Hàn Quốc: Đồng won chạm mức cao nhất trong hơn 6 tháng
Trong phiên giao dịch ngày 21/5, đồng won của Hàn Quốc tiếp tục tăng giá so với đồng USD và đạt mức cao nhất trong hơn 6 tháng qua.
Đồng won của Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu từ thị trường ngoại hối, tỷ giá đồng won được niêm yết ở mức 1.387,2 won đổi 1 USD, tăng 5,2 won so với phiên giao dịch ngày 20/5. Đây là mức cao nhất kể từ ngày 8/11/2024, thời điểm đồng won được giao dịch ở mức 1.336,4 won đổi 1 USD.
Đồng won lên giá trong bối cảnh Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu vòng đàm phán cấp chuyên viên lần thứ hai, nhằm hướng tới một thỏa thuận toàn diện để giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ đối với ngành sản xuất của Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, thị trường cũng đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán sắp diễn ra giữa Mỹ và Nhật Bản về các vấn đề tiề.n tệ và thuế quan. Cuộc gặp này dự kiến được tổ chức bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang diễn ra tại Canada.
Trước đó, đồng won từng rơi vào giai đoạn mất giá mạnh, có thời điểm giảm xuống gần 1.500 won đổi 1 USD. Tình trạng này xuất phát từ lo ngại về chính sách thuế quan toàn diện dưới thời Tổng thống Donald Trump, cùng với những bất ổn chính trị tại Hàn Quốc.
Tuy nhiên, trong vài tuần gần đây, đồng won đã dần phục hồi và duy trì giao dịch ổn định quanh mức 1.400 won đổi 1 USD.
Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan
Việc Mỹ - Trung đồng ý giảm thuế rõ ràng là một điều tốt. Nhưng đó vẫn chưa phải là một bước đột phá.
Video đang HOT
Và chắc chắn không thể gọi đó là một chiến thắng cho Tổng thống Trump.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong (giữa) trong cuộc họp báo về đàm phán thương mại cấp cao Mỹ-Trung tại Geneva, Thuỵ Sĩ ngày 11/5/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc về việc tạm thời đình chỉ các mức thuế "ăn miếng trả miếng" ở mức ba con số trong 90 ngày là một tin tích cực. Điều đó cho phép ít nhất một phần hoạt động thương mại song phương tiếp tục diễn ra.
Theo trang Asia Times, việc Mỹ - Trung đồng ý giảm thuế rõ ràng là một điều tốt. Những người từng ch.ỉ tríc.h chính sách thuế quan của ông Trump hoàn toàn ủng hộ. Nhưng dù là tin tốt, đó vẫn chưa phải là một bước đột phá. Và chắc chắn không thể gọi đó là một chiến thắng cho Tổng thống.
Nó là một bước đi đúng đắn, bởi nếu tiếp tục giữ các mức thuế chiến tranh - 145% từ phía Mỹ và 125% từ phía Trung Quốc - thì thương mại giữa hai nước gần như sẽ tê liệt hoàn toàn.
Với mức thuế mới, lần lượt là 30% từ Mỹ và 10% từ Trung Quốc, việc giao thương - bao gồm cả thương mại nông sản - sẽ có thể tiếp tục, dù vẫn còn nhiều rào cản. Mỹ từ đây có thể chuyển hướng sang mục tiêu quan trọng hơn: chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các sản phẩm thiết yếu mà hiện Mỹ không thể tìm nguồn thay thế.
Một phần của thương mại song phương là có lợi, nhưng không phải tất cả. Như Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent nói: Mỹ không muốn "tách rời toàn diện" khỏi Trung Quốc, mà chỉ muốn "tách rời có chọn lọc, mang tính chiến lược".
