Hạn chế chip của Mỹ và tác động đối với ngành bán dẫn ASEAN
Trong bối cảnh nhu cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng tăng, chất bán dẫn đã trở thành yếu tố then chốt quyết định lợi thế kinh tế tương lai.
Những con chip tiên tiến nhất đóng vai trò nền tảng cho công nghệ hiện đại, nhưng để sản xuất chúng đòi hỏi một chuỗi cung ứng phức tạp và chuyên biệt cao.
Khi cuộc cạnh tranh toàn cầu trong lĩnh vực bán dẫn ngày càng gay gắt, ASEAN buộc phải tìm cách củng cố vị thế trong chuỗi giá trị này nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
ASEAN bị giới hạn trong cuộc chiến bán dẫn Mỹ – Trung
Trước lo ngại về nguy cơ rò rỉ công nghệ sang Trung Quốc, Mỹ đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu và chuyển giao công nghệ đối với chất bán dẫn tiên tiến. Trong đó, các đồng minh thân cận nhất của Mỹ được xếp vào nhóm “cấp 1″, được tiếp cận không giới hạn với những con chip hiện đại nhất. Trong khi đó, nhóm “cấp 3″, bao gồm Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên, phải chịu các lệnh cấm nghiêm ngặt nhất.
Các quốc gia ASEAN như Singapore, Malaysia và Thái Lan hiện thuộc nhóm “cấp 2″, đồng nghĩa với việc bị hạn chế tiếp cận các chất bán dẫn tiên tiến, đặc biệt là các bộ xử lý đồ họa (GPU) hiệu suất cao. Dù đã trở thành những mắt xích quan trọng trong quy trình lắp ráp và đóng gói chip, khu vực này vẫn gặp khó khăn trong việc vươn lên các khâu có giá trị cao hơn như nghiên cứu, thiết kế và sản xuất chip tiên tiến. Điều này cản trở chiến lược phát triển ngành bán dẫn của ASEAN và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của khu vực trong dài hạn.
Để duy trì lợi thế trong bối cảnh địa chính trị ngày càng phức tạp, ASEAN cần định vị mình như một đối tác an toàn và đáng tin cậy trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Khi nhu cầu về chip tiên tiến gia tăng, khả năng thu hút các công ty bán dẫn hàng đầu sẽ phụ thuộc vào việc khu vực này có thể triển khai các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt để ngăn chặn rò rỉ công nghệ và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ASEAN cần thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao, tham gia vào các cuộc đàm phán đa phương và xây dựng lòng tin với các đối tác toàn cầu để tạo ra một môi trường ổn định, minh bạch cho ngành công nghiệp bán dẫn. Nếu khu vực này chứng minh được độ tin cậy, Mỹ có thể xem xét nới lỏng các hạn chế về chuyển giao công nghệ và quyền tiếp cận chất bán dẫn tiên tiến.
Thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng ngành bán dẫn
Để duy trì đà phát triển, ASEAN nên tiếp tục tận dụng các chính sách thu hút đầu tư, bao gồm ưu đãi thuế, quy định thân thiện với doanh nghiệp và thủ tục hành chính đơn giản để khuyến khích các công ty bán dẫn tiên tiến mở rộng hoạt động tại khu vực. Ngoài ra, các đặc khu kinh tế như Johor-Singapore (Malaysia – Singapore), Kendal (Indonesia) hay Hành lang Kinh tế Phía Đông (Thái Lan) cần được phát triển thành các trung tâm công nghệ và sản xuất bán dẫn, nhằm thúc đẩy đổi mới và mở rộng chuỗi cung ứng khu vực.
Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ với các giao thức an ninh nâng cao cũng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Nếu ASEAN đảm bảo được an toàn công nghệ và dữ liệu, các tập đoàn bán dẫn và các ngành liên quan như trung tâm dữ liệu và phát triển phần mềm sẽ có thêm động lực để mở rộng hoạt động tại khu vực.
Đa dạng hóa chuỗi giá trị bán dẫn
Dây chuyền sản xuất bản mạch điện tử tại Công ty TNHH Nexcon Việt Nam, vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Bắc Ninh, Việt Nam. Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu ngày càng chịu tác động từ các căng thẳng địa chính trị, ASEAN cần xây dựng một hệ sinh thái bán dẫn đa dạng hơn, thay vì chỉ tập trung vào sản xuất. Khu vực này đã khẳng định vị thế trong chuỗi sản xuất chip, nhưng để phát triển bền vững, ASEAN cần đầu tư vào các lĩnh vực bổ trợ như phát triển phần mềm, dịch vụ Trí tuệ nhân tạo (AI) và trung tâm dữ liệu hiện đại.
Đặc biệt, phần mềm tiên tiến đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động của chất bán dẫn, nhất là khi AI và học máy ngày càng trở thành yếu tố cốt lõi trong các lĩnh vực từ y tế, tài chính đến xe tự hành. ASEAN có thể tận dụng cơ sở hạ tầng công nghệ sẵn có để thúc đẩy đổi mới trong mảng phần mềm, qua đó nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu.
Chiến lược đa dạng hóa này sẽ giúp ASEAN không chỉ gia tăng giá trị trong ngành bán dẫn mà còn tạo ra một nền công nghiệp linh hoạt, có khả năng thích ứng với những biến động của thị trường toàn cầu.
Đài Loan cam kết đối thoại trước những lo ngại của Tổng thống Trump
Người đứng đầu chính quyền Đài Loan/Trung Quốc Lại Thanh Đức ngày 14/2 cam kết sẽ đối thoại với Mỹ về những lo ngại của Tổng thống Donald Trump liên quan đến ngành công nghiệp chip.
Ông Lại Thanh Đức cũng tuyên bố sẽ tăng cường đầu tư vào Mỹ cũng như mua thêm hàng hóa từ nước này, đồng thời đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng.
