Hậu quả thảm khốc nếu chiến tranh Mỹ – Trung nổ ra
Một cuộc chiến tranh Mỹ – Trung nếu nổ ra trong tương lai gần có thể xóa sổ nhiều lực lượng của hai nước, làm gia tăng nguy cơ trước các mối đe dọa khác.
Báo cáo công bố mới đây của Viện nghiên cứu RAND đưa ra dự đoán rằng nếu một cuộc chiến nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc, đây sẽ là một cuộc xung đột không có hồi kết bởi không bên nào giành được phần thắng mang tính quyết định, theo National Interest.
Tiêm kích cất cánh từ tàu sân bay USS John C. Stennis của hải quân Mỹ. Ảnh:USAF
Trong báo cáo có tựa đề “Góc nhìn đa chiều của cuộc chiến tranh Mỹ – Trung” đăng tải hôm 28/7, ba học giả David C. Gompert, Astrid Cevallos và Cristina L.Garafola nhận định rằng nếu vì lý do nào đó, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc không thể hóa giải, cuộc chiến giữa hai cường quốc nhiều khả năng sẽ nổ ra trên biển và trên không, trong khi lĩnh vực chiến tranh mạng, chiến tranh không gian cũng sẽ đóng vai trò quan trọng.
Những tiến bộ trong năng lực tác chiến của Bắc Kinh gần đây, đặc biệt là khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2AD), khiến Mỹ không thể kiểm soát hoàn toàn chiến trường, phá hủy các hệ thống phòng thủ của Trung Quốc và giành được chiến thắng mang tính áp đảo và quyết định.
Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn có thể hứng chịu nhiều thương vong hơn từ những loại vũ khí tấn công uy lực tầm xa của Mỹ, bất chấp năng lực A2AD được cải thiện của quân đội nước này.
“Việc các bên tăng cường bố trí lực lượng ở các khu vực xa xôi, cũng như khả năng phát hiện và tấn công đối thủ được cải thiện có thể biến phần lớn Tây Thái Bình Dương thành vùng chiến sự và hậu quả kinh tế của nó sẽ rất thảm khốc. Tuy nhiên khó có khả năng vũ khí hạt nhân sẽ được triển khai bởi cả hai bên đều cân nhắc được mức độ hủy diệt của nó với các lợi ích quốc gia”, báo cáo viết.
Ngoài ra, báo cáo cũng dự đoán khả năng Mỹ tấn công dồn dập vào lãnh thổ Trung Quốc đại lục cao hơn so với việc Bắc Kinh chủ động tấn công vào nước Mỹ, ngoại trừ các cuộc tấn công mạng.
“Có thể Trung Quốc sẽ không tấn công vào lãnh thổ Mỹ, bởi các vũ khí thông thường của họ chưa đạt được khả năng này. Ngược lại, Mỹ sẽ sử dụng vũ khí phi hạt nhân tấn công ồ ạt vào các mục tiêu quân sự ở Trung Quốc”, báo cáo nhận định.
Chiến tranh Mỹ – Trung có thể phát triển theo nhiều kịch bản, gồm một cuộc chiến đẫm máu trong thời gian ngắn hoặc một cuộc xung đột kéo dài mang tính hủy diệt. Ngoài ra, việc sử dụng các công nghệ hiện đại khiến hai bên đều muốn phát động đòn tấn công phủ đầu trước đối thủ.
Video đang HOT
Khu trục hạm tên lửa của Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: Xinhua
Báo cáo cho rằng các thiết bị cảm biến, vũ khí dẫn đường, kết nối mạng kỹ thuật số và các công nghệ thông tin khác được sử dụng để tấn công lực lượng đối phương đã phát triển đến mức có thể là mối đe dọa cho cả hai bên. Đây là lý do khiến cả hai bên đều muốn ra tay trước nhằm tránh thiệt hại. Tuy nhiên không bên nào có thể giành quyền kiểm soát hoàn toàn bởi cả hai đều có nguồn lực dồi dào để tham chiến trong thời gian dài, ngay cả khi bị tổn thất về quân sự lẫn kinh tế.
Hậu quả thảm khốc
Theo các học giả, nếu chiến tranh Mỹ – Trung diễn ra trong thời gian ngắn, Mỹ sẽ bị tổn thất nặng nề, nhưng hậu quả mà nó gây ra với Trung Quốc có thể biến thành thảm họa.
Nếu các lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc trao quyền cho các tướng quân đội lên kế hoạch tấn công chớp nhoáng đối phương, một cuộc chiến khốc liệt sẽ bùng phát. Lực lượng không quân và tàu chiến mặt nước của hải quân Mỹ sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất, các tàu sân bay bị tên lửa diệt hạm vô hiệu hóa và các căn cứ không quân trong khu vực bị đánh phá.
Tuy nhiên, tổn thất của Trung Quốc sẽ nặng hơn nhiều, khi các hạm đội hải quân, không quân cũng như các hệ thống A2AD trên đất liền gần như bị xóa sổ. “Nếu chiến tranh nổ ra vào năm 2025, các hệ thống A2AD cải tiến có thể giúp Trung Quốc hạn chế thiệt hại, nhưng họ vẫn chịu tổn thất nhiều hơn Mỹ. Nếu chiến tranh kéo dài, kết quả của cuộc chiến vẫn còn bỏ ngỏ”, báo cáo đánh giá.
Trong bất kỳ kịch bản nào, một cuộc chiến Mỹ – Trung sẽ khiến hai bên chịu tổn thất nặng nề về quân sự và kinh tế. Trên thực tế, chiến tranh sẽ phá hủy năng lực quân đội hai nước ở mức độ chưa từng thấy khiến cả hai đều bị các mối đe dọa khác gây hại.
Khả năng tấn công và tiêu diệt lẫn nhau khó lường của quân đội Mỹ và Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh thông thường có thể hủy hoại sức chiến đấu của họ trong nhiều tháng, khiến họ sau đó phải chạy đua huy động công nghiệp, công nghệ và nhân lực để bổ sung và tăng cường lực lượng.
“Suy cho cùng, Mỹ và Trung Quốc không được lợi gì khi phát động chiến tranh. Chiến tranh Mỹ – Trung không hẳn là không thể tránh được”, Graham Allison, giám đốc Trung tâm Khoa học và các Vấn đề Quốc tế Belfer thuộc trường Havard Kenedy, nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
Giữa 'bão' Biển Đông, Mỹ tiếp cận lặng lẽ với Trung Quốc
