Hành trình phá án vụ ông Lữ Anh Dồi
Bảy năm năm tháng sau khi ông Lữ Anh Dồi bị bắn chết, kẻ chủ mưu bắn ông mới bị khởi tố, gần hai năm sau thì bị truy tố…
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, ngày 27-3-1979, Thiếu úy Lữ Anh Dồi (công an vũ trang tỉnh Minh Hải cũ, nay là bộ đội biên phòng) đã bị chuẩn úy Thái Văn Hùng bắn chết tại sàn lựa cá tôm cửa hàng thu mua thủy hải sản Hộ Phòng (huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải cũ, nay thuộc tỉnh Bạc Liêu) khi đang làm nhiệm vụ.
Chín năm chưa thể truy tố kẻ chủ mưu
Theo cáo trạng của VKS quân sự Quân khu 9, từ trước đó, người ra lệnh cho Thái Văn Hùng bắn ông Lữ Anh Dồi là Trung tá Nguyễn Ngọc (khi đó là phó ty công an, chỉ huy trưởng Công an vũ trang Minh Hải cũ) đã xóa tên ông Dồi trong danh sách đảng viên của cơ quan. Năm ngày sau khi ông Lữ Anh Dồi bị bắn chết, Nguyễn Ngọc đã có báo cáo số 005 rằng ông Lữ Anh Dồi phản quốc, chống cự nên bị tiêu diệt.
Với “công lao” này, Nguyễn Ngọc được thăng cấp thượng tá, sau đó được rút lên Bộ Nội vụ rồi đi học ở nước ngoài. Thái Văn Hùng cũng được thăng hàm từ chuẩn úy lên trung úy.
Giữa năm 1979, chỉ sau khi thăng cấp vài tháng, Thái Văn Hùng đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi bắn ông Lữ Anh Dồi. Tuy nhiên, vụ án kéo dài đến gần chín năm sau vẫn chưa thể truy tố vì nhiều lý do, trong đó có liên quan đến vai trò của Nguyễn Ngọc.
Tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án quân sự Quân khu 9 diễn ra vào tháng 8-1988, kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa đã giải thích công khai lý do vì sao vụ án này bị kéo dài.
Theo đó, ban đầu Công an tỉnh Minh Hải cho rằng vụ việc không có dấu hiệu phạm tội nên không điều tra, xác minh. Đến đầu năm 1980, khi lực lượng công an vũ trang chuyển sang Bộ Quốc phòng quản lý, Nguyễn Ngọc ở lại ngành công an, được rút lên Bộ Nội vụ rồi đi học nước ngoài với quân hàm thượng tá.
Thời điểm này, Phòng Điều tra hình sự Quân khu 9 được Cục Điều tra hình sự (ĐTHS, Bộ Quốc phòng) tăng cường cán bộ để điều tra vụ án. Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đã nhiều lần gửi công văn đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương khởi tố Nguyễn Ngọc để điều tra vì Nguyễn Ngọc có liên quan, nếu không khởi tố thì vụ án không thể kết thúc được.
Tháng 1-1986, Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng có thông báo ghi rõ: Bộ Quốc phòng giao cho cơ quan pháp lý Quân khu 9 lập hồ sơ hình sự đưa ra xét xử.
Tháng 7-1986, Cục ĐTHS báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo Bộ Quốc phòng cho khởi tố Nguyễn Ngọc và được đồng ý. Tháng 8-1986 (bảy năm năm tháng sau khi ông Lữ Anh Dồi bị bắn chết – NV), Phòng ĐTHS Quân khu 9 đã khởi tố Nguyễn Ngọc, có văn bản báo cáo Bộ Nội vụ và gửi giấy mời Nguyễn Ngọc đến làm việc. Sau đó, Bộ Nội vụ gửi công văn cho Cục ĐTHS thông báo Nguyễn Ngọc đi học nước ngoài đến tháng 1-1987 mới về nên Phòng ĐTHS Quân khu 9 phải chờ đến thời điểm này.
Video đang HOT
Tháng 3-1987, Phòng ĐTHS Quân khu 9 gửi giấy mời Nguyễn Ngọc lên làm việc lần thứ hai nhưng Nguyễn Ngọc không đến. Lúc này, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Nội vụ) phúc đáp công văn cho rằng phải chờ báo cáo với Bộ Nội vụ vì Nguyễn Ngọc do Bộ Nội vụ quản lý.
Tháng 7-1987, Tổng cục Cảnh sát nhân dân (lúc này thuộc Bộ Nội vụ) gửi công văn cho cục trưởng Cục ĐTHS thông báo ý kiến của bộ trưởng Bộ Nội vụ với nội dung để Nguyễn Ngọc ở Công an tỉnh Hậu Giang phục vụ cho việc điều tra. Nhưng Phòng ĐTHS Quân khu 9 chờ mãi vẫn không thấy Nguyễn Ngọc tới. Tháng 11-1987, cơ quan này không còn chức năng điều tra nữa nên chuyển hồ sơ cho VKS quân sự Quân khu 9 tiếp tục xử lý.
