Hành trình trở thành bí thư Bắc Kinh ‘như tên lửa’ của thân tín ông Tập
Thái Kỳ được bổ nhiệm vượt nhiều cấp trong thời gian ngắn để nắm giữ vị trí “trấn thủ” Bắc Kinh giúp ông Tập Cận Bình.
Bí thư thành ủy Bắc Kinh Thái Kỳ. Ảnh: SCMP.
Trong ngôn ngữ Trung Quốc hiện đại, cụm từ “thăng tiến như tên lửa” thường được dùng để chỉ những quan chức có hoạn lộ thuận lợi một cách khác thường. Thái Kỳ (Cai Qi), bí thư thành ủy Bắc Kinh, là một điển hình cho những trường hợp thăng tiến ngoài thông lệ chính trị này, theo Economist.
Ông Thái Kỳ được Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc bổ nhiệm làm bí thư thành ủy Bắc Kinh hôm 27/5, khi đang giữ chức Phó chủ tịch Uỷ ban An ninh Quốc gia. Các quan sát viên cho rằng đây là trường hợp bổ nhiệm “vượt ba cấp” rất hiếm hoi, bởi bí thư Bắc Kinh, vị trí cao nhất ở thủ đô Trung Quốc, thường phải là ủy viên Bộ Chính trị. Một người muốn được bầu vào Bộ Chính trị Trung Quốc thường phải nằm trong trung ương đảng, trong khi ông Thái chưa hề lọt vào cơ quan quyền lực này.
Theo các chuyên gia phân tích chính trị Trung Quốc, với việc được bổ nhiệm vào vị trí này, ông Thái nhiều khả năng sẽ được đảm bảo một ghế trong Bộ Chính trị Trung Quốc vào đại hội đảng diễn ra vào cuối năm nay mà không cần phải trải qua thời gian ở trung ương đảng. Quá trình thăng tiến “ngoài sức tưởng tượng” của ông Thái được cho là một dấu hiệu cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang nỗ lực củng cố quyền lực ở Bắc Kinh, bằng việc trông cậy vào một người thân tín có lòng trung thành tuyệt đối.
Nền chính trị ở thủ đô Bắc Kinh có ảnh hưởng rất lớn tới giới lãnh đạo trung ương Trung Quốc. Bí thư Bắc Kinh là người chịu trách nhiệm về trị an của thủ đô, vốn được chính phủ nước này coi là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự ổn định trên toàn quốc. Các lãnh đạo Trung Quốc cho rằng những bất ổn ở Bắc Kinh rất dễ châm ngòi cho những biến động lớn khắp cả nước.
Giới tinh hoa Bắc Kinh cũng cho rằng Bắc Kinh có vai trò then chốt trong việc định hình hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài cũng như phát huy “quyền lực mềm” của quốc gia. Đó là lý do việc giảm ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông ở thủ đô được các quan chức cao nhất của Trung Quốc coi là nhiệm vụ có tầm quan trọng quốc gia, không dừng lại ở quy mô một địa phương.
Theo SCMP, Thái Kỳ là một người rất thân cận với Chủ tịch Tập Cận Bình. Gần như suốt sự nghiệp của mình, ông Thái đều phục vụ dưới trướng ông Tập. Khi ông Tập làm bí thư Phúc Kiến và Chiết Giang, ông Thái đều đảm nhiệm các chức vụ cao ở những tỉnh này. Trong 15 năm công tác ở tỉnh Chiết Giang, ông trải qua các cương vị phó bí thư thành ủy Cù Châu, tiếp đó làm thị trưởng Hàng Châu rồi trở thành phó chủ tịch tỉnh.
Năm 2014, hai năm sau khi ông Tập lên nắm quyền, ông Thái được kéo về Bắc Kinh và làm việc tại Uỷ ban An ninh Quốc gia (NSC), cơ quan đầy quyền lực mới được ông Tập thành lập và nắm quyền lãnh đạo.
Đến tháng 10/2016, sự nghiệp của ông Thái mới bắt đầu nhảy vọt. Ông thăng tiến một cách thần kỳ qua nhiều vị trí khác nhau ở Bắc Kinh, từ quyền thị trưởng đến thị trưởng và cuối cùng là bí thư thành ủy chỉ trong vòng 8 tháng. Nếu trúng cử vào Bộ Chính trị cuối năm nay, đây sẽ là đỉnh cao mới trong sự nghiệp chính trị của ông.
Trấn giữ Bắc Kinh
Ông Tập dường như đang nỗ lực củng cố quyền lực trước thềm đại hội đảng. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Việc có một thân tín “trấn giữ” Bắc Kinh sẽ giúp ông Tập tránh được những rắc rối có thể xảy đến với thành phố có vị trí chiến lược này, đặc biệt là kịch bản chính quyền Bắc Kinh được dẫn dắt bởi một quan chức không có chung quan điểm với lãnh đạo trung ương.