Các thị trường tài chính cũng tỏ ra hài lòng khi lần này chính Bộ trưởng Tài chính Bessent - một người thực dụng hơn - đại diện chính quyền phát ngôn về thuế quan, thay vì Peter Navarro, cố vấn Nhà Trắng vốn là kiến trúc sư của các đòn áp thuế quy mô lớn nhằm vào Trung Quốc và nhiều nước khác.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent (trái) và Đại diện thương mại Jamieson Greer trả lời phỏng vấn báo chí sau đàm phán thương mại với các quan chức cấp cao Trung Quốc tại Geneva (Thuỵ Sĩ) ngày 11/5/2025. Ảnh: EDA/TTXVN
Thỏa thuận này cũng là tín hiệu tích cực vì nó mở ra kỳ vọng về những cải thiện tiếp theo trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung. Người nông dân và giới chăn nuôi Mỹ, chẳng hạn, rất mong các rào cản thuế quan và phi thuế quan từ phía Trung Quốc đối với sản phẩm Mỹ được dỡ bỏ hoàn toàn.
Tuy vậy, đây vẫn chưa phải một bước đột phá, bởi lẽ: thỏa thuận chỉ có thời hạn 90 ngày, và các mức thuế dù giảm vẫn ở mức rất cao - áp dụng tràn lan với cả mặt hàng thiết yếu lẫn không thiết yếu.
Điều đáng tiếc hơn cả là: chính quyền Tổng thống Trump vẫn đang bỏ lỡ cơ hội thực sự để làm điều duy nhất có khả năng giảm bớt sự phụ thuộc nguy hiểm của Mỹ vào Trung Quốc - đó là phối hợp chính sách thuế quan và công nghiệp với các đồng minh.
Trung Quốc hiện thống trị ngành sản xuất toàn cầu và đang đầu tư rất lớn để tiếp tục giữ vị thế này. Bắc Kinh muốn giảm thiểu sự lệ thuộc vào thế giới, trong khi khiến phần còn lại của thế giới ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, từ thép đến chip bán dẫn - cả mặt hàng thiết yếu lẫn phi thiết yếu.
Bằng cách xây dựng năng lực sản xuất khổng lồ, Trung Quốc đạt được lợi thế quy mô giúp họ bán với giá mà các đối thủ không thể cạnh tranh nổi.
Tại Mỹ hiện có sự đồng thuận lưỡng đảng rằng điều này là mối đ.e dọ.a. Và không chỉ với Mỹ - đó cũng là nguy cơ đối với Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Canada và nhiều đồng minh truyền thống khác. Khó có quốc gia đơn lẻ nào có thể tự bảo vệ mình khi đối đầu với Trung Quốc. Lợi thế quy mô của Trung Quốc chỉ đơn giản là quá lớn.
Thế nhưng thay vì phối hợp chính sách với các đồng minh, chính quyền Mỹ hiện nay lại hành xử như thể họ là đối thủ. Thuế quan "có đi có lại" của Mỹ đối với hàng Nhật hiện là 24%. Với ô tô - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nhật - là 25%. Đối với EU, mức thuế "có đi có lại" là 20%. Chính quyền ông Trump gọi đó là "có đi có lại", nhưng thực chất, các mức thuế này không hề tương xứng - phía các nước kia không áp mức thuế tương tự lên hàng hóa Mỹ.
Trái lại, Trung Quốc áp thuế "có đi có lại" ở mức 10%; mức 30% hiện tại bao gồm thêm 20% thuế phạt liên quan đến fentanyl. Trung Quốc đã tỏ dấu hiệu sẵn sàng siết chặt kiểm soát fentanyl. Nếu họ thực sự hành động, thì rất có thể mức thuế Mỹ đán.h vào Trung Quốc sẽ còn thấp hơn so với Nhật hay EU.
Đó rõ ràng không phải là một kết cục tích cực.
