Hai xu hướng thay đổi quan trọng của ngành giáo dục
Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và với sự ra đời của các công nghệ mới, nhiều kỹ năng sẽ sớm trở nên lỗi thời. Thời của “công việc trọn đời” đã không còn nữa.
(Ảnh: Adobe Stock).
Các kỹ năng cần thiết mà các doanh nghiệp mong đợi trong tương lai có thể sẽ khác rất nhiều so với những gì được giảng dạy trong quá khứ. Do đó, ngành giáo dục cũng cần thích ứng kịp thời với sự biến chuyển này.
Nói cách khác, chúng ta cần thay đổi những kiến thức đang được giảng dạy, đồng thời đổi mới phương pháp giảng dạy để phản ánh chính xác quá trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực, chứ không chỉ riêng ngành giáo dục.
Cải cách nội dung kiến thức
Giáo dục ở mọi cấp độ đều phải có sự tiến triển để có thể dạy cho trẻ các kỹ năng cần thiết để tồn tại trong một thế giới đang không ngừng thay đổi. Nhiều công việc lứa học sinh ngày nay sẽ làm trong tương lai thậm chí còn chưa tồn tại. LinkedIn dự đoán sẽ có tới 150 triệu công việc liên quan đến các công nghệ tân tiến trong vòng năm năm tới, và hầu hết những vị trí công việc “hot” nhất trong năm 2022 này đều có thể làm từ xa.
Trong một bài viết về trường học trong tương lai, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã liệt kê những nhóm kỹ năng thiết yếu sẽ quyết định một nền giáo dục và học tập chất lượng cao trong tương lai như sau:
- Các kỹ năng của công dân toàn cầu (bao gồm nhận thức về thế giới rộng lớn và sự bền vững)
- Các kỹ năng đổi mới và sáng tạo (bao gồm tư duy phân tích và giải quyết vấn đề)
- Các kỹ năng công nghệ (bao gồm lập trình và khoa học dữ liệu)
- Các kỹ năng giao tiếp xã hội (bao gồm trí tuệ cảm xúc, sự thấu cảm, hợp tác và nhận thức về xã hội).
Ngày nay, rất nhiều vị trí công việc đã được máy móc tự động hóa, khiến cho các kỹ năng thiên về cảm xúc và giao tiếp xã hội vốn có của con người trở nên cần thiết trong nguồn lực trong tương lai hơn bao giờ hết.
Thay đổi phương pháp giảng dạy
Video đang HOT
Giáo dục chính quy xuất phát điểm từ khoảng thời gian cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên bùng nổ, và nó đã cho thấy cách ta tiếp cận với giáo dục không hề có nhiều sự thay đổi kể từ đó. Trong các lớp học và giảng đường trên toàn thế giới, hầu hết học sinh sinh viên vẫn phải ngồi hướng về bục giảng, lắng nghe giáo viên truyền đạt những lý thuyết mà họ thường được yêu cầu học thuộc.
Để có thể hoàn thành sứ mệnh giảng dạy các kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21 và tạo nên những nhà lãnh đạo mà thế giới đang tìm kiếm, chúng ta cần thay đổi cách thức truyền đạt kiến thức.
Cụ thể, các giáo viên trong tương lai nên trở thành những người hỗ trợ, thay vì những người truyền đạt lại kiến thức. Một số yếu tố có thể thúc đẩy sự thay đổi này có thể kể đến như:
- Tăng số lượng nội dung chuyển đổi số và khuyến khích học tập trực tuyến: Đây là một xu hướng đã được đại dịch Covid-19 đẩy nhanh tiến độ.
- Cá nhân hóa việc học tập với tốc độ và định hướng riêng: Việc học tập sẽ trở nên linh hoạt và phù hợp với tốc độ, nhu cầu của từng học sinh.
- Khuyến khích hợp tác trong học tập với các bài tập nhóm và giải quyết vấn đề: Xu hướng này phản ánh chính xác hơn thị trường lao động thế kỷ 21.
- Rút ngắn thời gian học tập: Theo một nghiên cứu bởi Microsoft, khoảng thời gian con người có thể chú ý chỉ vỏn vẹn tám giây (còn ít hơn của cá vàng). Trong tương lai, nhiều ngành học sẽ cần phải cải cách để có những nội dung ngắn gọn, súc tích hơn.
- Trải nghiệm học tập nhập vai: Khai thác và đưa công nghệ thực tế ảo, như VR và AR, vào lớp học sẽ đem các chủ đề học tập tới gần hơn với thực tiễn đời sống và giúp học sinh nắm bắt môn học.