Trong lịch sử đã có những trường hợp bí thư Bắc Kinh có bất đồng với nhà lãnh đạo cao nhất, như trường hợp Bành Chân, người bị Chủ tịch Mao Trạch Đông cách chức năm 1966 vì chỉ trích chính sách của ông. Bí thư thành ủy Bắc Kinh Trần Hy Đồng cũng mất chức vào năm 1995 vì hành vi tham nhũng và âm mưu thiết lập bè phái quyền lực riêng ở thủ đô.
Tuy nhiên, quyết định bổ nhiệm Thái Kỳ của ông Tập khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu. Ở vị trí cấp cao có tầm quan trọng chiến lược như vậy, người ta thường lựa chọn những ứng viên phù hợp với tiêu chí nhất. Trong khi đó, ông Thái lại bị coi là người có cá tính mạnh và lối suy nghĩ khác người.
Không giống như phần lớn các quan chức cấp cao khác của Trung Quốc, ông Thái quyết không chịu nhuộm tóc sang màu đen mà vẫn giữ nguyên mái tóc muối tiêu hớt ngắn của mình. Dù nhiều người nhận xét rằng ông là tuýp người nghe nhiều hơn nói, Thái Kỳ lại là một người viết blog rất tích cực trên mạng trước khi trở thành phó chủ tịch NSC.
Nhiều bài viết mà ông Thái đăng trên mạng xã hội Weibo thời còn ở Chiết Giang đã vượt ra những khuôn khổ phát ngôn đầy thận trọng của đảng. Chẳng hạn như trong bài viết năm 2011, ông phàn nàn về việc Trung Quốc chặn truy cập tới Facebook. Năm 2012, ông cũng dùng tài khoản mạng xã hội của mình để bênh vực gia đình một bé trai ở Chiết Giang bị tấn công bởi con chó do một cơ quan chính quyền nuôi và yêu cầu cơ quan này bồi thường cho nạn nhân.
Với những bài viết quá khác thường của một quan chức cấp cao như vậy, ông Thái có hàng triệu người theo dõi trên Weibo và trở thành một trong những ngôi sao lớn nhất của mạng xã hội này. Một trong những bài viết được quan tâm nhiều nhất của ông là phàn hồi về lời phàn nàn của một bà mẹ rằng con trai mình làm ở một sở thuế thường xuyên bị ép uống rượu quá mức tại các bữa tiệc của cơ quan. “Nói cho tôi biết con bà làm việc ở sở thuế nào. Cậu ấy sẽ không phải uống nữa”, ông Thái trả lời.
Trong 4 năm làm ngôi sao của Weibo, ông Thái đăng hơn 6 bài viết mỗi ngày. Ông đã tập hợp những bài viết này thành một cuốn sách có tựa đề “Căn phòng bằng kính”, bởi ông cho rằng mạng xã hội góp phần nâng cao sự minh bạch và khả năng giám sát của người dân với chính quyền.
Theo các chuyên gia phân tích, ông Tập nhiều khả năng lựa chọn “ngôi sao mạng xã hội” này vào vị trí bí thư Bắc Kinh vì muốn ông Thái thu phục được nhân tâm của người dân thủ đô, những người không ngớt phàn nàn về những yếu kém của thành phố, từ nạn ô nhiễm không khí cho tới giá nhà cao ngất ngưởng.
Các chuyên gia của Economist cho rằng ông Tập sẽ rất yên tâm khi có ông Thái phụ trách Bắc Kinh giúp mình. Quách Kim Long, người tiền nhiệm của ông Thái, được bổ nhiệm từ thời cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Thay thế các đồng minh của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào và cựu chủ tịch Giang Trạch Dân được cho là một trong những ưu tiên lớn của ông Tập cho kỳ đại hội tới.
Điều quan trọng hơn nữa là ông Tập sẽ có thêm đồng minh để củng cố quyền lực chuẩn bị cho cuộc “đại sắp xếp” lãnh đạo trong kỳ đại hội sắp tới. “Ông Tập đang siết chặt vòng kiểm soát và thể hiện sự tự tin của mình, dường như là để trấn áp sự kháng cự từ những người chống đối”, Steve Tsang, giám đốc Viện Soas Trung Quốc ở London, nhận định.
Trí Dũng
Theo VNE
Cú vấp của ngôi sao có thể kế nhiệm ông Tập Cận Bình