Di ảnh ông Lữ Anh Dồi và nhiều bài báo, sách viết về vụ án của ông sau khi Tòa án quân sự Quân khu 9 xử sơ thẩm. Ảnh: T.VŨ
Sa lưới
Theo tìm hiểu của PV Pháp Luật TP.HCM, tiếp đó tháng 2-1988, bà Nguyễn Thị Mai (vợ ông Lữ Anh Dồi) đã được gặp và trình bày về vụ án với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh khi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có chuyến công tác ở Cà Mau. Sau đó khi trở về Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã có chỉ thị lập ban chuyên án do cấp trung ương trực tiếp chỉ đạo để làm rõ sự thật.
Tháng 4-1988, VKS quân sự Quân khu 9 nhận được thông báo của Ban Bí thư thành lập ban chỉ đạo giải quyết vụ án. Đến đây, các cơ quan chức năng càng quyết tâm xử lý hành vi phạm tội của Nguyễn Ngọc.
Đại tá Hồ Minh Tiến (Sáu Sơn, nguyên Chánh án Tòa án quân sự Quân khu 9, chủ tọa phiên tòa sơ thẩm xét xử Nguyễn Ngọc và Thái Văn Hùng) kể: “Ban chuyên án có các anh như Hai Trường, Bùi Thành Ngôn…, trong đó tôi tham gia với tư cách ủy viên. Khi triển khai công tác điều tra không gặp nhiều trở ngại vì việc dựng lại hiện trường, điều tra, thu thập chứng cứ được Tỉnh ủy Minh Hải ủng hộ, hỗ trợ rất nhiều. Nhưng cái khó là ở chỗ không lấy lời khai của Nguyễn Ngọc được, trong khi trước đó đã bắt giữ, khai thác được từ Thái Văn Hùng nhiều thông tin và tất cả đều cần phải đối chứng trực tiếp với Nguyễn Ngọc”.
Cũng theo Đại tá Tiến, qua thu thập và điều tra, các chứng cứ trong vụ án đều quy về một mối chủ mưu là Nguyễn Ngọc. Thái Văn Hùng cũng thừa nhận trong bản cung là “Nguyễn Ngọc ra lệnh tôi giết Lữ Anh Dồi”. Sau khi củng cố vững chắc hồ sơ, ban chuyên án mời Nguyễn Ngọc về Cần Thơ với lý do hợp tác làm rõ một số vấn đề có liên quan. “Khi Ngọc xuất hiện làm việc là chúng tôi đọc lệnh bắt tạm giam luôn” – Đại tá Tiến kể.
Công lý tại tòa
Tháng 7-1988, VKS quân sự Quân khu 9 đã ra cáo trạng truy tố Thái Văn Hùng về tội giết người, Nguyễn Ngọc về hai tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vu khống.
Ngày 12-8-1988, Tòa án quân sự Quân khu 9 đã đưa vụ án ra xử sơ thẩm. Tại phiên tòa, sau khi vụ việc được thẩm vấn, đối chất làm rõ, đến phần luận tội, đại diện VKS đã thay tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thành tội giết người đối với Nguyễn Ngọc. HĐXX đã phạt Thái Văn Hùng tù chung thân về tội giết người, Nguyễn Ngọc 15 năm tù về tội giết người, ba năm tù về tội vu khống, tổng hợp hình phạt chung là 18 năm tù.
Sau đó VKS quân sự Trung ương kháng nghị, đề nghị cấp phúc thẩm thay đổi tội giết người thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đối với Nguyễn Ngọc.
Tháng 4-1989, Tòa án quân sự Cấp cao xử phúc thẩm vụ án. Giống như ở phiên tòa sơ thẩm, sau khi thẩm vấn làm rõ các vấn đề, đại diện VKS đọc bản luận tội đã rút lại kháng nghị thay đổi tội danh đối với Nguyễn Ngọc, đồng tình với bản án sơ thẩm là Nguyễn Ngọc phạm tội giết người. HĐXX đã giảm án cho Thái Văn Hùng từ tù chung thân xuống 18 năm tù về tội giết người, phạt Ngọc 20 năm tù về tội giết người (tăng năm năm tù so với bản án sơ thẩm – NV), ba năm về tội vu khống, tổng hợp hình phạt chung là 20 năm tù.
Sau đó viện trưởng VKSND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm nhưng tháng 6-1990, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã họp giám đốc thẩm, bác kháng nghị, giữ nguyên bản án phúc thẩm…
