Hãy nhìn cách đối xử với người thầy

Chỉ đạo “Học thật, thi thật, nhân tài thật” của tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thu hút nhiều ý kiến tán đồng và bình luận.

Hãy nhìn cách đối xử với người thầy - Hình 1

Học sinh Trường THPT Nguyễn An Ninh (Q.10, TP.HCM) tặng hoa cho cô giáo chúc mừng Ngày nhà giáo VN – Ảnh: NHƯ HÙNG

Vài chục năm qua, mỗi khi chủ đề về thi cử được khơi lên, công luận cũng sôi nổi hưởng ứng nhưng rồi tình hình vẫn chậm được cải thiện.

“Học thật, thi thật, nhân tài thật” là mệnh đề cô đọng về ý nghĩa nên cần có nhiều ý kiến phân tích để cùng nhau hiểu sâu thêm. Và quan trọng hơn nữa là phải đề xuất giải pháp khả thi, hữu hiệu để câu khẩu hiệu này đi vào cuộc sống.

Ngành giáo dục đang đa dạng hóa các hình thức đánh giá trình độ người học, đây là con đường cải tiến đúng đắn, nên được tiếp tục để vừa mở thêm cơ hội cho người học vừa thực hiện nghiêm các kỳ thi hơn, chọn lọc đúng người giỏi hơn và loại được người học giả.

TS Hồ Thiệu Hùng

Khi nào người học chịu học thật?

Chỉ khi thấy việc học đó là cho mình, giúp ích cho cuộc sống của chính mình và gia đình, xã hội. Khi người học còn quá nhỏ để nhận ra điều này thì đứa bé sẽ học thật khi thấy học là vui, vui hơn khi phải ngồi nhà hay đi làm để kiếm cơm từ tuổi nhỏ. Khi nào thì học là vui?

Là khi được học với thầy cô dạy vui và dễ hiểu, dạy những điều thiết thực, áp dụng tốt trong cuộc sống thường ngày. Lớn thêm năm bảy tuổi nữa, người học sẽ nhận ra có nội dung môn học trong chương trình là “chán ngắt” với mình, có thầy cô dạy không hề vui chút nào nhưng trước áp lực của cha mẹ và trường, mình vẫn phải học.

Để học sinh chịu học và để đánh giá trình độ của học sinh, ngành giáo dục đề ra biện pháp thi cử. Thi cử biến thành mệnh lệnh thúc học trò chăm học. Lâu ngày học để thi trở thành “động cơ” chi phối quá trình học tập của nhiều người học.

Điểm thi, điểm học bạ hiện là cơ sở chủ yếu để đánh giá trình độ người học. Muốn thi đậu cao phải có học bạ đẹp, phải học tủ, có khi còn phải học thêm với thầy cô đang dạy lớp mình.

Video đang HOT

Khi thi, có học sinh còn có “tay trong”, có người “bảo trợ”. Vậy là cuộc thi trở thành không thật, không công bằng với số đông người học. Thực tế nhiều năm qua đã có gian lận trong các kỳ thi, thậm chí gian lận có hệ thống.

Cấp quản lý ra sức đối phó thì những học sinh và giáo viên mất chất càng ra sức ứng phó. Không ít sinh viên tốt nghiệp đại học bị cuộc sống chê vì thiếu hiểu biết về nghề nghiệp dù đủ về bằng cấp. Thị trường lao động vẫn khát nhân tài thật. Tương lai của quốc gia vì vậy mà bớt sáng.

Cách đối xử với người thầy có ảnh hưởng quan trọng

Để đưa khẩu hiệu “Học thật, thi thật, nhân tài thật” vào cuộc sống, thiết nghĩ cần có cách nhìn nhận sâu hơn về quan hệ giữa học – thi – nhân tài với bổn phận làm thầy. Trước hết xin nhắc lại một chân lý được người đời đúc kết: “Muốn đọc tương lai của một quốc gia, hãy nhìn vào giáo dục. Muốn đọc tương lai của giáo dục, hãy nhìn vào cách đối xử với người thầy”.

Vâng, cách đối xử với người thầy có ảnh hưởng rất quan trọng đến tương lai của một quốc gia. Không nhất thiết lương giáo viên phải cao nhất hay thuộc hàng cao nhất trong bảng thang lương.

Chỉ cần lương đủ sống và hai vợ chồng cùng làm việc thì đủ nuôi gia đình ở mức trung bình của xã hội là yên tâm rồi, khỏi lo chạy lo cơm áo gạo tiền, khỏi bị cám dỗ làm thêm những việc khiến lương tâm và lòng tự trọng của người làm thầy thấy áy náy. Khi đó người thầy có thể chuyên tâm dạy thật.