Ứng viên sáng giá cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc Tôn Chính Tài gần như mất tất cả khi bị miễn chức bí thư Trùng Khánh.
Tôn Chính Tài, người vừa mất chức bí thư Trùng Khánh. Ảnh: SCMP.
Tôn Chính Tài, ngôi sao đang lên của chính trường Trung Quốc, tuần trước bất ngờ bị miễn chức bí thư thành ủy Trùng Khánh và đang bị điều tra về hành vi "vi phạm kỷ luật đảng" không lâu trước kỳ đại hội đảng toàn quốc năm nay.
Theo Tetsushi Takahashi, trưởng đại diện của Nikkei ở Trung Quốc, quyết định miễn chức Tôn Chính Tài được coi là bước khởi đầu trong quá trình sắp xếp, lựa chọn người kế nhiệm của ông Tập. Người thay thế Tôn làm bí thư Trùng Khánh chính là Trần Mẫn Nhĩ, từng làm việc dưới quyền ông Tập Cận Bình khi ông còn là bí thư tỉnh ủy Chiết Giang.
Khi trúng cử vào Bộ Chính trị trong đại hội đảng nhiệm kỳ trước, Tôn Chính Tài trở thành ủy viên trẻ tuổi nhất của cơ quan quyền lực nhất trên chính trường Trung Quốc. Theo bình luận viên Chun Han Wong của Wall Street Journal, ở tuổi 53, Tôn Chính Tài hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về tuổi tác cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc.
Cùng với bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa, ông Tôn vào thời điểm đó được coi là một trong hai ứng viên tiềm năng nhất kế nhiệm Chủ tịch Tập Cận Bình. Để tiến tới vị trí này, Tôn Chính Tài chỉ cần trở thành một trong 7 thành viên Thường vụ Bộ Chính trị trong kỳ đại hội đảng tiếp theo, giống như những gì ông Tập đã làm trong đại hội năm 2007.
Nhưng trong vài tháng gần đây, "điềm xấu" bắt đầu xảy ra với ông Tôn. Hồi tháng 2, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc ra thông báo về kết quả thanh tra toàn diện thành phố Trùng Khánh, cho rằng các lãnh đạo ở đây đã không thành công trong việc "loại bỏ tàn dư độc hại" từ thời cựu bí thư Bạc Hy Lai. Bạc Hy Lai từng được coi là ngôi sao sáng của Trùng Khánh, nhưng bị kết án chung thân vì tội tham nhũng và lạm quyền vào năm 2013.
Đến tháng 6, truyền thông Trung Quốc loan tin Hà Đĩnh, giám đốc công an Trùng Khánh, bị cách chức. Trong thông báo bổ nhiệm tân bí thư Trùng Khánh Trần Mẫn Nhĩ hồi cuối tuần qua, những gì mà ông Tôn đã làm cho thành phố này trong suốt 5 năm qua không được đề cập dù chỉ một chữ.
4 quan chức cấp cao Trung Quốc giấu tên tiết lộ với Reuters rằng trong cuộc họp bàn giao nhiệm vụ ở Trùng Khánh dưới sự chủ trì của Trưởng ban Tổ chức trung ương Triệu Lạc Tế, quyết định điều tra Tôn Chính Tài được công bố. Ông Tôn chấp nhận đánh giá của cơ quan giám sát chống tham nhũng mà không có ý kiến gì.
Giới quan sát cho rằng với việc bị miễn chức bí thư Trùng Khánh và đang bị điều tra, ông Tôn gần như đã đánh mất cơ hội trở thành ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị trong lần đại hội tới.
"Đại hội 18 bầu Tôn Chính Tài và Hồ Xuân Hoa vào Bộ Chính trị, hai người rất có thể sẽ kế nhiệm Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường", Joseph Fewsmith, giáo sư chính trị Trung Quốc tại Đại học Boston, cho biết. "Nhưng giờ đây một phần quyết định của đại hội 18 đã bị thay đổi. Chúng ta sẽ chờ xem phần còn lại như thế nào", ông nói.
Ông Tôn (giữa, hàng trên) được coi là ứng viên sáng giá cho vị trí kế nhiệm ông Tập sau đại hội 18. Ảnh: Reuters.
Theo giáo sư Fewsmith, sự "ngã ngựa" của Tôn khiến dư luận càng chú ý hơn tới Hồ Xuân Hoa, thân tín của cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Trong chuyến đi kiểm tra tỉnh Quảng Đông hồi tháng 4, ông Tập đã "hoàn toàn xác nhận" những thành tựu của tỉnh này trong 5 năm qua, khiến các chuyên gia tin rằng vị thế của Hồ Xuân Hoa sẽ tiếp tục được giữ vững cho tới đại hội đảng.
