Hãy định hướng để con trẻ phản biện!

Tư duy thời đại và triết lý giáo dục biến chuyển theo hướng khuyến khích người học phát huy năng lực cá nhân, khuyến khích học sinh phản biện. Hòa mình vào xu thế mới, mỗi người thầy buộc phải thay đổi chính mình trước ánh mắt phân vân, cái nhìn hoài nghi, suy nghĩ trăn trở và câu nói chất vấn của trò…

Hãy định hướng để con trẻ phản biện! - Hình 1

Ảnh minh họa

Đọc bài viết “Học sinh Việt Nam sợ bị hỏi và lười phản biện” của nhà báo Lan Phương cùng trao đổi “Làm thế nào để tăng cường tư duy phản biện cho giới trẻ?” của bạn đọc Thùy Mai, tôi bất chợt nhớ về những thế hệ học trò của mình.

Niềm vui mỗi ngày của người giáo viên đứng lớp có lẽ là những giây phút cô trò hăng say, tập trung khám phá kiến thức mới hay hình thành một kỹ năng. Để có những tiết học sôi động, người thầy phải đầu tư nhiều cho khâu xây dựng kế hoạch dạy học và thiết kế các hoạt động học tập của học sinh.

Tuy nhiên, trang giáo án của thầy cô chẳng bao giờ có thể dự đoán được những tình huống sư phạm xảy ra trong tiết học. Những thắc mắc, phát vấn của học trò không ít lần làm thầy cô phải chững lại vài giây, thậm chí là “đứng hình”.

Mới đây thôi, trong hội giảng cuối năm chào mừng các ngày lễ lớn, chúng tôi đã tham dự một tiết dự giờ môn lịch sử ở lớp 7. Cô giáo say sưa giảng bài, ghi bảng còn giáo viên dự giờ ngồi kín mít hàng ghế cuối lớp. Bỗng nhiên, một cánh tay giơ lên xin được ý kiến dù cô giáo không hề đặt câu hỏi.

Bao nhiêu ánh mắt lúc ấy đều tập trung nhìn về cậu bé lớp phó học tập. Con chững chạc đứng lên, nói rành mạch: “Thưa cô, cô ghi sai năm diễn ra trận đánh”. Cô giáo hơi đỏ mặt, luống cuống lật lại trang sách sử và xin lỗi cả lớp vì thông tin chưa chính xác trên bảng.

Những tiếng xầm xì bắt đầu nổi lên. Mấy học sinh bên cạnh to nhỏ, đại ý là cô giáo đang dạy dự giờ, đừng “vạch lỗi” vậy mà tội cô. Giáo viên dự giờ cạnh tôi cũng có ý không hài lòng bởi có nhiều cách “nhắc khéo” cô chứ không thể “huỵch toẹt” ngay giữa đám đông như thế. Nhìn cậu bé học giỏi, năng động, tự tin đi ngược đám đông ấy, tôi bỗng thấy thương con vô cùng.

Tâm hồn con trẻ trong sáng, ngây thơ lắm. Chẳng như chúng ta, cảm xúc đôi khi bị chai sạn mất rồi. Tư duy của các con nhanh nhạy, sáng tạo lắm, chẳng bị gò bó vào những khuôn khổ vô hình hay hay bị quẩn quanh chuyện cơm áo gạo tiền. Và với tâm hồn, tư duy cùng trí tưởng tượng phong phú, các con phản biện là điều tất nhiên.

Trong thực tế, không phải người giáo viên nào cũng sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng cùng học sinh đào sâu kiến thức, giải quyết những thắc mắc, nghi vấn và chấp nhận sự phản biện của con trẻ.

Video đang HOT

Cách đây hai chục năm về trước, thế hệ 8X chúng tôi đến trường với tâm thế cực kỳ bị động. Chúng tôi học tập, cũng phát biểu xây dựng bài, cũng được mời trình bày ý kiến nhưng dường như mọi hoạt động cá nhân đều được bó khuôn trong quy chuẩn: Thầy cô luôn luôn đúng, học sinh tiếp thu tri thức theo lối truyền thụ một chiều và cực kỳ xa lạ với tư duy phản biện.