Kiểm sát viên bị thuyết phục bởi diễn biến phiên tòa Về báo cáo số 005 của Nguyễn Ngọc vu khống ông Lữ Anh Dồi phản quốc, có tư tưởng thoái hóa biến chất, móc nối câu kết với ngụy quân, ngụy quyền tìm cách lấy vũ khí, phương tiện trốn ra nước ngoài, cáo trạng của VKS quân sự Quân khu 9 xác định đây là sự vu khống trắng trợn với ông Dồi vì 53 người dưới tàu toàn là đàn bà và trẻ em, không có ai là ngụy quân, ngụy quyền… Tại các hồ sơ còn lưu giữ cũng như lời kể của một số người chứng kiến hai phiên tòa sơ, phúc thẩm, sở dĩ các kiểm sát viên thay đổi quan điểm về tội danh của Nguyễn Ngọc là bởi bị thuyết phục trong quá trình thẩm vấn, làm rõ tại các phiên tòa. Tại phiên tòa sơ thẩm, sau khi kiểm sát viên đề nghị kết án Nguyễn Ngọc về tội giết người, hàng ngàn người dân trong và quanh phòng xử (Nhà văn hóa thị xã Cà Mau) đã vỗ tay rần rần. Trước các nhân chứng như Trương Hoàng Danh (người chấp bút viết báo cáo số 005 vu khống ông Lữ Anh Dồi theo chỉ đạo của Nguyễn Ngọc) và gần chục người tận mắt thấy ông Lữ Anh Dồi ngã xuống khi đang cầm điếu thuốc trên tay, Nguyễn Ngọc và Thái Văn Hùng không còn lý lẽ nào biện minh rằng ông Lữ Anh Dồi chống đối nên phải tiêu diệt. Cáo trạng của VKS quân sự Quân khu 9 cũng xác định Thái Văn Hùng đã chủ động bắn ông Lữ Anh Dồi khi nạn nhân không có hành động kháng cự nào… “Hy vọng quyền lợi của ông Dồi được bảo đảm” Trong vụ án ông Lữ Anh Dồi, tôi đã tham gia trực tiếp các phiên họp, bảo vệ quan điểm của tòa trước VKS các cấp trong các lần xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm. Trong tất cả cuộc cọ xát ấy, tòa án các cấp đều khẳng định Nguyễn Ngọc đã vu khống ông Dồi, ra lệnh cho thuộc cấp là Thái Văn Hùng giết hại ông Dồi. Bản án của các cấp tòa cũng yêu cầu phục hồi quyền lợi chính trị cho nạn nhân. Việc làm thủ tục công nhận liệt sĩ cho ông Dồi là quá chậm trễ. Lần này qua báo, tôi được biết bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đã trực tiếp làm việc với vợ ông Dồi. Tới đây có thể phía Cục Chính sách (Bộ Quốc phòng) sẽ làm việc với Tòa án quân sự Trung ương để rút hồ sơ, tìm hiểu bản chất sự việc. Tôi hy vọng quyền lợi của ông Dồi lần này sẽ được bảo đảm, khép lại vụ án từ 37 năm trước. Trung tướng TRẦN VĂN ĐỘ, nguyên Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao
NHÓM PV
Theo PLO
Vụ trộm cắp ở Formosa Hà Tĩnh: Cuộc hỏi cung kỳ lạ kéo dài suốt 27 giờ?
Dư luận thấy khó hiểu về quá trình hỏi cung kéo dài liên tục 27 giờ của cán bộ điều tra trong vụ trộm cắp tại Formosa Hà Tĩnh!?
Liên quan đến vụ việc Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án trộm cắp tài sản tại Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên, tại phiên tòa, bị cáo Đặng Đình Hồng, nguyên Phó Trạm trưởng Trạm cửa khẩu Quốc tế Sơn Dương đã liên tục kêu oan và cho rằng mình không phạm tội. Để làm rõ hơn về vụ án này, chúng tôi có trao đổi với Luật sư Trương Quốc Hòe - Trưởng Văn phòng Luật sư Interla (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).
Luật sư Trương Quốc Hòe nhìn nhận, theo những thông tin được biết và qua quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, tôi nhận thấy vụ án có rất nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra, xét xử vụ án.
Cụ thể, tại giai đoạn điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã tiến hành lập biên bản khám nghiệm hiện trường vào ngày 24/01/2015 tại nhà thầu Viện Tam Hoàng trong Formosa Hà Tĩnh. Trong biên bản này có sự tham gia của ông Đào Đức Thắng - Kiểm sát viên, Viện Kiểm sát nhân dân (KSV VKSND) huyện Kỳ Anh, ông Nguyễn Sỹ Cường (nhân viên bảo vệ), ông Nguyễn Hải Lưu (chỉ huy trưởng Văn phòng điều hành, Công ty bảo vệ Bình An tại miền Trung) và bà Nguyễn Trần Linh Chi - phiên dịch nhà thầu.