Cơ hội khép lại với Tôn Chính Tại lại là cánh cửa mở ra thênh thang hơn với Trần Mẫn Nhĩ, người đã phục vụ dưới quyền ông Tập trong nhiệm kỳ 5 năm ở Chiết Giang. Trong suốt 10 năm qua, bí thư Trùng Khánh luôn được đảm bảo một ghế trong Bộ Chính trị Trung Quốc.
"Trần Mẫn Nhĩ đã làm việc với ông Tập trước đây và thể hiện được lòng trung thành chính trị tuyệt đối, tiêu chuẩn quan trọng nhất để được thăng tiến dưới sự lãnh đạo của ông Tập", Zhao Suisheng, giám đốc Trung tâm Hợp tác Trung - Mỹ tại Đại học Denver, nhận định.
Củng cố quyền lực
Theo giáo sư khoa học chính trị Zhang Jian tại Đại học Peking, vụ việc này một lần nữa biến Trùng Khánh thành tâm điểm chú ý của chính trường Trung Quốc, dù quy mô không lớn như vụ Bạc Hy Lai. "Việc loại bỏ Tôn Chính Tài cho thấy những động thái trước thời kỳ thay đổi lãnh đạo cũng như thể hiện khả năng kiểm soát hoàn toàn tình hình chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình", ông Zhang nói.
Theo Zhang, đây là một phần trong nỗ lực siết chặt quyền lực của ông Tập trước đại hội đảng. Ông Tập được trao danh hiệu "nhà lãnh đạo hạt nhân" trong hội nghị đảng năm ngoái, một thay đổi mang tính chấn động trong giới chính trị tinh hoa Trung Quốc, bởi nước này hơn 3 thập kỷ qua vẫn chú trọng vào khả năng lãnh đạo tập thể, không tập trung quyền lực vào một cá nhân. Quyền lực của ông Tập càng lớn hơn nữa thông qua chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi" có quy mô toàn quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
Đây chính là tiền đề để ông lấp chỗ trống ở những vị trí cấp cao bằng các đồng minh của mình. Giới quan sát cho rằng việc loại bỏ Tôn Chính Tài để thay bằng Trần Mẫn Nhĩ chính là một phần trong nỗ lực trên.
Takahashi cho rằng ngoài nỗ lực củng cố quyền lực để chuẩn bị cho nhiệm kỳ ba, ông Tập có thể muốn "khởi động lại" cuộc đua cho vị trí kế nhiệm mình, vốn đã được đại hội 18 an bài ở hai ứng viên Tôn Chính Tài và Hồ Xuân Hoa.
Với việc Tôn Chính Tài bị loại bỏ, cuộc đua lấp chỗ trống mà ông này để lại giờ đây trở nên quyết liệt hơn với ba gương mặt, gồm tân bí thư Trùng Khánh Trần Mẫn Nhĩ, bí thư Hắc Long Giang Trương Khánh Vỹ và Chu Cường, chủ tịch kiêm chánh án tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc. Một trong ba người này nhiều khả năng sẽ cùng với Hồ Xuân Hoa trở thành thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc.
Bằng quyết định miễn nhiệm và điều tra ứng viên sáng giá có thể kế nhiệm mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa cho thấy xu hướng phá vỡ các quy tắc bất thành văn của đảng, bên cạnh việc điều tra cả những quan chức cấp cao nghỉ hưu hoặc đang đương chức, theo ông Zhao.
"Tất cả mọi dấu hiệu đều dẫn tới một khả năng là ông Tập đang lên kế hoạch cho nhiệm kỳ ba sau khi hai nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2022", Zhao nhận định. "Người kế nhiệm phải được hoạch định theo ý đồ của ông, không phải những sắp xếp được người tiền nhiệm đưa ra từ 5 năm trước".
Trí Dũng
Theo VNE
Thế khó của ông Tập khi đối phó với Triều Tiên Dù chương trình hạt nhân, tên lửa Triều Tiên có thể đe dọa tới Trung Quốc, ông Tập không có nhiều lựa chọn để ứng phó. Ông Tập trong chuyến thăm Hong Kong hồi tháng 6. Ảnh: NYTimes. Chủ tịch Tập Cận Bình được coi là người quyền lực nhất Trung Quốc, có thể ra quyết sách hàng ngày trong mọi lĩnh vực,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thông báo mới nhất của Bộ Thương mại Trung Quốc về tình hình đàm phán thuế quan với Mỹ

