Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông khiến châu Á và Mỹ xích lại gần nhau
Hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã thúc đẩy hợp tác giữa Mỹ và các quốc gia châu Á thêm chặt chẽ – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhận định.
Đường băng phi pháp Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập – Ảnh: AFP
Bloomberg dẫn phát biểu của ông Carter hôm 13.10 nói rằng Biển Đông đã giúp Mỹ tăng cường tương tác với các quốc gia châu Á. Ông dẫn ví dụ: Ấn Độ, Việt Nam, Philippines và Nhật là những nước đã tăng cường hợp tác trong thời gian qua với Mỹ, nhận định rằng các quốc gia này hành động vì “trật tự được xây dựng trên nền tảng luật pháp ở Đông Á”.
Tuyên bố của ông Carter được đưa ra sau cuộc họp 2 ngày tại Boston (Mỹ) giữa các bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao Mỹ và 2 người đồng cấp Úc.
Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishopat tuyên bố: “Chúng tôi cũng cùng quan điểm với Mỹ trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên không hành động đơn phương, không hành động theo chiều hướng làm leo thang căng thẳng, mà hành động dựa trên nguyên tắc tôn trọng tự do hàng hải, tự do hàng không”.
Còn ông Carter một lần nữa nhấn mạnh: “Mỹ sẽ đưa máy bay, tàu thuyền vào hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép như chúng tôi vẫn đang làm trên khắp thế giới. Biển Đông không phải và sẽ không bao giờ là ngoại lệ”.
Video đang HOT
Ngày 13.10, Phát ngôn viên Hải quân Mỹ Timothy Hawkins cho hay 1 khu trục hạm lớp Arleigh-Burke của Hải quân Mỹ đang tuần tra ở Biển Đông, rất có thể sẵn sàng nhận lệnh đi vào bên trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc xây ở Biển Đông. Trong ảnh: khu trục hạm USS Lassen của Mỹ đang tuần tra ở Biển Đông ngày 24.9, xa xa là 1 tàu hộ vệ lớp Giang Hồ V của Trung Quốc bám theo – Ảnh: Hải quân Mỹ
Hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ các quan chức giấu tên của Mỹ cho biết, chính quyền nước này đang chuẩn bị cho kế hoạch đưa tàu chiến và tàu dân sự xuyên qua khu vực 12 hải lý (khoảng 19 km) xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Biển Đông. Mỹ và cộng đồng quốc tế đều không công nhận chủ quyền phi pháp của Trung Quốc cũng như giới hạn 19 km mà Trung Quốc đơn phương áp đặt xung quanh các đảo nhân tạo này.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Tàu chiến Mỹ sắp vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc
Tàu chiến của Hải quân Mỹ đã sẵn sàng, chỉ chờ chính phủ bật đèn xanh cho phép là vào vùng giới hạn 12 hải lý ở các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông mà Trung Quốc ngang nhiên cho rằng thuộc chủ quyền của mình.
Tàu tác chiến cận bờ (LCS) Fort Worth của Mỹ trong lần tuần tra trên Biển Đông ngày 12.5.2015 - Ảnh: Hải quân Mỹ
Công ước quốc tế về Luật biển 1982 (UNCLOS) quy định chiều rộng lãnh hải của quốc gia ven biển là 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Trung Quốc sử dụng qui định này để ngăn cản tàu của nước khác, kể cả Mỹ vào vùng giới hạn 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Kể từ năm 2012, khi Bắc Kinh tuyên bố vùng giới hạn 12 hải lý, tàu của Hải quân Mỹ không xâm nhập bên trong vùng này, điều này gây nhiều tranh cãi ở chính trường Mỹ.
Báo Navy Times (Mỹ) hôm 7.10 dẫn nguồn tin từ quân đội Mỹ nói rằng hải quân nước này sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh khi cho biết sẽ gửi tàu khảo sát vào bên trong vùng giới hạn 12 hải lý ở những khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trái phép. Navy Times nói việc đưa tàu vào khu vực "cấm" này là một hoạt động mất vài ngày nhưng phải đợi sự chấp thuận của chính phủ Obama.
Việc gửi tàu chiến của Mỹ vào "vùng cấm" được nói nhiều từ hồi tháng 5.2015 nhưng Navy Times dẫn nguồn tin từ 3 quan chức của Lầu Năm Góc cho biết đó không phải là chuyện đùa, nói chơi của người Mỹ; thay vào đó khả năng Tổng thống Barack Obama chấp thuận cũng như Hải quân Mỹ điều tàu vào trong vùng giới hạn 12 hải lý ở các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông là rất cao.
"Nếu được chấp thuận, đây sẽ là lần đầu tiên sau năm 2012 Hải quân Mỹ sẽ thách thức trực tiếp với đòi hỏi giới hạn lãnh hải của Trung Quốc", Navy Times nhận định.
Tổng thống Obama từng nói trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cuối tháng 9.2015 rằng Mỹ có "lợi ích trong việc giữ gìn nguyên tắc cơ bản của tự do hàng hải và tự do thương mại, và trong việc giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế, không phải là luật của kẻ mạnh".
Đá Chữ Thập của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm, xây thành đảo nhân tạo phi pháp, có cả cảng và đường băng dài 3.000 m. Ảnh vệ tinh Airbus chụp ngày 15.9.2015
Bryan Clark, một cựu quan chức từng phục vụ trên hạm đội tàu ngầm của Mỹ, cho rằng việc Mỹ không vào vùng giới hạn 12 hải lý ở khu vực Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trái phép đồng nghĩa với việc Washington công nhận đòi hỏi chủ quyền đó là hợp pháp.
"Nếu anh hành động như không dám xâm nhập, anh đang mặc nhiên thừa nhận những tuyên bố này là hợp pháp, cho dù anh nói rằng không công nhận điều đó", ông Clark nhận định và nói thêm rằng ngay cả khi khu vực giới hạn 12 hải lý mà Trung Quốc đòi hỏi là hợp pháp thì tàu của Mỹ cũng có thể xâm nhập vì "vô tình", điều mà luật hàng hải quốc tế cho phép.
Có một điều mà Navy Times cho rằng cũng sẽ khó xử cho Mỹ khi Washington cũng đòi hỏi giới hạn 12 hải lý đặc quyền ở vùng đảo Aleutian ngoài khơi bang Alaska khi đối phó với Bắc Kinh. Trung Quốc từng đưa tàu đến vùng lãnh hải do Mỹ quản lý này sau khi tập trận với Nga hồi tháng 9.2015 và bị Washington phản đối.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Yêu cầu LHQ điều tra việc TQ phá hoại môi trường ở Biển Đông Một tổ chức phi chính phủ chống sự bành trướng của Trung Quốc đã nộp đơn lên Liên Hiệp Quốc đề nghị điều tra việc cải tạo đất ở Biển Đông của Bắc Kinh. Đá Gạc Ma trước và sau khi Trung Quốc cải tạo - Ảnh Victor Robert Lee & DigitalGlobe Phong trào và liên minh phản kháng sự xâm lược của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'