Trước đó, trong bài phát biểu hôm 13/2, Tổng thống Trump đã chỉ trích Đài Loan, khẳng định mong muốn đưa ngành sản xuất chip quay trở lại Mỹ. Ông cáo buộc Đài Loan đã lấy đi ngành công nghiệp mà Washington đang tìm cách phục hồi trong nước.
Phát biểu trước báo giới, ông Lại nhấn mạnh rằng chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu là một hệ sinh thái trong đó sự phân công giữa các quốc gia đóng vai trò quan trọng.
"Chúng tôi tất nhiên nhận thức được những lo ngại của Tổng thống Trump. Đài Loan sẽ trao đổi với ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng chiến lược phù hợp. Sau đó, chúng tôi sẽ đưa ra các đề xuất cụ thể để thảo luận thêm với Mỹ", ông Lai cho biết.
Ông cũng kêu gọi các quốc gia bao gồm Mỹ, hợp tác để xây dựng liên minh toàn cầu về chip AI và thiết lập một chuỗi cung ứng cho các dòng chip tiên tiến.
Ông Lại nhấn mạnh dù Đài Loan có lợi thế trong ngành bán dẫn, nhưng cũng xem đó là trách nhiệm của hòn đảo này trong việc đóng góp vào sự thịnh vượng của cộng đồng quốc tế.
Đài Loan hiện là trung tâm sản xuất chip quan trọng bậc nhất thế giới, với Công ty Sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) giữ vị trí nhà gia công chip lớn nhất toàn cầu. TSMC cung cấp sản phẩm cho các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Apple và Nvidia, đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của ngành Trí tuệ nhân tạo (AI).
Để củng cố mối quan hệ với Mỹ, TSMC đang đầu tư 65 tỷ USD để xây dựng các nhà máy sản xuất chip tại bang Arizona. Dự án này bắt đầu từ năm 2020, trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump.
Tuy nhiên, cổ phiếu của TSMC tại thị trường Đài Loan đã giảm 2,8% vào ngày 14/2, thấp hơn mức giảm chung của thị trường (1,1%).
Mặc dù không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, Mỹ vẫn là đồng minh quan trọng nhất của hòn đảo, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng.
Tuy nhiên, Washington cũng lo ngại về mức thặng dư thương mại lớn của Đài Loan với Mỹ. Trong năm 2024, xuất khẩu của Đài Loan sang Mỹ đạt mức kỷ lục 111,4 tỷ USD, tăng 83% so với năm trước, chủ yếu nhờ nhu cầu cao đối với các sản phẩm công nghệ cao như chip bán dẫn.
Người đứng đầu chính quyền hòn đảo này khẳng định Mỹ là điểm đến đầu tư lớn nhất của Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh rằng Đài Loan là đối tác thương mại đáng tin cậy nhất của Mỹ.
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, ông Trump cũng từng chỉ trích Đài Loan vì không đầu tư đủ vào quốc phòng, một quan điểm mà ông cũng áp dụng với nhiều đồng minh của Mỹ.
Trước sức ép này, ông Lại Thanh Đức nhấn mạnh rằng Đài Loan phải thể hiện rõ quyết tâm tự vệ. Ông cho biết chính quyền của ông đang xây dựng ngân sách đặc biệt để tăng chi tiêu quốc phòng từ 2,5% GDP lên 3% GDP trong năm nay.
Hiện tại, chính quyền của ông Lại đang đối mặt với sự phản đối từ phe đối lập tại quốc hội, nơi các đảng đối lập nắm đa số ghế. Một trong những điểm bất đồng chính là việc cắt giảm ngân sách, bao gồm cả chi tiêu quốc phòng.
Hàng loạt quốc gia Đông Nam Á 'để mắt' đến tên lửa BrahMos của Ấn Độ Tên lửa BrahMos do Ấn Độ sản xuất đang "lọt vào mắt xanh" của nhiều quốc gia Đông Nam Á. Tên lửa BrahMos của Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Indonesia chuẩn bị ký thỏa thuận mua BrahMos, Philippines đã phiên chế tên lửa này cho Hải quân, Thái Lan và Malaysia cũng đều bày tỏ quan tâm. BrahMos là dự án hợp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã

Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Ấn Độ - Pakistan tổn thất lớn sau 4 ngày đối đầu ở điểm nóng Kashmir

Ông Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ Qatar

Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine

Anh thắt chặt các quy định về nhập cư

Bước ngoặt trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Lý do Đức ngừng công khai thông tin viện trợ quân sự cho Ukraine

Thủ tướng Pháp sắp tham gia phiên điều trần mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp chính trị

Khảo sát quốc tế ghi nhận sự suy giảm tín nhiệm toàn cầu đối với Mỹ

'Lá chắn' phòng không Ấn Độ khác với Vòm Sắt của Israel thế nào?

Trung Quốc đón tin vui lớn giữa cuộc chiến thuế quan với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng
Phim châu á
23:50:57 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
23:47:47 12/05/2025
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
23:33:43 12/05/2025
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
23:31:07 12/05/2025
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
23:28:45 12/05/2025
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
23:19:14 12/05/2025
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
22:56:40 12/05/2025
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
22:41:49 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025
Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa
Lạ vui
22:07:06 12/05/2025