Thông tin chi tiết thỏa thuận khoáng sản và những đảm bảo với Kiev

Tổng thống Trump đề cử ông Mike Waltz làm đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc

Nga cảm ơn Mỹ vì hỗ trợ quân sự trong Thế chiến II

Tanzania: Tăng hơn 35% lương tối thiểu cho công chức

Phản ứng của Nga khi Mỹ - Ukraine ký thỏa thuận khoáng sản

FBI treo giải 10 triệu USD truy lùng nhóm tin tặc nguy hiểm

Tỉ phú Elon Musk mất 11 triệu người dùng X chỉ trong vài tháng

Ông Trump: Mỹ thu về hơn 350 tỷ USD từ thỏa thuận khoáng sản với Ukraine

Đề nghị đặc biệt của ông Zelensky trong 15 phút gặp ông Trump

Ông Trump thừa nhận rủi ro trong chính sách thuế quan

EU chuẩn bị "kế hoạch B" nếu Mỹ từ bỏ đàm phán về Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Rosé bị dân Hàn quay lưng, đòi "tống cổ" chỉ vì 1 màu tóc, fan ra sức bênh vực?
Sao châu á
13:39:48 02/05/2025
Vợ Mark Zuckerberg chê quà tặng của chồng
Netizen
13:38:37 02/05/2025
Võ Hạ Trâm bị nói "cướp" hit, nay có thái độ lạ với Duyên Quỳnh, CĐM khen nức nở
Sao việt
13:38:22 02/05/2025
'Lật mặt 8: Vòng tay nắng' của Lý Hải cán mốc 100 tỷ đồng
Hậu trường phim
13:37:20 02/05/2025
Toàn cảnh tranh cãi xoay quanh ca khúc 3 tỷ view hot nhất dịp 30/4, nhạc sĩ phải lên tiếng xin lỗi
Nhạc việt
13:23:16 02/05/2025
Bộ Công an "khởi động" điều tra lại vụ tai nạn: Gia đình bé gái nói gì?
Tin nổi bật
13:20:00 02/05/2025
Chi Pu được khen tinh tế chỉ với một thay đổi nhỏ ở trang phục biểu diễn
Phong cách sao
13:16:21 02/05/2025
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Khởi tố vụ án hình sự 'Giết người'
Pháp luật
13:09:01 02/05/2025
Quảng Nam ghi nhận lượng du khách tăng vọt dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Du lịch
13:07:42 02/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 22: Nguyên khuyên ông Nhân cứ nói ra sự thật
Phim việt
13:03:11 02/05/2025