Các cuộc không kích vào Dải Gaza gây thương vong lớn

UAE tặng Tổng thống Trump một món quà đặc biệt

Liên bang Nga và Ukraine bắt đầu đàm phán hòa bình tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nvidia xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc

UAE cam kết đầu tư 1.400 tỷ USD vào Mỹ trong vòng 10 năm

Bán chip cho Trung Đông, Tổng thống Trump có đánh đổi tương lai công nghệ Mỹ?

Hoà đàm Nga - Ukraine ở Istanbul: Cuộc họp ba bên Mỹ - Ukraine - Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc

Myanmar tổ chức diễn đàn lớn về phục hồi kinh tế sau thảm họa động đất
Có thể bạn quan tâm

30 năm sống với nhau không con cái, đến khi tôi mắc bệnh hiểm nghèo, anh thú nhận sự thật khiến tôi điếng người
Góc tâm tình
21:37:25 16/05/2025
IU phát hành album remake đầu tiên sau 8 năm
Nhạc quốc tế
21:36:06 16/05/2025
Một loại hạt rất sẵn, rẻ tiền nhưng có tác dụng giảm cân hiệu quả
Sức khỏe
21:34:18 16/05/2025
Lê Hùng Nguyễn cùng Jenny Huỳnh bị Forbes 'réo tên' sở hữu thành tích ấn tượng
Netizen
21:31:30 16/05/2025
MAYonair sở hữu followers khủng, 5 năm vẫn flop, bị chọc quê, đáp trả gắt là ai?
Sao việt
21:31:00 16/05/2025
Bạn gái Diddy lộ hậu quả kinh hoàng sau tiệc thác loạn: Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm dạ dày, loét miệng vì nuốt 1 thứ
Sao âu mỹ
21:23:23 16/05/2025
Tin tặc dùng AI để dò mật khẩu người dùng
Thế giới số
21:01:27 16/05/2025
Bí mật trên chiếc xe bỏ lại bên đường
Tin nổi bật
21:00:15 16/05/2025
Sự nghiệp và đời tư lao đao của "chị đẹp" Hwang Jung Eum ở tuổi 41
Sao châu á
20:59:35 16/05/2025
Triton giảm tiêu thụ dù có ưu đãi lớn, bị Hilux vượt qua trong tháng 4
Ôtô
20:58:03 16/05/2025