Hạm đội Baltic Nga tập trận đáp trả NATO
Mặt biển và bầu trời Baltic rợp bóng lính dù và khí tài khi quân đội Nga quyết định tập trận tấn công đổ bộ tại Kaliningrad nhằm đáp trả hai cuộc tập trận của NATO ở ba quốc gia Baltic.
Theo RT, Nga triển khai 24 tàu và tàu chiến thuộc Hạm đội Baltic, cùng với các máy bay chiến đấu và ném bom hạng nặng tại vùng cực tây của Nga.
Bộ Quốc phòng Nga lưu ý rằng sự hiện diện của quân đội Nga trong cuộc tập trận là ‘hợp lẽ’ khi mà NATO triển khai một lượng lớn binh sĩ tập trung ở ba nước Baltic gần đó là Latvia, Lithuania, và Estonia tập trận từ ngày 9-21/6.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Các 'ông lớn' sẽ không dám mạnh tay với Nga?
Ván cờ này ai thắng ai thua chưa thể nói, nhưng với "cây gậy năng lượng" trong tay Nga , dường như Mỹ và EU sẽ chẳng thể mạnh tay như đã tuyên bố.
Video đang HOT
Dù cho những diễn biến xung quanh cuộc khủng hoảng Crưm đã khiến quan hệ phương Tây Nga sứt mẻ, giữa đôi bên vẫn hiển nhiên tồn tại một mối liên hệ khó có thể dứt khoát cắt đứt, đó chính là vấn đề năng lượng. Không thể "nhắm mắt làm ngơ" và buộc phải thể hiện lập trường cứng rắn, song "an ninh năng lượng" sẽ khiến các nước phương Tây phải "bẻ lái" chính sách và các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow.
Chính sách năng lượng "không Nga"
Nếm trải hai lần lao đao khi Nga cắt đứt nguồn cung khí đốt vào năm 2006, 2008 và nhất là cho đến thời điểm này, bài học EU thấm thía nhất chính là phải nhanh chóng thoát khỏi sự phụ thuộc năng lượng vào "người hàng xóm khổng lồ" Moscow. Ngoảnh mặt với Nga, EU có hai biện pháp để giải cơn khát năng lượng.
Lựa chọn đầu tiên là đa dạng hóa nguồn cung. Đối với "đối tác gần gũi và thân cận nhất" của mình, Mỹ chắc chắn sẽ có những giải pháp hỗ trợ thích hợp cho EU trong vấn đề năng lượng. Điều này đã được Tổng thống Mỹ Obama khẳng định trong cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - EU tại Brussels hôm 26/3. Để giúp đồng minh nới lỏng "đòn xiết năng lượng" từ phía Nga, Mỹ sẽ tăng lượng xuất khẩu khí đá phiến và khí tự nhiên hóa lỏng với giá thấp cho châu Âu, đặc biệt là Ukraina.
Mặc dù vậy, EU cũng không thể dựa dẫm quá nhiều vào Mỹ. Theo đúng tiến độ, sẽ mất ít nhất 2 năm nữa cơ sở hạ tầng dẫn khí đốt từ Mỹ vào châu Âu mới có thể hoàn thành. Trong thời gian đó, châu Âu vẫn phải xoay sở "tự cứu" mình. Ngoài ra, EU cần giữ một vị thế độc lập tương đối để tránh đẩy thế "thượng phong" về phía người Mỹ trên bàn đàm phán Hiệp định thương mại và đối tác xuyên Đại Tây Dương (TTIP).
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
EU cũng có thể quay sang tiếp cận các nguồn cung năng lượng khác, như từ các nước Trung Đông hoặc Trung Á. Với trữ lượng khí đốt và dầu mỏ lớn (chỉ riêng Iran có trữ lượng khí đốt khoảng 1187 tỷ mét khối, đứng thứ hai thế giới sau Nga), lại có vị trí địa lý gần gũi, thuận lợi, hai khu vực này chính là đối tác thay thế tiềm năng nhất của EU.
EU đã có kết nối đường ống dẫn dầu dù khá hạn chế với Algeria, Libya, Azerbaijan, Turkmenistan,... và cũng đang nhắm đến những nhà xuất khẩu dầu mới như đảo Síp hay Israel. Điều này có nghĩa là sắp tới EU sẽ tập trung tăng cường đầu tư và hợp tác với những nước này để nâng tầm hệ thống dẫn dầu, phục vụ cho việc tăng sản lượng nhập khẩu.
Hướng thứ hai, các nước châu Âu cần "tự lực cánh sinh" bằng cách phát triển những nguồn năng lượng thay thế, năng lượng tái tạo. Về lý thuyết, EU khuyến khích các nước tự khai thác và sử dụng kết hợp nhiều nguồn năng lượng như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt,...
Tuy nhiên, khi triển khai thực tế, những chính sách này vẫn còn một số hạn chế liên quan đến hiệu quả sử dụng, giá thành hoặc các vấn đề kỹ thuật, môi trường,... Đơn cử như Chương trình cải cách năng lượng (Energiewende) của Đức hiện đang bị bế tắc do không dung hòa được mục tiêu sử dụng nguồn năng lượng xanh, sạch và chi phí kinh tế.
