Hậu quả của điều trị lao không đúng và bỏ dùng thuốc
Bố tôi mới có chẩn đoán mắc lao phổi, đang trong quá trình điều trị, nhưng bố tôi uống thuốc không đều, hay quên uống thuốc. Vậy nếu bệnh nhân lao không dùng thuốc đủ và đúng như kê đơn thì gây hậu quả gì?
Ngô Hằng (Nam Định)
Ảnh minh họa
Vi trùng lao rất dễ đề kháng thuốc. Vì vậy nếu không tuân thủ hướng dẫn điều trị thì hậu quả sẽ không khỏi bệnh mà còn tạo vòng vi trùng kháng thuốc khó chữa dẫn đến tử vong và còn để lại nguồn lây kháng thuốc cho gia đình và xã hội.
Video đang HOT
Để đạt hiệu quả điều trị bệnh lao, bệnh nhân phải hợp tác trong suốt quá trình điều trị. Người bệnh phải tuân thủ theo nguyên tắc điều trị lao dưới sự giám sát của nhân viên y tế (DOST).
Trong dùng thuốc, đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ 3 chữ “Đ” có nghĩa: Đúng, Đủ, Đều. Đúng phác đồ, đúng liều lượng, đúng thuốc.
Đủ thời gian (tùy theo bệnh mà bác sĩ chỉ định 6 hoặc 8 tháng). Đều: Bệnh nhân phải uống thuốc thật đều đặn hàng ngày, thông thường uống vào buổi sáng lúc bụng đói.
Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân không tự ngưng thuốc hoặc bỏ thuốc vì uống thuốc không đều đặn. Lúc uống sáng, lúc tối, nhớ lúc nào uống lúc nấy…
Nồng độ thuốc diệt vi trùng lao không đủ hiệu lực sẽ tạo cho vi trùng lao kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị về sau.
Dấu hiệu và cách phòng chống bệnh lao phổi
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Bệnh lây lan do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hít vào và gây bệnh tại phổi.
Tại Việt Nam, mặc dù chương trình chống lao quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu trong kiểm soát, phát hiện và điều trị, song bệnh lao ở nước ta vẫn còn nặng nề, đứng thứ 12 trong số 22 nước có tình hình dịch tễ lao cao nhất, thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới.
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Bệnh lây lan do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hít vào và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn lao có thể qua đường máu hay bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể và gây bệnh tại đó. Tùy theo vị trí bị bệnh mà người ta chia bệnh lao thành 2 thể chính là lao phổi (chiếm 80 - 90%) và lao ngoài phổ (chiếm 20%).
Bệnh có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao đối với các trường hợp như: người mắc bệnh HIV/AIDS, người đang hóa trị, xạ trị ung thư, trẻ nhỏ hoặc người già... Tuy nhiên, nếu người mắc phát hiện sớm và được điều trị kịp thời thì người bệnh có thể khỏi. Triệu chứng bệnh lao phổi không phải khó nhận biết, tuy nhiên rất nhiều người bệnh không chú ý phát hiện và điều trị sớm, đến khi bệnh diễn biến nặng mới đi khám. Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản để người bệnh có thể nhận biết để điều trị kịp thời và chủ động phòng tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Ho, ho ra máu: Người bệnh ho trên 3 tuần dùng thuốc kháng sinh nhưng không giảm ho thì có thể là do lao phổi. Ho ra máu cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhưng có thể gặp ở 60% những người lao phổi thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp nên những người có triệu chứng ho ra máu.
Khạc đờm: Khạc đờm là biều hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân không thường nhất là viêm nhiễm. Do vậy nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh triệu chứng khạc đờm không giảm thì người bệnh có triệu chứng ho khạc trên ba tuần phải nghĩ đến do lao phổi.
Gầy, sút cân: Là triệu chứng thường gặp ở bệnh lao phổi. Những bệnh nhân gầy, sút cân không rõ nguyên nhân rõ ràng không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS... có các triệu chứng ho, khạc đờm có thể đã mắc lao phổi.
Sốt, ra mồ hôi: Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhự hoặc gai gai lạnh về chiều. Trong lao phổi ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường gọi là mồ hôi trộm. Ngoài ra, còn kèm theo các triệu chứng khác như: chán ăn, mệt mỏi.
Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời. Nếu được chẩn đoán mắc lao cần điều trị dứt điểm và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để phòng chống bệnh lao, biện pháp hữu hiệu nhất là cho trẻ sơ sinh đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng chống lao (Hiện nay đang thực hiện tiêm phòng lao ngay tháng đầu sau sinh trong chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai ở tất cả các xã, phường, thị trấn). Đồng thời, thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đủ, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá...Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao.
Đối với những người đã nhiễm lao cần thực hiện các biện pháp tránh lây cho người xung quanh như: nghỉ làm hoặc nghỉ học và ngủ riêng trong vài tuần đầu điều trị; che miệng, đeo khẩu trang khi ra ngoài; sử dụng miếng vải che miệng khi cười, nói, ho, hắt hơi sau đó để miếng vải trong túi, buộc kín và vứt vào thùng rác. Đặc biệt, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm quá trình trị liệu.
Thuốc chữa bệnh Alzheimer giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Australia đã chứng minh một loại thuốc dùng để chữa bệnh Alzheimer PBT2 có hiệu quả trong việc điều trị tình trạng kháng kháng sinh. Thực trạng kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với các bệnh truyền nhiễm và chiếm tỷ lệ cao...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh sai thời điểm?

Trị phồng rộp da do cháy nắng

3 loại trà tốt cho người tăng huyết áp

Loại cây được ví như 'thần dược' cho sức khỏe, người Việt lại chỉ trồng làm cảnh

9 loại rau giàu tinh bột tốt cho sức khỏe toàn diện

Dấu hiệu ảnh báo bạn đang bị loãng xương

Ai nên tầm soát nhồi máu cơ tim?

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh
Có thể bạn quan tâm

Intel công bố lộ trình chiến lược
Thế giới
00:08:35 02/05/2025
Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối
Lạ vui
00:00:01 02/05/2025
Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy
Tin nổi bật
23:42:52 01/05/2025
Cặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa Bình
Netizen
23:40:27 01/05/2025
"Thánh nữ lệ rơi" đẹp chấn động MXH khiến netizen không tin vào mắt mình: Trung Quốc lại có một mỹ nhân cổ trang mới
Phim châu á
23:34:47 01/05/2025
Bắt giữ đối tượng thực hiện 7 vụ cướp và hiếp dâm
Pháp luật
23:33:17 01/05/2025
Mỹ nhân cổ trang Việt đẹp nhất hiện tại: 7 tuổi đã cực đắt show, 17 tuổi có ngay bom tấn siêu khủng
Hậu trường phim
23:29:52 01/05/2025
Tùng Dương hát "Một vòng Việt Nam" cùng 10.000 khán giả dưới quốc kỳ khổng lồ
Nhạc việt
23:14:50 01/05/2025
Sao nam là "thiếu gia tài phiệt" từ bỏ quyền thừa kế, để trở thành giảng viên đại học
Sao châu á
22:56:39 01/05/2025
Cục trưởng Xuân Bắc khoe quà tự thưởng, Nhật Kim Anh 'về thăm cục kim cương'
Sao việt
22:50:15 01/05/2025