Hãng Pfizer/BioNTech nâng mục tiêu sản lượng vaccine
Công ty dược phẩm BioNTech của Đức ngày 30/3 cho biết công ty cùng đối tác của mình là Pfizer (Mỹ) sẽ tăng sản lượng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lên 2,5 tỷ liều đến cuối năm 2021, lần đầu tiên dự kiến doanh thu từ vaccine gần đạt 10 tỷ euro (11,73 tỷ USD) trong năm nay.
Vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Pfizer. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Pfizer cũng cho biết hai đối tác này sẽ có thể nâng sản lượng khoảng 2,3 – 2,4 tỷ liều.
Trong thông báo của mình, BioNTech cho biết cơ sở sản xuất mới ở thành phố Marburg (Đức) và việc mở rộng mạng lưới các nhà sản xuất và cung cấp chính là lý do giúp hãng có thể tăng sản lượng. Thông báo nêu rõ: “Các biện pháp bổ sung và các cuộc thương lượng với các đối tác tiềm năng nhằm tăng sản lượng và mở rộng mạng lưới đang được tiến hành”.
Tính đến tuần trước, hơn 200 triệu liều vaccine mang tên khoa học là BNT162b2 và tên thương mại là Comirnaty của Pfizer/BioNTech đã được cung cấp trong khi các đơn hàng đã ký phải giao trong năm 2021 hiện đã lên tới 1,4 tỷ liều. Với lượng đơn hàng như vậy, BioNTech dự kiến đạt doanh thu 9,8 tỷ euro từ việc bán vaccine. Đầu tháng 2, Pfizer dự báo vaccine Comirnaty sẽ đóng góp ít nhất 15 tỷ USD trong doanh thu của công ty trong năm nay.
Kêu gọi EU họp thượng đỉnh về tình trạng phân phối vaccine không công bằng
Lãnh đạo các nước Áo, CH Séc, Slovenia, Bulgaria và Latvia ngày 12/3 gửi một bức thư kêu gọi tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) để thảo luận về "sự mất cân bằng lớn" trong phân phối vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 Pfizer-BioNTech tại Prague, CH Séc ngày 27/12/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cùng 4 người đồng cấp đã gửi một bức thư lên Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, trong đó phàn nàn rằng "việc phân phối vaccine của các công ty dược phẩm tới các nước thành viên riêng lẻ không được thực hiện trên cơ sở công bằng". Thư nêu rõ: "Nếu hệ thống này được duy trì sẽ tiếp tục gây ra và làm nghiêm trọng hơn những bất cân bằng lớn giữa các nước thành viên trong mùa Hè tới, dẫn đến tình trạng một số nước có thể sớm đạt miễn dịch cộng đồng trong vài tuần trong khi nhiều nước khác bị bỏ lại phía sau". Các nước trên kêu gọi tổ chức một cuộc thảo luận giữa các nhà lãnh đạo EU về "vấn đề quan trọng này trong thời gian sớm nhất".
Theo ông Kurz, các nước thành viên EU đã nhất trí rằng việc phân phối vaccine cho các quốc gia nên được thực hiện dựa trên quy mô dân số. Tuy nhiên, sau khi so sánh tổng lượng vaccine có được giữa các quốc gia thành viên, ông thấy rằng có tình trạng "phân phối không theo cơ chế hạn ngạch đầu người". Nhà lãnh đạo Áo nêu rõ có những bằng chứng cho thấy đã có thỏa thuận bổ sung giữa các nước thành viên và các công ty dược phẩm. Đơn cử, đến cuối tháng 7 tới, Malta sẽ nhận được lượng vaccine bình quân trên đầu người cao gấp 3 lần so với Bulgaria. Tính đến cuối tháng 6, Hà Lan sẽ nhận được lượng vaccine bình quân đầu người cao hơn Đức, thậm chí cao gần gấp đôi so với Croatia. Điều này rõ ràng mâu thuẫn với các mục tiêu chính trị của EU.
Dù ông Kurz mô tả việc một số nước có thỏa thuận bổ sung với các hãng dược là "kỳ lạ", một người phát ngôn của EU khẳng định các nước thành viên có quyền "đề nghị thêm hoặc bớt lượng vaccine" cung cấp cho mình. Trong khi đó, Bộ Y tế Áo cũng bác bỏ than phiền của Thủ tướng Kurz, tái khẳng định tuyên bố của EU là mỗi nước thành viên được phép thông báo số liều mình muốn được cung cấp.
Đến nay, EU vẫn chậm chân hơn Mỹ, Israel và Anh xét về tỷ lệ dân số được tiêm phòng ít nhất 1 mũi vaccine. EU lý giải sự chậm trễ này là do những vấn đề về nguồn cung và phân phối
Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 12/3: Thế giới trên 119 triệu ca mắc; Một số nước tạm dừng tiêm vaccine AstraZeneca Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 446.000 ca mắc COVID-19 và trên 8.800 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 119 triệu ca, trong đó trên 2,64 triệu ca tử vong. Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Rio De Janeiro, Brazil, ngày 6/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN Ba quốc gia...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Tổng thống Trump không hài lòng với CEO Apple Tim Cook

Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'

Các cuộc không kích vào Dải Gaza gây thương vong lớn

UAE tặng Tổng thống Trump một món quà đặc biệt

Liên bang Nga và Ukraine bắt đầu đàm phán hòa bình tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nvidia xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Tác nhân 'trớ trêu' làm tăng nguy cơ tiểu đường
Sức khỏe
05:42:13 17/05/2025
Cho chị chồng thuê nhà mặt phố giá rẻ, chị chê đắt xong tự dọn chuyển đi, lúc nhận lại nhà tôi cay đắng với cảnh tượng sau cánh cửa
Góc tâm tình
05:05:35 17/05/2025
Toàn cảnh đám cưới đẹp như mơ của Hồ Quỳnh Hương ở tuổi 45
Sao việt
23:51:32 16/05/2025
Phản ứng của em gái Trấn Thành khi lần đầu đóng cảnh 'yêu đương nồng nhiệt'
Hậu trường phim
23:48:13 16/05/2025
Rộ video Wren Evans hôn đắm đuối 1 cô gái, còn có "phản ứng lạ" gây tranh cãi?
Nhạc việt
23:41:24 16/05/2025
Phim 18+ tuyệt tác của "nữ hoàng gợi cảm" Hàn Quốc: 20 năm trước đẹp căng tràn, diễn quá hay giật ngay ngôi Ảnh hậu
Phim châu á
23:31:36 16/05/2025
Nam kỹ sư chinh phục nữ kế toán, được MC nhận xét như dành cho nhau
Tv show
23:01:06 16/05/2025
Mỹ nhân 'Playboy' Pamela Anderson giải thích về mái tóc gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:45:57 16/05/2025
Danh tính 9 người thương vong trong vụ sạt lở ở Lai Châu
Tin nổi bật
22:34:02 16/05/2025
Công an Hà Nội thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả
Pháp luật
22:20:06 16/05/2025