4 dấu hiệu "bế tắc" của chương trình - sách giáo khoa mới
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới bắt đầu đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông ở giai đoạn đầu nhưng rõ ràng đang có rất nhiều vấn đề cần được tháo gỡ.
Năm học 2021-2022 mới là năm thứ 2 ngành giáo dục triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhưng thời gian qua đã có nhiều chuyện lùm xùm về những hạn chế của một số đầu sách giáo khoa ở lớp 1, lớp 2 và lớp 6.
Hết chuyện "sạn" trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Cánh Diều), sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)... thì bây giờ lại đang ồn ào chuyện không dạy chữ "P" trong sách Tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống).
Phải nói rằng có rất nhiều chuyện đáng bàn đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà dư luận phản ánh, lên tiếng ngay từ khi chương trình tổng thể, chương trình môn học còn trong quá trình lấy ý kiến cho dự thảo chứ không chỉ riêng sách giáo khoa bây giờ.
Chỉ tiếc những ý kiến của các nhà giáo, các chuyên gia và những người quan tâm đến giáo dục nước nhà đã không được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm thấu đáo nên khi thực hiện ở các nhà trường thì những sai sót đó càng khó được khắc phục.
Văn bản "Tôi đi học" trong sách giáo khoa lớp 1, tập 2 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) bị cắt gọt tùy tiện. Ảnh: Vương Thuỷ
Nhìn lại những lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa trong mấy chục năm qua
Kể từ năm 1945 đến nay, ngành giáo dục nước nhà đã có 5 lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa, đó là: cải cách giáo dục năm 1950; cải cách giáo dục năm 1956; cải cách giáo dục năm 1979; đổi mới chương trình, sách giáo khoa năm 2000; đổi mới chương trình, sách giáo khoa năm 2018.
Trong những lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến lần đổi mới chương trình, sách giáo khoa năm 2000 và năm 2018.
Bởi lẽ, chương trình, sách giáo khoa năm 2000 thì tập trung vào việc tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
Đến chương trình, sách giáo khoa năm 2018 thì hướng tới mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
Nhìn lại những lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa trong mấy chục năm qua, chúng tôi thấy lần thay đổi chương trình, sách giáo khoa năm 2000 và năm 2018 là được triển khai toàn diện nhất, có đầu tư nhiều nhất.
Hơn nữa, trong số những tổng chủ biên, chủ biên, tác giả chương trình tổng thể, chương trình môn học và sách giáo khoa của chương trình năm 2018 có rất nhiều người đã là tác giả chương trình, sách giáo khoa năm 2000.
Tuy nhiên, về cơ bản thì hơn 20 năm qua thì giáo dục nước nhà vẫn chưa được định hình rõ nét. Việc đổi mới giáo dục vẫn gặp nhiều khó khăn, đang đi trên một con đường gập ghềnh nhiều trắc trở và manh mún.
Chỉ tính riêng chương trình năm 2000 cũng có quá nhiều chuyện đáng bàn. Sách giáo khoa là mặt hàng độc quyền của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và dẫn đến tình trạng nhiều đầu sách được thiết kế chỉ dùng một lần rồi bỏ nên đã gây ra rất nhiều lãng phí.
Sự ra đời của mô hình trường học mới (VNEN) rồi cũng nhanh chóng chết yểu... cùng với dự án 87 triệu USD.
Đó là chưa kể hàng loạt sách giáo khoa Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật được thay đổi giữa chừng theo nhiều dự án đi kèm cùng gần chục lần giảm tải, tích hợp chủ đề... khiến cho giáo viên phải quay như chong chóng trước những thay đổi của Bộ.
Chưa có lần thay đổi chương trình nào có những thị phi, rối rắm như chương trình 2018
Năm học 2020-2021, Bộ triển khai thực hiện chương trình 2018 ở lớp 1 với 5 bộ sách giáo khoa.
Trong số này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có 4 bộ sách, gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục; và 1 bộ sách Cánh Diều của Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện cuốn chiếu. Năm học 2020-2021 triển khai ở lớp 1; năm học 2021-2022 triển khai ở lớp 2, lớp 6; năm học 2022-2023 triển khai ở lớp 3, lớp 7, lớp 10. Năm học 2023-2024 triển khai ở lớp 4, lớp 8, lớp 11; năm học 2024-2025 triển khai ở lớp 5, lớp 9, lớp 12.
Thế nhưng, chỉ sau gần 2 năm triển khai thì những bất cập, hạn chế đã xảy ra.