Việc quan chức Mỹ không đề cập trực tiếp vấn đề Biển Đông khi thăm Trung Quốc được giới chuyên gia cho là nhằm xoa dịu tình hình sau phán quyết "đường lưỡi bò".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice hôm qua đến Bắc Kinh, là quan chức Mỹ cấp cao nhất thăm Trung Quốc kể từ khi Tòa Trọng hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc với các nguồn tài nguyên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông.
Trước thềm cuộc họp, Nhà Trắng ra tuyên bố rằng "Mỹ sẽ nhấn mạnh cam kết mở rộng hợp tác thiết thực và quản lý các khác biệt một cách xây dựng với Trung Quốc". Tuy nhiên, bà Rice hôm qua không công khai đề cập đến Biển Đông trong các cuộc họp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, theo Washington Post.
Bà Rice đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và các quan chức cấp cao khác. Bà ám chỉ đến "những vấn đề và thách thức", nhưng tránh đề cập trực tiếp đến căng thẳng âm ỉ kéo dài.
Phát biểu trước cuộc thảo luận với ông Tập, bà Rice nhắc đến quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và gọi quan hệ Mỹ - Trung là "mối quan hệ đáng chú ý nhất trên thế giới hiện nay". Ông Tập nói với bà Rice rằng Trung Quốc cam kết mạnh mẽ xây dựng quan hệ tốt đẹp dựa trên nguyên tắc "không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi".
Lời đề cập rõ ràng nhất đến tranh chấp Biển Đông, nhưng vẫn chỉ gián tiếp, là trong cuộc họp trước đó giữa bà và tướng Trung Quốc Phạm Trường Long.
"Chúng ta cần trung thực với chính mình rằng sâu thẳm trong mối quan hệ này, chúng ta vẫn phải đối mặt với những trở ngại và thách thức", ông Phạm nói với bà Rice. "Nếu chúng ta không xử lý đúng đắn các yếu tố này, nó nhiều khả năng gây ảnh hưởng và làm suy yếu đà ổn định của quan hệ quân sự giữa chúng ta", ông nói thêm.
Các cuộc họp ở Bắc Kinh trùng thời điểm với chuyến đi Lào của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, nơi ông gặp các ngoại trưởng Đông Nam Á và Trung Quốc để thảo luận về các bước đi sau khi tòa ra phán quyết. Các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra một tuyên bố chung dù không nhắc đến phán quyết ngày 12/7 của tòa, nhưng lên án các hoạt động cải tạo, làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông và kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.
Đợi tình hình lắng xuống
Washington Post đánh giá rằng Mỹ phải tìm cách hỗ trợ các đồng minh Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines, nhưng không hoàn toàn xa lánh Bắc Kinh.
"Mỹ đang cố gắng làm dịu tình hình, đồng thời cũng kêu gọi các nước ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài", Jay L. Batongbacal, giám đốc đại học của Viện Hàng hải và Luật Biển Philippines, nhận xét.
"Họ biết Trung Quốc giờ rất nhạy cảm, vì vậy họ đang cố gắng xử lý tế nhị".
Ian Storey, một thành viên cao cấp tại Viện Ishak ISEAS-Yusof ở Singapore, cho rằng Washington đang chờ đợi cho tình hình lắng xuống.
"Họ muốn xem cách Philippines phản ứng và động thái tiếp của Trung Quốc", ông nói.
Trung Quốc đã phản ứng trước phán quyết bằng ngôn từ gay gắt và các động thái chủ yếu mang tính biểu tượng, chẳng hạn như điều máy bay dân sự đến các sân bay họ mới xây dựng ở Biển Đông.
Trung Quốc cũng nói với Philippines rằng Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán nếu Manila bỏ qua phán quyết. Ngoại trưởng Philippines đã từ chối đề nghị này.
Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua tuyên bố sẽ sử dụng phán quyết như một phần trong "nỗ lực để theo đuổi một giải pháp hòa bình và quản lý tranh chấp".
Cuối tuần qua, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân gián tiếp cáo buộc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ Đông Nam Á. ASEAN "nên cảnh giác trước sự can thiệp trong hợp tác khu vực bởi cường quốc ngoài khu vực", ông nói nhưng không nhắc đến một quốc gia cụ thể.
Theo VOA, các quan chức cao cấp Mỹ đã bày tỏ hy vọng Bắc Kinh và ASEAN sẽ "đạt được các tiến bộ lớn" và đạt được bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông.
Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng việc này khó có thể xảy ra. "Nếu Trung Quốc không chứng tỏ họ thật sự có thiện chí thương lượng, thì dù ASEAN có nỗ lực thế nào cũng không có hiệu quả", Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận xét.
"Ý tưởng rằng Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận bộ quy tắc mà sẽ kiềm chế các hành động của họ có vẻ xa vời", ông nói.
Ông Poling cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục có các động thái đối nghịch. Mỹ sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp trị và thực hiện quyền tự do hàng hải bằng các chuyến tuần tra, trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ chống lại bất cứ "sự xâm phạm" nào vào vùng biển mà Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố là có chủ quyền.
Phương Vũ
Theo VNE
TQ ngang ngược tuyên bố tiếp tục xây dựng ở Biển Đông Tư lệnh Hải quân Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố Bắc Kinh sẽ hoàn thành việc xây dựng trái phép ở các đảo và đá ngầm, bất chấp mọi sức ép từ các quốc gia hay cá nhân khác. Tham mưu trưởng hải quân Mỹ John Richardson (ngoài cùng bên trái) và Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi (ngoài cùng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đảng cầm quyền PPP khôi phục tư cách ứng cử viên tổng thống cho ông Kim Moon Soo