Giờ mọi thứ đã khác, tư duy thời đại cùng triết lý giáo dục biến chuyển theo hướng khuyến khích người học phát huy năng lực cá nhân, khuyến khích học sinh tư duy phản biện. Và hòa mình vào xu thế mới, mỗi người thầy buộc phải thay đổi chính mình trước ánh mắt phân vân, cái nhìn hoài nghi, suy nghĩ trăn trở và câu nói chất vấn của trò.

Đầu tiên, chúng ta cần khẳng định: Trò tư duy phản biện là điều đáng mừng. Điều đó có nghĩa là các con đang học tập có sự tập trung chú ý. Chứ không phải người ngồi trong lớp học mà tâm hồn vẩn vơ tận đâu đâu. Mừng vì các con thật sự sáng ý, sáng dạ để có thể tư duy và phản biện. Và mừng vì con trẻ đã mạnh dạn nêu lên suy nghĩ, thắc mắc của mình để thầy cô có cơ hội giải đáp, uốn nắn và định hướng chân – thiện – mĩ.

Một điều chúng ta phải thừa nhận là trong cuộc sống hiện đại này, việc dạy dỗ, uốn nắn con trẻ thật khó. Các thế hệ 8X, 9X trở về trước có vẻ thuần hơn rất nhiều. Sự phản kháng của các con cũng nhẹ nhàng hơn. Còn bây giờ, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội cùng sự tiếp thu nhiều luồng thông tin một cách thiếu định hướng khiến tư duy phản biện của các con trở thành một nỗi lo của chúng ta.

Thực trạng học sinh lên mạng xã hội nói xấu thầy cô, nói xấu bố mẹ hay bình luận tiêu cực về các vấn đề đạo lí, nhân cách là điều không hiếm gặp. Sự thiếu hụt kĩ năng sống cùng với sự cổ xúy các đám đông khiến cái “tôi” của con trẻ bỗng lớn hơn và muốn thể hiện mình nhiều hơn. Chẳng suy nghĩ, chẳng đắn đo, các con thoải mái tư duy phản biện và mạng xã hội giúp lan truyền những thông điệp không đẹp đó thật nhanh.

Vấn đề cấp thiết lúc này chính là vai trò định hướng của thầy cô về thái độ phản biện của học sinh. Nếu bọn trẻ phản biện mang tính tích cực theo hướng xây dựng, học hỏi, chúng ta nên động viên, khuyến khích. Nhưng cũng có lúc chúng ta bắt gặp một thái độ phản biện rất tiêu cực theo hướng phủ định, bác bỏ và khăng khăng bảo vệ quan điểm ý kiến của mình.

Điều này không chỉ xảy ra trong học tập mà cả trong cuộc sống. Bố mẹ nhiều lúc bất lực với chính con cái của mình. Từ thảo luận chuyển sang tranh luận rồi tranh cãi gay gắt. Mâu thuẫn đôi khi kết thúc với sự ấm ức của con trẻ và sự tức giận của bố mẹ, thầy cô. Và khoảng cách giữa bố mẹ – con cái, thầy cô – học trò ngày càng xa nhau hơn.

Vì vậy, trước khi khuyến khích trẻ tư duy phản biện, phải chăng chúng ta cần phải định hướng về ý thức, định hướng thái độ, định hướng hành động cho con trẻ? Mọi định hướng đúng đắn đều thể hiện ngay trong nếp nghĩ, nếp sinh hoạt và cách ứng xử của chúng ta với các con.

Nguyễn Thùy

Theo Dân trí

Bạn đọc viết: Hãy định hướng để con trẻ phản biện!

Tư duy thời đại và triết lý giáo dục biến chuyển theo hướng khuyến khích người học phát huy năng lực cá nhân, khuyến khích học sinh phản biện.

Hòa mình vào xu thế mới, mỗi người thầy buộc phải thay đổi chính mình trước ánh mắt phân vân, cái nhìn hoài nghi, suy nghĩ trăn trở và câu nói chất vấn của trò...

Bạn đọc viết: Hãy định hướng để con trẻ phản biện! - Hình 1

Ảnh minh họa

Đọc bài viết "Học sinh Việt Nam sợ bị hỏi và lười phản biện" của nhà báo Lan Phương cùng trao đổi "Làm thế nào để tăng cường tư duy phản biện cho giới trẻ?" của bạn đọc Thùy Mai, tôi bất chợt nhớ về những thế hệ học trò của mình.