Về lâu về dài, có thể nói đây là những hướng đi phù hợp, cần thiết để EU thoát khỏi phụ thuộc vào Moscow. Tuy vậy, do sẽ còn phải tốn rất nhiều thời gian để hoàn thiện, các biện pháp trên khó có thể dùng như biện pháp ứng phó hữu hiệu cho EU trong cuộc chiến năng lượng với "ông trùm" Nga.
Trừng phạt lẫn nhau sẽ khiến "lưỡng bại câu thương" ?
Với sự phụ thuộc vào nguồn dầu và khí đốt "lâu đời" từ Nga, rõ ràng những biện pháp trừng phạt và trả đũa của các "ông lớn" chẳng thể mạnh tay nếu muốn tồn tại qua những mùa đông khắc nghiệt. Đơn giản bởi khi các quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu kí những hợp đồng khí đốt giá trị hàng triệu đô-la với Nga thông qua các thỏa thuận song phương, các nước này cũng đã "ngây thơ" trao cho Moscow một trọng lượng nhất định trong thị trường năng lượng.
Nga vẫn là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của EU với mức nhập khẩu khoảng 30% cùng các nhiên liệu rắn bao gồm cả than cứng với mức 26 %. Đó là lý do Mỹ hay EU tiến hành trừng phạt kinh tế hay cấm vận đối với Nga đều không phải là một quyết định sáng suốt.
Về phía Nga, hành động này không những cắt đi nguồn cung dầu lớn nhất cho khu vực trên mà còn khiến nước này mất đi những thị trường khí đốt truyền thống. Đây thực sự không phải là điều mà Nga mong muốn.
Chính vì thế vào ngày 29/3 vừa qua, tổng thống Putin đã có một cuộc điện đàm cho tổng thống Obama nhằm tìm kiếm một giải pháp ngoại giao trước tình hình căng thẳng leo thang tại bán đảo Crưm. Hai vị tổng thống cũng đã đồng ý rằng các nhà ngoại giao hàng đầu của mình sẽ gặp nhau để thảo luận các bước tiếp theo. Theo Tổng thống Obama, điều này chỉ có thể khi Nga rút quân khỏi bán đảo Crưm và không có bất kì hành vi nào ảnh hưởng đến sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraina.
Bên cạnh đó, Đức đã phản đối tuyên bố áp đặt lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu các mặt hàng và dịch vụ quốc phòng sang Nga của Mỹ vào ngày 28/3. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng sau những biện pháp hiện có đã đủ kiềm chế Nga nên việc trừng phạt thêm là không cần thiết.
Các chuyên gia kinh tế của Đức cho rằng việc trừng phạt kinh tế mà EU có thể áp đặt đối với Nga sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Đức. Đặc biệt khi Đức là nước nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga tại EU cùng với các nước thành viên như Lithuania, Latvia, Estonia, Ba Lan, Hungary, Slovakia, Bulgaria, Phần Lan hiện đang chia sẻ khí đốt của Nga hơn 90%.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng tuyên bố nước này phản đối Liên minh châu Âu (EU) áp đặt một vòng trừng phạt kinh tế đối với Nga liên quan tới hành động can thiệp của Moscow tại Ukraina.
Trước đó, tại cuộc họp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân ở Hà Lan, các ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) tuyên bố không ủng hộ việc phương Tây gia tăng sức ép với Nga sau khi Crưm sáp nhập vào nước này.
Có thể thấy không cần đợi tới lúc Mỹ hết trừng phạt, các nước trong liên minh EU đã lên tiếng phản đối. Hiện Nga đã "giảm" được áp lực bị cấm vận hay gia tăng trừng phạt, dù cho việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt có thể chưa được thực hiện ngay. Ván cờ này có lẽ ai thắng ai thua chưa thể nói, nhưng với "cây gậy năng lượng" trong tay Nga, dường như Mỹ và EU sẽ chẳng thể mạnh tay như những gì mình đã tuyên bố.
Theo_VietNamNet
NATO diễn tập cực lớn ngay sát biên giới Nga Cuộc diễn tập được tổ chức trong bối cảnh các nước vùng Baltic rất lo lắng trước các động thái an ninh của Nga. Ngày 9/6, NATO đã khởi động đợt diễn tập quân sự lớn nhất tại các quốc gia vùng Baltic kể từ khi bùng phát căng thẳng với Nga sau vụ sáp nhập Crimea đến nay. Khoảng 4.700 quân và...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Apple đang tạo ra chipset mạnh gấp 6 lần M3 Ultra