Chỉ cần được đối xử một cách tôn trọng bởi học sinh cùng cha mẹ các em và chính quyền các cấp là người thầy thấy mình được cả xã hội tôn trọng rồi.

Và nếu trong ngày 20-11 hằng năm, lãnh đạo chính quyền ngoài việc thăm các nhà quản lý giáo dục lão thành còn đi thăm hỏi được những nhà giáo tiêu biểu từng thầm lặng đứng lớp cả đời thì thái độ trân quý đó sẽ lan truyền mạnh mẽ.

Những giáo viên trọn đời sống vì sự nghiệp giáo dục, được phụ huynh cùng học sinh kính trọng, thương yêu chính là những nhân tài thật mà cả xã hội cần nâng niu, tôn trọng, vinh danh. Có vậy thì sẽ càng có nhiều người trẻ có tài năng muốn đi theo nghề dạy học.

Dạy học sinh, sinh viên không chỉ là dạy kiến thức mà còn phát triển năng lực, phẩm chất làm người.

Việc này đòi hỏi khắt khe hơn dạy kiến thức bởi việc “trồng người” này chỉ tốt khi chính người thầy làm tấm gương về người tử tế cho học trò qua cuộc sống hằng ngày của mình, trong đó dạy thật mỗi tiết lên lớp là một biểu hiện quan trọng nhất.

Thầy có hết lòng dạy thật thì mới hi vọng học sinh sinh viên chịu học thật. Thực tế cho thấy những bài dạy làm người của thầy còn được người học nhớ lâu hơn và vận dụng nhiều hơn là các bài dạy bộ môn…

“Ít mà tinh”

Chất lượng giáo dục sẽ không bị hạ thấp nếu Bộ GD-ĐT nghiên cứu để lược bỏ khỏi chương trình những nội dung chưa thiết thực theo phương châm “Ít mà tinh”, dành thời gian cho những nội dung thật cần thiết giúp hình thành năng lực và phẩm chất, đặc biệt là năng lực tự học để người học có thể tự cập nhật kiến thức mà tiến lên kịp theo cuộc cách mạng 4.0.

Có năng lực này, người học có thể học suốt đời, lấy tự học làm cốt như Bác Hồ từng nhắc nhở. Người nào đã biết tự học thì luôn học thật vì họ học cho chính mình và khi “thi”, họ cũng thi thật vì phải thi trong trường đời.

Bệnh thành tích còn "lộng hành", học thật, thi thật khó thành hiện thực

"Học thật, thi thật và nhân tài thật" là mong đợi từ ngàn xưa, nhưng do tình hình phát triển lại có hướng "học giả, thi giả và nhân tài giả", đặc biệt là "thi giả" ngày càng hoạt động mạnh.

Trong buổi làm việc với Bộ GD&ĐT vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh một số yêu cầu đối với ngành, mà nhiệm vụ hàng đầu là "học thật, thi thật và nhân tài thật".

Theo đó, cần đánh giá tổng thể, toàn diện, thẳng thắn về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành, nhất là trong thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; nêu rõ những kết quả, thành tựu đạt được, những mặt chưa được, các bài học kinh nghiệm, rút ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp đột phá, tổng thể cho thời gian tới.

Bệnh thành tích còn lộng hành, học thật, thi thật khó thành hiện thực - Hình 1

(Ảnh minh họa Ngọc Diệp)

TS. Lê Viết Khuyến (Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học Việt Nam) cho rằng: "Học thật, thi thật và nhân tài thật" là mong đợi từ ngàn xưa, nhưng do tình hình phát triển lại có hướng "học giả, thi giả và nhân tài giả", đặc biệt là "thi giả" ngày càng hoạt động mạnh mẽ.

"Để đất nước có một nền giáo dục thật tốt phải khắc phục được chuyện đó. Nhưng cũng không phải dễ vì chừng nào bệnh thành tích còn "lộng hành" từ cấp hệ thống đến cấp cơ sở thì mong muốn đó khó thành hiện thực" - TS Khuyến nhấn mạnh.

Người xưa đã có câu: "học tài thi phận" để ám chỉ những người học giỏi nhưng thi chưa chắc đỗ mà còn do nhiều yếu tố khác quyết định, yếu tố khác hiện nay là "gian lận". Gian lận trong thi cử đã trở thành căn bệnh trầm kha của nền giáo dục, gây ra những bức xúc, lo âu, thậm chí là căm phẫn trong xã hội.

GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam chia sẻ: "việc thi cử đòi hỏi một sự rất phải nghiêm minh, rất công bằng, cho nên phải đánh giá phải hết sức chặt chẽ và rất công tâm. Còn việc thi của chúng ta hiện nay nó được châm trước bởi nhiều lý do ngoài chuyên môn, ngoài việc đào tạo".