Cuba giành lợi thế trong cuộc chiến bảo vệ thương hiệu xì gà Cohiba

Xung đột Hamas - Israel: Ai Cập, Palestine thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn và kế hoạch tái thiết Gaza

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D. Trump hoan nghênh kết quả đàm phán với Trung Quốc

Đàm phán Mỹ - Trung tại Geneva: Cơ hội hạ nhiệt chiến tranh thương mại?

Nga đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5

Giới đầu tư theo dõi đàm phán Mỹ - Trung tại Thụy Sỹ

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Những tính toán chiến lược trong chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Trump

Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine mà không có điều kiện tiên quyết

Thái Lan chống lừa đảo xuyên biên giới: Cuộc chiến chưa có hồi kết?

Ấn Độ cáo cuộc Pakistan vi phạm lệnh ngừng bắn do Mỹ làm trung gian
Có thể bạn quan tâm

HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?
Sao thể thao
23:33:47 11/05/2025
Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online
Pháp luật
23:33:26 11/05/2025
Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?
Phim châu á
23:32:58 11/05/2025
Sướng như mẹ bầu Ngô Thanh Vân: Chồng trẻ chăm cỡ này bảo sao ai nhìn cũng trầm trồ ghen tị
Sao việt
23:26:25 11/05/2025
Đám cưới mỹ nhân nhà đông con nhất Kbiz: Chồng được khen giống Son Heung Min, cả dàn sao Sunny tề tựu chúc mừng
Sao châu á
23:23:13 11/05/2025
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'
Nhạc việt
23:15:15 11/05/2025
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên
Sao âu mỹ
23:00:13 11/05/2025
'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng
Hậu trường phim
22:56:28 11/05/2025
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai
Tv show
22:41:21 11/05/2025
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18
Nhạc quốc tế
22:23:36 11/05/2025