Phối hợp với các đồng minh - chứ không phải đơn độc áp thuế - mới là cách cắt giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong ảnh, tàu chở hàng của hãng vận tải Trung Quốc COSCO neo tại cảng Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Dĩ nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đang tuyên bố đây là một thắng lợi. Nhưng phía Trung Quốc lại tin rằng họ mới là bên chiến thắng - và họ có lý do để nghĩ như vậy.
Khi ông Trump áp mức thuế 145% hồi đầu tháng 4, Chủ tịch Tập Cận Bình không hề nhượng bộ hay lùi bước. Ông đáp trả bằng thuế 125% lên hàng Mỹ và kêu gọi người dân Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc chiến thương mại kéo dài.
Trước phản ứng cứng rắn từ Bắc Kinh, cộng thêm sự lo lắng từ thị trường tài chính và sự bất mãn của giới doanh nghiệp Mỹ, ông Trump buộc phải chấp nhận giảm thuế. Thỏa thuận mà các nhà đàm phán của ông đạt được thực chất chỉ là mỗi bên cùng giảm mức thuế đi 115 điểm %. Bắc Kinh không phải nhượng bộ gì thêm.
Một bài xã luận của Wall Street Journal đã nhận định, thỏa thuận này là một "bước lùi lớn" của chính quyền Mỹ - và là "chiến thắng của thực tế kinh tế".
Các chính sách thuế quan của ông Trump đối với đồng minh đã bào mòn lòng tin dành cho Mỹ. Nhưng hy vọng rằng họ vẫn còn kịp để sửa sai và khôi phục phần nào niềm tin đó.
Asia Time cho rằng, cả Mỹ và các đồng minh đều không thể tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc trong các sản phẩm thiết yếu. Và cách tốt nhất để tránh kịch bản đó là: hợp tác với đồng minh, thay vì quay lưng lại với họ.
Ông Trump dừng đàm phán, gửi thư thông báo thuế cho các nước Tổng thống Donald Trump cho biết Washington sẽ thông báo cho các đối tác thương mại về mức thuế quan mới với Mỹ trong những tuần tới. Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Reuters). Tổng thống Donald Trump ngày 16/5 tuyên bố Mỹ sẽ công bố các mức thuế đối với các đối tác thương mại "trong vòng 2 đến 3 tuần tới", thay...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines

Tàu sân bay Mỹ lập kỷ lục về không kích trong chiến dịch chống Houthi

Trung Quốc phản ứng mạnh với biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ

Ông Netanyahu: Israel đã hạ thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
Có thể bạn quan tâm

Honda NS150GX 2025 Xe tay ga có camera hành trình, giá từ 57 triệu đồng
Xe máy
11:20:53 22/05/2025
Acer đẩy mạnh AI vào laptop, phụ kiện và thiết bị di động tại Computex 2025
Đồ 2-tek
11:20:25 22/05/2025
VEAM 'trình làng' loạt xe mới tại Autotech & Accessories 2025
Ôtô
11:19:10 22/05/2025
Bực tức trong quan hệ, cầm dao ché.m chồng đang ngủ rồi khóa cửa bỏ đi
Pháp luật
11:16:55 22/05/2025
6 động tác giúp giảm sụp mí mắt
Làm đẹp
11:13:27 22/05/2025
6 cách giúp tăng tốc độ điểm phát sóng di động
Thế giới số
11:12:33 22/05/2025
Đám cưới siêu đặc biệt của Hồ Quỳnh Hương gây sốt trên cả báo Mỹ, Trung Quốc
Sao việt
11:10:48 22/05/2025
Cuộc chiến hào môn kịch tính hơn phim: Nữ minh tinh "cao tay" thu phục toàn bộ nhân tình của chồng, cuối cùng hốt trọn khối tài sản khổng lồ
Sao châu á
11:07:46 22/05/2025
Cách mặc quần jeans mùa hè đẹp nhất
Thời trang
10:59:34 22/05/2025
Ảnh hưởng phong thủy khi nhà đối diện mộ, cách hóa giải
Sáng tạo
10:55:25 22/05/2025