn của bạn đang chơi một game khác bạn, đừng chê bai đấy nhé!
Theo Game Thủ
Học sinh đi bè vượt sông đến trường
Muốn đi học, hằng ngày học sinh ở các bản vùng sâu của xã Giao An, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) phải leo lên chiếc bè được ghép bằng những thân gỗ và dùng sức kéo bè qua sông.
Dòng sông Âm chia tách xã Giao An thành hai phía. Tả sông có 3 bản là Trô, Pắc Nặm và bản Ang với hơn 300 hộ dân sinh sống. Do trung tâm xã nằm bên hữu sông nên người dân 3 làng nói trên chỉ có cách duy nhất là vượt qua sông Âm mỗi khi muốn sang trung tâm xã.
Phương tiện duy nhất để chở người, phương tiện, hàng hóa qua sông là một cái mảng được ghép từ hơn chục cây luồng dài do bà con đóng góp. Vì không có điều kiện làm cột bê tông với ròng rọc dây cáp, dân bản đã tận dụng sợi cáp quang do một công ty viễn thông sau khi thi công để lại. Sợi dây to bằng ngón tay được buộc vào hai gốc cây mọc sát bờ sông.
Mảng ghép tạm bợ không hề có một chiếc phao cứu sinh, sợi dây cáp cũng chỉ được làm bằng dây điện cáp quang, có thể đứt bất cứ lúc nào. Ảnh: Lê Hoàng.
Mỗi khi muốn vượt sông, người dân trong bản trèo lên mảng luồng rồi dùng tay ghì chặt lấy sợi dây cáp, sau đó vừa kéo vừa lợi dụng sức nước để đẩy bè sang sông. Từ nhiều năm nay, rất nhiều học sinh trường THCS Giao An đều phải qua sông đi học như thế. Vì không thể đưa xe đạp qua nên các em chỉ có cách đi bộ đến trường, có em nhà xa phải đi bộ cả 4-5 km đường rừng. Những ngày đi học, các em phải rời nhà từ tờ mờ sáng mới kịp giờ lên lớp.
Khi đến bờ sông, từng tốp 8-10 em làm thành một nhóm leo lên chiếc mảng và hò nhau lấy đà kéo bè. Anh chị lớn sẽ đứng ra kéo, các em nhỏ đứng vào giữa bè. Qua được bờ bên kia cũng là lúc hai lòng bàn tay các em đỏ rát, có em áo quần ướt sũng... Nếu là người lớn thì chỉ mất 10-15 phút là qua được bờ sông bên kia, nhưng sức học sinh phải mất chừng 20-30 phút, với điều kiện nước chảy nhẹ.
"Mỗi khi mùa lũ về, chúng em lại lo phải nghỉ học dài ngày vì nước sông dâng cao, chảy siết có thể làm lật bè, không thể sang sông. Biết là rất nguy hiểm, nhưng chúng em vẫn muốn được đến trường để học chữ", Phạm Văn Chung, học sinh lớp 9, trường THCS Giao An chia sẻ.
Không chỉ học sinh, phụ huynh cũng nơm nớp lo sợ. Chị Nguyễn Thị Vân, một phụ huynh ở bản Pắc Nặm, chia sẻ: "Mỗi ngày con đến trường là một ngày mẹ cha thấp thỏm, nhưng cũng không còn cách nào khác bởi còn phải bươn bả mưu sinh, sao có thể ngày mấy buổi đưa con qua sông".
Hiểm nguy luôn rình rập trên mỗi buổi đến trường của học sinh xã Giao An. Ảnh: Lê Hoàng.
Thầy Nguyễn Văn Hà, Hiệu phó trường THCS Giao An cho biết, hiện tại trường có 119 học sinh, trong đó 58 em hàng ngày phải qua sông Âm. Vào mùa lũ, hầu như học sinh đều phải nghỉ học, có đợt nghỉ đến 2-3 tuần liền. Mấy hôm vừa rồi, trời mưa to quá, nước sông lại chảy xiết nên các em không dám đến trường. Một lớp học có 30 học sinh mà chỉ có 6 em đến được lớp vì thế các cô giáo phải cho cả lớp nghỉ học sau đó tổ chức dạy bù.
"Nhiều hôm nhìn học trò đến lớp với bộ quần áo và cặp sách ướt sũng, thương lắm. Có hôm, mưa lớn các em không thể trở về nhà sau buổi học, đành tá túc lại với thầy cô chờ nước rút. Những ngày học 2 buổi, các em phải mang theo cơm đùm, cơm nắm với cá khô để ở lại lớp. Nhiều cháu vì điều kiện đi lại khó khăn, nguy hiểm nên bố mẹ đã bắt thôi học...", thầy Hà tâm sự.
Ông Phạm Văn Toàn, Chủ tịch UBND xã Giao An thông tin, cách đây ít ngày, mưa lớn lũ về, một tốp học sinh đang trên đường về nhà sau giờ tan lớp, khi bè đi đến giữa dòng, bất ngờ sợi dây điện (được dùng làm dây cáp) bị đứt. Tất cả nhóm học sinh chới với giữa dòng nước lũ, may mắn các em đều biết bơi nên không em nào gặp nạn.
"Người dân trong 3 làng tả sông Âm từng nhiều lần làm cầu tạm bằng luồng bắc qua khúc sông này, nhưng chỉ cần một trận mưa lớn là cầu lại bị nước lũ cuốn phăng. Một cây cầu kiên cố vẫn là ước mơ của người dân xã Giao An và bà con trong vùng", ông Toàn tâm sự.
Theo VNE











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tiny Fishing 2025 – Đại diện cho làn sóng game trình duyệt thế hệ mới không cần tải ứng dụng

Bạn thân Faker lại để ngỏ khả năng "biến mất" sau chuỗi trận thất vọng

LazyFeel gặp sự cố trong trận nhưng phản ứng sau đó khiến cả đội "bó tay"

Xứng danh "Super Sunday", không khí trước thềm Chung kết ĐTDV mùa Xuân 2025 tại "Thánh địa" ngày một nóng!

Những trang phục gợi cảm nhất của các nữ tướng LMHT khiến game thủ "đứng hình"

Genshin Impact rò rỉ tin buồn cho game thủ, khả năng cao sẽ "hạn hán" nội dung

Rộ thông tin ngày ra mắt DLC Black Myth: Wukong, game thủ chỉ cần chờ hơn 3 tháng nữa?

Nhân vật mới của Genshin Impact có cơ chế quá bá đạo, biến trò chơi thành game "tu tiên" kiểu mới

Nhận miễn phí hai tựa game chỉ với vài click, tổng giá trị gần 400k

Trailer 2 của GTA 6 lập kỷ lục về lượt xem chỉ trong 1 ngày, hơn cả nhiều phim bom tấn đình đám

Giảm giá 80%, bom tấn trên Steam bất ngờ đạt lượng game thủ kỷ lục, tăng 2,5 lần so với bình thường

Sao VCS chia sẻ về chính sách xoay tua của đội, fan chỉ ra vấn đề thực sự
Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng
Phim châu á
23:50:57 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
23:47:47 12/05/2025
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
23:33:43 12/05/2025
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
23:31:07 12/05/2025
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
23:28:45 12/05/2025
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
23:19:14 12/05/2025
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
22:56:40 12/05/2025
Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã
Thế giới
22:49:20 12/05/2025
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
22:41:49 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025