Niềm vui mỗi ngày của người giáo viên đứng lớp có lẽ là những giây phút cô trò hăng say, tập trung khám phá kiến thức mới hay hình thành một kỹ năng. Để có những tiết học sôi động, người thầy phải đầu tư nhiều cho khâu xây dựng kế hoạch dạy học và thiết kế các hoạt động học tập của học sinh.

Tuy nhiên, trang giáo án của thầy cô chẳng bao giờ có thể dự đoán được những tình huống sư phạm xảy ra trong tiết học. Những thắc mắc, phát vấn của học trò không ít lần làm thầy cô phải chững lại vài giây, thậm chí là "đứng hình".

Mới đây thôi, trong hội giảng cuối năm chào mừng các ngày lễ lớn, chúng tôi đã tham dự một tiết dự giờ môn lịch sử ở lớp 7. Cô giáo say sưa giảng bài, ghi bảng còn giáo viên dự giờ ngồi kín mít hàng ghế cuối lớp. Bỗng nhiên, một cánh tay giơ lên xin được ý kiến dù cô giáo không hề đặt câu hỏi.

Bao nhiêu ánh mắt lúc ấy đều tập trung nhìn về cậu bé lớp phó học tập. Con chững chạc đứng lên, nói rành mạch: "Thưa cô, cô ghi sai năm diễn ra trận đánh". Cô giáo hơi đỏ mặt, luống cuống lật lại trang sách sử và xin lỗi cả lớp vì thông tin chưa chính xác trên bảng.

Những tiếng xầm xì bắt đầu nổi lên. Mấy học sinh bên cạnh to nhỏ, đại ý là cô giáo đang dạy dự giờ, đừng "vạch lỗi" vậy mà tội cô. Giáo viên dự giờ cạnh tôi cũng có ý không hài lòng bởi có nhiều cách "nhắc khéo" cô chứ không thể "huỵch toẹt" ngay giữa đám đông như thế. Nhìn cậu bé học giỏi, năng động, tự tin đi ngược đám đông ấy, tôi bỗng thấy thương con vô cùng.

Tâm hồn con trẻ trong sáng, ngây thơ lắm. Chẳng như chúng ta, cảm xúc đôi khi bị chai sạn mất rồi. Tư duy của các con nhanh nhạy, sáng tạo lắm, chẳng bị gò bó vào những khuôn khổ vô hình hay hay bị quẩn quanh chuyện cơm áo gạo tiền. Và với tâm hồn, tư duy cùng trí tưởng tượng phong phú, các con phản biện là điều tất nhiên.

Trong thực tế, không phải người giáo viên nào cũng sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng cùng học sinh đào sâu kiến thức, giải quyết những thắc mắc, nghi vấn và chấp nhận sự phản biện của con trẻ.

Cách đây hai chục năm về trước, thế hệ 8X chúng tôi đến trường với tâm thế cực kỳ bị động. Chúng tôi học tập, cũng phát biểu xây dựng bài, cũng được mời trình bày ý kiến nhưng dường như mọi hoạt động cá nhân đều được bó khuôn trong quy chuẩn: Thầy cô luôn luôn đúng, học sinh tiếp thu tri thức theo lối truyền thụ một chiều và cực kỳ xa lạ với tư duy phản biện.

Giờ mọi thứ đã khác, tư duy thời đại cùng triết lý giáo dục biến chuyển theo hướng khuyến khích người học phát huy năng lực cá nhân, khuyến khích học sinh tư duy phản biện. Và hòa mình vào xu thế mới, mỗi người thầy buộc phải thay đổi chính mình trước ánh mắt phân vân, cái nhìn hoài nghi, suy nghĩ trăn trở và câu nói chất vấn của trò.

Đầu tiên, chúng ta cần khẳng định: Trò tư duy phản biện là điều đáng mừng. Điều đó có nghĩa là các con đang học tập có sự tập trung chú ý. Chứ không phải người ngồi trong lớp học mà tâm hồn vẩn vơ tận đâu đâu. Mừng vì các con thật sự sáng ý, sáng dạ để có thể tư duy và phản biện. Và mừng vì con trẻ đã mạnh dạn nêu lên suy nghĩ, thắc mắc của mình để thầy cô có cơ hội giải đáp, uốn nắn và định hướng chân - thiện - mĩ.