TS. Lê Viết Khuyến (Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học Việt Nam) nhận định: "Học thật" là học như thế nào thì thi cử như thế, không thể học một đằng thi cử một nẻo. Thi phải đúng nội dung quy định trong chương trình học, đánh giá chuẩn đầu ra phải xem kết quả học được có chuẩn đầu ra không. Việc hình thành văn hóa trung thực trong thi cử không phải dễ".

Để yêu cầu "thi thật" của Thủ tướng được thực hiện đúng thì chúng ta cần có những thay đổi từ cấp trung ương đến các cấp cơ sở.

TS. Lê Viết Khuyến (Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học Việt Nam) khuyến nghị: "Ở cấp cơ sở là đội ngũ thầy cô giáo, học sinh các trường phải nghiêm túc hơn, phải chặt chẽ tránh sự gian lận; tư lệnh ngành, những người đứng đầu thì phải có quan điểm, chỉ đạo rõ ràng, phải nghiêm túc, xây dựng chặt chẽ, tránh quy trình học để lấy bằng".

Thi cử là cách để đánh giá một quá trình học, thi cử trong từng giai đoạn, cần có những thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, đầu tiên phải "học thật" thì mới có thể "thi thật".

Ngoài ra, Ngành giáo dục ảnh hưởng từ nhiều năm nay có thói quen chuộng thành tích, chúng ta phải bài trừ căn bệnh thành tích thì mới có thể "học thật", hình thành tính trung thực trong thi cử, từ đó "thi thật" mới có thể thực hiện.

97,74% người khẳng định là "có bệnh thành tích"

Nhóm khảo sát, nghiên cứu về "Bệnh thành tích" trong giáo dục của GS.TS Nguyễn Ngọc Phú đã thực hiện ở 8 trường trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố và cho ra kết quả 97,7% người khẳng định có "bệnh thành tích" trong giáo dục.

GS.TS Nguyễn Ngọc Phú cho biết, "Bệnh thành tích" trong giáo dục, có thể được hiểu, đó là các hoạt động, hành động không trung thực trong báo cáo về kết quả giáo dục và đào tạo, tạo dựng thành tích ảo không có thực, dấu diếm các lỗi lầm trong hoạt động giáo dục và đào tạo của đơn vị do mình phụ trách, lừa dối, báo cáo sai sự thật, thổi phồng, phô trương các kết quả công việc mình đã thực hiện không đúng như thực tế đã có nhằm đạt được một mục đích cá nhân nào đó.

Đây là các hoạt động, hành động, hành vi gian lận lừa dối (GLLD) trong giáo dục, đào tạo. Bởi vậy, chúng ta có quyền gọi cái gọi là "Bệnh thành tích" trong giáo dục là đồng nghĩa với các hoạt động, hành vi gian lận lừa dối trong giáo dục.

Theo khảo sát ở 222 giáo viên và các cán bộ quản lý các nhà trường về có "Bệnh thành tích" trong giáo dục và đào tạo không và mức độ như thế nào thì 97,74% người khẳng định là "có bệnh thành tích", chỉ có 2,3% ý kiến cho rằng không có hiện tượng này.

Trong đó, có 72,35% số người trả lời (bao gồm giáo viên và cán bộ quản lý) cho rằng mức độ vi phạm này là "nghiêm trọng".

Số người cho rằng "rất nghiêm trọng" chiếm 23,04%. Số người đánh giá "đặc biệt nghiêm trọng" chiếm 4,6%.