Tuy nhiên, cuối biên bản lại không hề có chữ ký của những người này. Hơn nữa, trong biên bản này còn có ghi lời khai của Nguyễn Hữu Tần và Nguyễn Hữu Ninh. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi phạm tội ngày 22/02/2015, Tần và Ninh đã bỏ trốn. Mãi đến ngày 11/02/2015, Tần mới ra đầu thú và đến ngày 24/02/2015 Ninh ra đầu thú.
Như vậy, việc lấy lời khai của Tần và Ninh tại Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 24/01/2015 là hoàn toàn vô lý. Biên bản khám nghiệm trường ngày 24/01/2015 tại nhà thầu Viện Tam Hoàng trong Formosa đã vi phạm nghiêm trọng Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS), không thể coi là nguồn chứng cứ trong vụ án.
Cùng ngày 24/01/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh cũng tiến hành khám nghiệm hiện trường tại Xưởng thiết bị của Công ty MCC19 trong Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên tại biên bản khám nghiệm hiện trường cũng không có đầy đủ chữ ký của những người tham gia, đặc biệt là không có chữ ký của Kiểm sát viên VKSND huyện Kỳ Anh và Cán bộ điều tra PC44 Công an tỉnh Hà Tĩnh.
Như vậy, biên bản khám nghiệm trường này cũng thiếu chữ ký của những người tham gia khám nghiệm, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, khoản 2 Điều 150 BLTTHS. Các biên bản khám nghiệm hiện trường này đều không thể trở thành nguồn chứng cứ chứng minh trong vụ án.
Bị cáo Đặng Đình Hồng, nguyên là Phó Trạm trưởng Trạm cửa khẩu Quốc tế Sơn Dương đã liên tục kêu oan tạ tòa
Trong quá trình điều tra cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng có nhiều vi phạm thủ tục tố tụng.
Thứ nhất, về việc nhận dạng: Khi cơ quan điều tra tiến hành cho Nguyễn Văn Dũng nhận dạng Đặng Đình Hồng, thì trong biên bản nhận dạng ngày 17/03/2015 lại không có người chứng kiến. Hơn nữa, Điều 139 BLTTHS quy định người đưa ra để nhận dạng có vẻ bề ngoài phải tương tự giống nhau.
Tuy nhiên, 3 người được đưa để Dũng nhận dạng lại có đặc điểm rất khác biệt (người thì có râu quai nón, trong khi Hồng không có râu quai nón, người thì quá thấp bé so với Hồng). Điều này đã vi phạm quy định tại Điều 139 BLTTHS về nhận dạng trong điều tra hình sự.
Thứ hai, trong quá trình lấy lời khai của bị cáo Trần Ngọc Thông, có một số biên bản hỏi cung vi phạm thủ tục tố tụng: có biên bản hỏi cung bắt đầu từ lúc 8h ngày 11/03/2015 nhưng đến tận 11h ngày 12/03/2015 mới kết thúc. Như vậy, cơ quan điều tra đã hỏi cung liên tục 27 giờ đồng hồ?
Liệu biên bản hỏi cung này có thật sự xảy ra khi một cuộc hỏi cung kéo dài đến tận 27 giờ đồng hồ. Hơn nữa, tại bản cung thứ hai của ông Thông, cũng kết thúc vào lúc 11g ngày 12/03/2015. Như vậy, tại cùng 1 thời điểm, cùng một điều tra viên hỏi cung, 1 cán bộ ghi biên bản với cùng 1 bị can nhưng không thể cùng lúc có 2 biên bản hỏi cung khác nhau được.
Liệu có tồn tại hành vi lập khống giả tài liệu, làm sai lệch hồ sơ vụ án của những cán bộ điều tra tại cơ quan Công an huyện Kỳ Anh và cơ quan Công an tỉnh Hà Tĩnh?
Theo_Vietq
Vụ vỡ hụi tiền tỷ ở Sóc Trăng kéo dài do... tính chất phức tạp? Từ nhiều tháng qua, hàng chục hụi viên ở huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) như ngồi trên đống lửa và có nguy cơ mất trắng số tiền đầu tư chơi hụi. Thế nhưng đến nay họ vẫn phải cứ chờ... Chiều ngày 1/6, trao đổi với PV Người Đưa Tin, ông Nguyễn Việt Hùng - phó Trưởng Phòng 2 VKSND tỉnh Sóc...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vào khách sạn với 'bạn trai' rồi nhắn chồng cầm dao đến cưỡng đoạt tài sản