Một điều chúng ta phải thừa nhận là trong cuộc sống hiện đại này, việc dạy dỗ, uốn nắn con trẻ thật khó. Các thế hệ 8X, 9X trở về trước có vẻ thuần hơn rất nhiều. Sự phản kháng của các con cũng nhẹ nhàng hơn. Còn bây giờ, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội cùng sự tiếp thu nhiều luồng thông tin một cách thiếu định hướng khiến tư duy phản biện của các con trở thành một nỗi lo của chúng ta.

Thực trạng học sinh lên mạng xã hội nói xấu thầy cô, nói xấu bố mẹ hay bình luận tiêu cực về các vấn đề đạo lí, nhân cách là điều không hiếm gặp. Sự thiếu hụt kĩ năng sống cùng với sự cổ xúy các đám đông khiến cái "tôi" của con trẻ bỗng lớn hơn và muốn thể hiện mình nhiều hơn. Chẳng suy nghĩ, chẳng đắn đo, các con thoải mái tư duy phản biện và mạng xã hội giúp lan truyền những thông điệp không đẹp đó thật nhanh.

Vấn đề cấp thiết lúc này chính là vai trò định hướng của thầy cô về thái độ phản biện của học sinh. Nếu bọn trẻ phản biện mang tính tích cực theo hướng xây dựng, học hỏi, chúng ta nên động viên, khuyến khích. Nhưng cũng có lúc chúng ta bắt gặp một thái độ phản biện rất tiêu cực theo hướng phủ định, bác bỏ và khăng khăng bảo vệ quan điểm ý kiến của mình.

Điều này không chỉ xảy ra trong học tập mà cả trong cuộc sống. Bố mẹ nhiều lúc bất lực với chính con cái của mình. Từ thảo luận chuyển sang tranh luận rồi tranh cãi gay gắt. Mâu thuẫn đôi khi kết thúc với sự ấm ức của con trẻ và sự tức giận của bố mẹ, thầy cô. Và khoảng cách giữa bố mẹ - con cái, thầy cô - học trò ngày càng xa nhau hơn.

Vì vậy, trước khi khuyến khích trẻ tư duy phản biện, phải chăng chúng ta cần phải định hướng về ý thức, định hướng thái độ, định hướng hành động cho con trẻ? Mọi định hướng đúng đắn đều thể hiện ngay trong nếp nghĩ, nếp sinh hoạt và cách ứng xử của chúng ta với các con.

Nguyễn Thùy

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trầnNguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
21:18:30 21/05/2025
Lễ ăn hỏi đẫm nước mắt trước đám tang của cặp đôi đuối nước ở Cửa LòLễ ăn hỏi đẫm nước mắt trước đám tang của cặp đôi đuối nước ở Cửa Lò
20:36:41 21/05/2025
Vụ kẹo rau củ Kera: Vai trò của TikToker Tiến NguyễnVụ kẹo rau củ Kera: Vai trò của TikToker Tiến Nguyễn
17:55:55 21/05/2025
4 nàng hậu Việt vướng lao lý trước Thuỳ Tiên, có người "bóc lịch" đến 15 năm4 nàng hậu Việt vướng lao lý trước Thuỳ Tiên, có người "bóc lịch" đến 15 năm
17:32:28 21/05/2025
Vụ Tịnh Thất Bồng Lai: Bí ẩn danh xưng thầy ông nội, mạnh thường quân hé lộ sốcVụ Tịnh Thất Bồng Lai: Bí ẩn danh xưng thầy ông nội, mạnh thường quân hé lộ sốc
21:24:03 21/05/2025
Ý Nhi vừa nắm chắc ngồi Á Hậu liền bị đàn chị 'hại', đối thủ Nawat liền cứu giúpÝ Nhi vừa nắm chắc ngồi Á Hậu liền bị đàn chị 'hại', đối thủ Nawat liền cứu giúp
21:36:16 21/05/2025
Vụ 2 bố con dưới giếng sâu 30m gần 2 giờ: Phép màu từ tình phụ tửVụ 2 bố con dưới giếng sâu 30m gần 2 giờ: Phép màu từ tình phụ tử
19:20:37 21/05/2025
Giận hàng xóm, người đàn ông thả 2 con rắn dài 3m vào chung cư để "trả đũa"Giận hàng xóm, người đàn ông thả 2 con rắn dài 3m vào chung cư để "trả đũa"
20:43:10 21/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ

Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ

Ôtô

23:26:13 21/05/2025
Camera phía sau hiển thị không chính xác trên có thể gia tăng nguy cơ va chạm cho những chiếc Ford Explorer thuộc diện triệu hồi, khi lùi xe.
Thanh Lam xem show Lady Gaga với chồng, Thanh Hằng được nhạc trường hôn đắm đuối

Thanh Lam xem show Lady Gaga với chồng, Thanh Hằng được nhạc trường hôn đắm đuối

Sao việt

23:24:13 21/05/2025
Ca sĩ Thanh Lam khoe đi xem show Lady Gaga với chồng bác sĩ. Nhạc trưởng Trần Nhật Minh hôn siêu mẫu Thanh Hằng đắm đuối.
Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"

Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"

Tv show

23:11:17 21/05/2025
Đến giờ tôi lớn tuổi rồi nhưng chưa bao giờ tôi biết đàn áp một ai. Bản tính của tôi luôn muốn nâng đỡ người diễn chung, luôn tìm cách nâng bạn diễn lên.
Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'

Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'

Sao âu mỹ

23:07:22 21/05/2025
Tom Cruise trả lời ngượng ngùng khi được hỏi về kế hoạch mừng Ngày của cha trong cuộc phỏng vấn trên thảm đỏ ra mắt phim hôm 19.5.
Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc

Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc

Nhạc việt

23:00:34 21/05/2025
Các nghệ sĩ lâu năm như Tùng Dương, Võ Hạ Trâm và Hòa Minzy bất ngờ thống trị Top âm nhạc thịnh hành trên các nền tảng số là một hiện tượng đáng chú ý.
Bạn trai đòi tôi hàng tháng chuyển lương vào tài khoản để... anh giữ hộ

Bạn trai đòi tôi hàng tháng chuyển lương vào tài khoản để... anh giữ hộ

Góc tâm tình

22:40:41 21/05/2025
Anh bảo, mỗi tháng, tôi được quyền giữ lại một khoản cố định để chi tiêu những việc cá nhân. Số còn lại, anh muốn tôi chuyển vào tài khoản của anh, gọi là khoản đầu tư, tích cóp dành cho tương lai.
Hai học sinh thiệt mạng do đuối nước

Hai học sinh thiệt mạng do đuối nước

Tin nổi bật

22:38:37 21/05/2025
Chiều 21/5, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Quảng Trị đã tìm thấy thi thể nam sinh bị đuối nước tại thị xã Quảng Trị.
Google tích hợp AI vào công cụ tìm kiếm, trình duyệt web Chrome...

Google tích hợp AI vào công cụ tìm kiếm, trình duyệt web Chrome...

Thế giới số

22:37:06 21/05/2025
Tại sự kiện Google I/O đang diễn ra, gã khổng lồ tìm kiếm đã trình diễn hàng loạt công nghệ AI mới ấn tượng, trong đó nhiều tính năng AI đã sẵn sàng đến tay người dùng.
Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

Thế giới

22:32:49 21/05/2025
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nêu lý do mà chính quyền nước này chưa muốn áp thêm lệnh trừng phạt Nga dù các đồng minh phương Tây đã thực hiện điều này.
Dàn sao châu Á tại Cannes: Người được tung hô, người bị đuổi khỏi thảm đỏ

Dàn sao châu Á tại Cannes: Người được tung hô, người bị đuổi khỏi thảm đỏ

Phong cách sao

22:03:53 21/05/2025
Hành động lạ của Triệu Anh Tử với tài tử Tom Cruise tại thảm đỏ Liên hoan phim quốc tế Cannes 2025 bị nhiều khán giả Trung Quốc chỉ trích.
Phim The Secret Agent: Phim xuất sắc lấy bối cảnh u ám tại Brazil những năm 1970

Phim The Secret Agent: Phim xuất sắc lấy bối cảnh u ám tại Brazil những năm 1970

Hậu trường phim

21:43:47 21/05/2025
Phim The Secret Agent được chiếu tại liên hoan phim Cannes là phim mới của đạo diễn Kleber Mendona Filho. Phim lấy bối cảnh chế độ độc tài Brazil những năm 1970.