Bệnh thành tích còn lộng hành, học thật, thi thật khó thành hiện thực - Hình 2

GS.TS Nguyễn Ngọc Phú cho rằng, thông qua khảo sát điều tra, chúng tôi cũng muốn làm rõ động cơ của các hành vi gian lận, lừa dối cũng nhằm hiểu sâu thêm cội nguồn của các hành vi bất ổn này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Clip Quý Bình đi thăm con, nghi bị nhà vợ "khinh" ra mặt, thực hư?Clip Quý Bình đi thăm con, nghi bị nhà vợ "khinh" ra mặt, thực hư?
21:21:21 09/05/2025
Võ Hạ Trâm giảm 19kg sau khi sinh, sắc vóc quyến rũ tuổi 35Võ Hạ Trâm giảm 19kg sau khi sinh, sắc vóc quyến rũ tuổi 35
21:38:54 09/05/2025
Nghệ sĩ bị đuổi việc vì để mic đụng vào nón "nữ hoàng cải lương": Phải bán cà phê cóc, vợ bỏ điNghệ sĩ bị đuổi việc vì để mic đụng vào nón "nữ hoàng cải lương": Phải bán cà phê cóc, vợ bỏ đi
23:12:48 09/05/2025
Hy hữu ở TP.HCM: Đi chợ mất xe máy nhiều tháng bỗng nhiên tìm lại đượcHy hữu ở TP.HCM: Đi chợ mất xe máy nhiều tháng bỗng nhiên tìm lại được
23:00:07 09/05/2025
Scandal ảnh nóng của Trần Quán Hy và những uẩn khúc chưa được hé lộScandal ảnh nóng của Trần Quán Hy và những uẩn khúc chưa được hé lộ
22:22:20 09/05/2025
2 nữ sinh mất tích bí ẩn sau cuộc gọi với gia đình2 nữ sinh mất tích bí ẩn sau cuộc gọi với gia đình
20:48:09 09/05/2025
Nam NSƯT sở hữu nhà 2 mặt tiền rộng 400m2 ở quận Phú Nhuận, tuổi 61 không vợ, không con ruộtNam NSƯT sở hữu nhà 2 mặt tiền rộng 400m2 ở quận Phú Nhuận, tuổi 61 không vợ, không con ruột
20:33:18 09/05/2025
Điều tra chủ trại vịt cùng một người đàn ông tử vong trong hồ nướcĐiều tra chủ trại vịt cùng một người đàn ông tử vong trong hồ nước
20:38:17 09/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi

Phim châu á

23:47:02 09/05/2025
The Match đã vươn lên top 1 Netflix Việt Nam, khẳng định sức hút khó cưỡng của bộ phim cũng như cái tên Yoo Ah In dù từng bị tẩy chay do bê bối đời tư.
"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy

"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy

Hậu trường phim

23:38:22 09/05/2025
Ở làng giải trí Hàn Quốc, nơi sắc đẹp và tài năng luôn phải song hành, Kim Ji Won là một trường hợp hiếm hoi khi hội tụ cả khí chất quý tộc lẫn thần thái màn bạc đặc trưng.
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49

Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49

Sao việt

23:33:43 09/05/2025
Ca sĩ Phan Đinh Tùng trải qua ca mổ vá lỗ thủng màng nhĩ tai trái tại bệnh viện ở TPHCM. Ca sĩ Minh Tuyết được khen nóng bỏng ở tuổi 49.
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết

Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết

Nhạc việt

23:31:22 09/05/2025
Trước câu hỏi về sự ưu ái dành cho đàn em MONO, ca sĩ Noo Phước Thịnh cười to, nói: Chúng tôi trong sạch, không có gì hết, là anh em này nọ đó .
Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025

Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025

Sao thể thao

23:29:37 09/05/2025
Được kỳ vọng khá nhiều, tuy nhiên tay vợt nữ người Philippines là Alexandra Eala dừng bước ngay ở vòng 1 Italian Open 2025 trước đối thủ Kostyuk.
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!

Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!

Sao châu á

23:15:20 09/05/2025
Trong lúc Jennie (BLACKPINK) đang gây bão toàn cầu tại sự kiện Met Gala, thì ở quê nhà Hàn Quốc, chương trình Yoo Quiz On The Block của cô cũng vừa lên sóng.
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ

Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ

Pháp luật

22:56:11 09/05/2025
Ngày 9/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thành Đạt (SN 1998, trú thị trấn Trung Phước, huyện Quế Sơn) về hành vi lừa đảo chiếm đ...
Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên

Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên

Thế giới

22:55:46 09/05/2025
Giáo hoàng Leo XIV ngày 9.5 đã cử hành thánh lễ và có bài giảng đầu tiên tại nhà nguyện Sistine trên cương vị mới.
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'

Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'

Tv show

22:46:40 09/05/2025
Ngồi ghế nóng chương trình Hãy nghe tôi hát , nhạc sĩ Giao Tiên ngẫu hứng tiết lộ về bóng hồng trong ca khúc Cô Thắm về làng từng được danh ca Thái Châu thể hiện thành công.
Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm

Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm

Sức khỏe

22:32:25 09/05/2025
Giáo sư Leo Poon Lit-man, chủ tịch khoa virus học y tế công cộng, cho biết tác dụng bảo vệ lâu dài của vắc xin mới có thể giúp giảm nhu cầu tiêm vắc xin hằng năm, dù cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để xác định tần suất chính xác.
Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?

Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?

Nhạc quốc tế

22:10:32 09/05/2025
Việc Trung Quốc chấm dứt lệnh cấm Hallyu tại Trung Quốc có thể trở thành bước ngoặt lớn đối với toàn ngành Kpop.