Lãnh án tù vì trộm chai nước hoa ở sân bay Tân Sơn Nhất

Dính chiêu lừa đảo mới, người mua vàng qua mạng xã hội mất 109 triệu đồng

Khởi tố vụ người phụ nữ ở Nha Trang bị rạch mặt

Đối tượng chém lìa tay người dân đến công an đầu thú

Thanh niên lập tài khoản Facebook ảo "giăng bẫy" lừa hàng tỷ đồng

Lời khai ban đầu của thủ phạm cướp ngân hàng ở Lâm Đồng

Xử cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc: Chủ tịch Thái Dương khóc khi bị xét hỏi

Cơ quan điều tra kiến nghị chấn chỉnh tình trạng "chạy thầu" vì "kẽ hở" qua vụ Thuận An

Nguyên Giám đốc BHXH tỉnh Bắc Giang nhận hối lộ để tạo điều kiện giải ngân giải vượt 80%

Giám đốc Công ty Văn Hóa bị bắt vì lừa đảo xuất khẩu lao động

Khởi tố cựu Giám đốc Công ty Xổ số kiến thiết Bạc Liêu cùng 2 thuộc cấp
Có thể bạn quan tâm

Galaxy AI trên Galaxy S25 series đồng hành cùng người trẻ cải thiện giấc ngủ
Thế giới số
18:52:49 13/05/2025
Cuộc gọi cuối cùng của Từ Hy Viên trước khi rút ống thở
Sao châu á
18:38:41 13/05/2025
Hendrio nhập tịch Việt Nam, lấy tên Đỗ Quang Hên?
Sao thể thao
18:28:24 13/05/2025
Xe tay ga Honda 125cc, trang bị màn hình TFT4,2 inch, giá rẻ hơn Vision
Xe máy
18:16:23 13/05/2025
8 giờ đàm phán khẩn cấp: Ấn Độ và Pakistan thoát khỏi miệng hố chiến tranh như thế nào?
Thế giới
18:10:22 13/05/2025
Miss Universe Thailand: Thí sinh đủ ngành nghề, cao trên 1m70, quyết "phục thù"?
Tv show
17:34:54 13/05/2025
Nghi vấn Quách Ngọc Ngoan và Phượng Chanel yêu lại từ đầu, tất cả vì con?
Sao việt
17:34:01 13/05/2025
Giá vé xem G-Dragon và CL biểu diễn tại Hà Nội: Dự kiến cao nhất 6,5 triệu đồng
Nhạc quốc tế
17:21:39 13/05/2025
Top 3 con giáp một khi đã "si tình" thì sẽ "say tình" đến mức không cần biết đúng sai, chỉ nhất quyết nghe theo dẫn dắt mù quáng của trái tim
Trắc nghiệm
17:00:25 13/05/2025
Nói thật: Nhét 7 thứ này vào tủ lạnh chẳng khác nào "đào hố chôn mình"
Sáng tạo
16:57:14 13/05/2025