Thứ nhất là sự biến mất của 2 bộ sách: Cùng học để phát triển năng lực và bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục một cách bí ẩn, khó hiểu khiến cho những trường học đã thực hiện 2 bộ sách này gặp khó khăn.
Thứ hai là việc Bộ chủ trương "tích hợp" nhiều môn học ở cấp trung học cơ sở khiến cho các nhà trường lúng túng trong việc bố trí giáo viên, xếp thời khóa biểu, phân chia tỉ lệ kiến thức, vào điểm kiểm tra.
Một môn học có 2-3 giáo viên dạy, thậm chí Nội dung giáo dục địa phương có tới 6 viên dạy trên định mức cả năm cho môn học này là 35 tiết. Có những môn học dạy, kiểm tra độc lập như Âm nhạc, Mĩ thuật nhưng khi vào điểm thì gộp chung thành môn Nghệ thuật.
Chẳng có lần đổi mới nào lại "lạ" như lần này. Một số môn học chỉ 1 cuốn sách giáo khoa mà có từ 2- 6 giáo viên dạy nhưng cuối cùng lại cộng dồn vào 1 đầu điểm và 1 nhận xét chung.
Thứ ba là chương trình giáo dục phổ thông 2018 được Bộ giao cho các nhà xuất bản thực nghiệm trên một phạm vi hẹp và đưa vào giảng dạy đại trà ngay nên gần như các sách giáo khoa đều có "sạn".
Tất nhiên, khi phát hiện ra "sạn" thì phải chỉnh sửa, bổ sung trên một diện rộng và những thiệt thòi, khó khăn thì giáo viên, học trò và phụ huynh...nhận hết.
Thứ tư là việc bồi dưỡng về chương trình, sách giáo khoa còn hình thức, qua loa chưa chú trọng chất lượng. Các nhà xuất bản chủ trì "tập huấn" nhưng chủ yếu là giới thiệu tác giả và nhấn mạnh ưu điểm của bộ sách mà mình biên soạn, xuất bản là chính.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới bắt đầu đưa vào giảng dạy ở các nhà trường phổ thông ở giai đoạn đầu nhưng rõ ràng đang có rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ, khắc phục.
Một vòng đời của chương trình, sách giáo khoa kéo dài hàng chục năm trời, dạy cho hàng chục triệu con người nhưng nhưng ngay từ khi mới bắt đầu thực hiện đã khiến cho dư luận chưa thực sự yên tâm.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên đau đầu vì chỉ tiêu 98-99% lên lớp, học online nhiều HS không theo kịp Cho các em học sinh cơ hội được lưu ban cũng chính là đang giúp các em kéo dài hơn con đường học vấn của chính mình. Sau 9 tháng xa trường do dịch bệnh, học sinh nhiều địa phương chỉ học online. Công bằng nhìn nhận, ngành giáo dục triển khai việc dạy và học online trong thời gian vừa qua là...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ tái cơ cấu mạnh mẽ Cơ quan Bảo vệ môi trường
Thế giới
21:44:51 03/05/2025
Giám khảo nhận vai ác của Điểm Hẹn Tài Năng thừa nhận "hơi cực đoan"
Tv show
21:43:49 03/05/2025
Ca khúc gần 2 tuổi đời mới gây bão: Hàng triệu người Việt Nam đã nghe và thấy phải sống trách nhiệm hơn
Nhạc việt
21:40:39 03/05/2025
Cả MXH đổ xô xin lỗi "công chúa Huawei" Diêu An Na giữa bê bối tình ái chấn động xứ tỷ dân, chuyện gì đây?
Sao châu á
21:37:58 03/05/2025
Thanh Thủy ghi điểm ở Indonesia, đọ sắc với 3 nàng hậu quốc tế, visual hơn hẳn?
Sao việt
21:32:22 03/05/2025
Bắt giữ kẻ uống rượu say đi xe vào đường cấm, xô đẩy cảnh sát
Pháp luật
21:30:43 03/05/2025
Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng
Tin nổi bật
21:29:41 03/05/2025
Shark Bình đưa Phương Oanh "hồi cung", netizen nhận xét 2 chữ về vợ chủ tịch
Netizen
21:14:33 03/05/2025
Nửa đêm đang ngủ thì khói nghi ngút cùng mùi khét lẹt bay vào phòng, vợ chồng tôi hốt hoảng chạy ra thì thót tim thấy mẹ đứng trong bếp
Góc tâm tình
20:52:10 03/05/2025
Thần Tài ban phát tiền bạc sau ngày 3/5/2025, 3 con giáp vận trình rực sáng, phất lên giàu sang, công danh vượng phát
Trắc nghiệm
20:38:19 03/05/2025