Các nước Bắc Âu và Anh ủng hộ lệnh ngừng bắn 30 ngày giữa Nga và Ukraine

Hội nghị hòa bình nhân dân kêu gọi giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel - Palestine

Mỹ vạch 'lằn ranh đỏ' trong chính sách đáp trả Houthi

Ấn Độ tăng cường an ninh tại các cảng biển

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng vượt dự báo giữa 'bão' thuế quan

Thỏa thuận thương mại Anh - Mỹ gây sóng gió cho ngành ô tô

Theo dõi động vật di cư: Thách thức bảo tồn xuyên quốc gia

Lịch trình bận rộn của Giáo hoàng Leo XIV

Vatican thông báo ngày tổ chức lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

'Lá chắn thép' S-400 của Ấn Độ phô diễn sức mạnh phòng không trong thực chiến

Màn pháo hoa mãn nhãn và loạt đại bác vang rền tại thủ đô Moskva, Nga kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng
Có thể bạn quan tâm

Nhận miễn phí hai tựa game chỉ với vài click, tổng giá trị gần 400k
Mọt game
09:59:00 10/05/2025
Nữ cosplayer hóa thân chuẩn chỉnh nhất là đây, không phân biệt được đâu là bản gốc
Cosplay
09:41:40 10/05/2025
Xem Sex Education, tôi đau lòng phát hiện ra cảnh nóng kinh hoàng trong phim được lấy cảm hứng từ đời thật
Hậu trường phim
09:13:46 10/05/2025
Khoảnh khắc kỳ diệu ở bệnh viện Mỹ
Netizen
09:12:36 10/05/2025
Đây là người đầu tiên thắp lửa nghề cho "cha đẻ" siêu hit nhạc Việt 4 tỷ view, làm 3 điều khiến netizen gật gù "cơ duyên đáng quý"
Nhạc việt
09:04:44 10/05/2025
1 nam nghệ sĩ gây tai nạn giao thông trên đường đưa con đi học, câu nói sau đó thổi bùng tranh cãi
Sao châu á
08:51:26 10/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 24: Nguyên dằn mặt Hậu, tuyên bố không cho phép ai làm ông Nhân rơi nước mắt
Phim việt
08:46:08 10/05/2025
Sao Việt 10/5: Phan Đinh Tùng bị thủng màng nhĩ, Mai Ngọc hồi dáng sau sinh
Sao việt
08:33:32 10/05/2025
Em xinh Say Hi gặp biến trước công chiếu, "vựa muối" của show bị 1 Anh trai chê
Tv show
08:27:18 10/05/2025
Những con trai của huyền thoại chơi bóng ra sao?
Sao thể thao
07:57:54 10/05/2025