Hệ lụy ‘không thể đảo ngược’ khi nhiệt độ tăng cao hơn ngưỡng 1,5 độ C
Trong bối cảnh nhiệt độ toàn cầu đang tiến gần hơn tới ngưỡng tăng giới hạn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, một nghiên cứu mới cho thấy những nỗ lực lớn nhằm loại bỏ khí carbon dioxide ( CO2) ra khỏi bầu khí quyển cũng sẽ không đủ để ngăn chặn những tác động nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu, thậm chí dẫn đến hậu quả “không thể đảo ngược” cho Trái đất.
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho biết việc loại bỏ CO2 có thể giúp làm chậm quá trình hành tinh nóng lên do giảm lượng khí nhà kính tích tụ trong khí quyển. Tuy nhiên, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature ngày 9/10, ngay cả khi việc loại bỏ khí này hiệu quả thì cũng không thể làm giảm thiểu các khía cạnh khác của biến đổi khí hậu, từ mực nước biển dâng đến những thay đổi của các dòng hải lưu, thậm chí những hiện tượng này có thể tiếp tục kéo dài nhiều thiên niên kỷ.
Ông Carl-Friedrich Schleussner, một trong những tác giả của nghiên cứu, nhận định ngay cả khi nhiệt độ giảm xuống mức thấp, thế giới cũng khó có thể quay lại trạng thái ban đầu.
Video đang HOT
Việc loại CO2 đòi hỏi nhiều kỹ thuật khác nhau, nhưng cùng nhằm mục đích chiết xuất trong khí quyển và lưu trữ khí này, trong đó có các giải pháp tự nhiên như tái trồng rừng và tảo biển, cùng với các cải tiến công nghệ lọc CO2 khỏi không khí.
Một nghiên cứu công bố tháng 6 cho biết áp dụng các phương pháp hiện tại, ước tính thế giới có thể loại bỏ khoảng 2 tỷ tấn CO2 ra khỏi khí quyển mỗi năm. Tuy nhiên, con số này phải tăng lên khoảng 7 – 9 tỷ tấn mới có thể đáp ứng các mục tiêu về khí hậu của thế giới.
Ngoài ra, nhà nghiên cứu Joeri Rogelj từ Đại học Imperial College London, đồng tác giả nghiên cứu, chỉ ra những hạn chế về khả năng tiếp cận đất đai cho các khu rừng mới và chi phí cao liên quan đến ứng dụng công nghệ. Ông cảnh báo rằng việc ưu tiên đất đai để quản lý khí thải có thể mâu thuẫn với các mục đích khác, chẳng hạn như đa dạng sinh học và sản xuất lương thực.
IPCC cũng lưu ý rằng ngay cả trong các kịch bản giảm phát thải lạc quan nhất, mức vượt quá chỉ 0,1 độ C có thể đòi hỏi thế giới phải loại bỏ khoảng 220 tỷ tấn CO2, trong khi vượt quá 0,5 độ C sẽ cần loại bỏ hơn 1.000 tỷ tấn. Ông Rogelj cũng nêu bật những rủi ro đáng kể liên quan đến việc vượt ngưỡng, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải cắt giảm phát thải ngay lập tức để giảm thiểu hiệu quả các mối đe dọa của biến đổi khí hậu.
Khí nhà kính tích tụ trong bầu khí quyển năm 2023 cao kỷ lục
Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết nồng độ của 3 loại khí nhà kính chính do con người gây ra - gồm carbon dioxide (CO2), methane và nitrous oxide (N2O) - tích tụ ở mức cao nhất trong lịch sử vào năm ngoái.
Theo NOAA, nồng độ CO2 trong năm 2023 trung bình ở mức 419,3 phần triệu, tăng 50% so với thời kỳ tiền công nghiệp và là mức tăng cao thứ ba trong vòng 65 năm được ghi nhận.
Các nhà khoa học đặc biệt lo ngại về nồng độ methan trong bầu khí quyển tăng nhanh, mức trung bình trong năm 2023 là 1922,6 phần tỷ, tăng 160% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Loại khí nhà kính này có thời gian tồn tại ngắn hơn nhưng có khả năng lưu giữ nhiệt hơn. Tính trong vòng một thập kỷ qua, nồng độ cả CO2 và methane đều tăng 5,5%.
Cũng theo NOAA, năm ngoái, nồng độ N2O tăng 1 phần tỷ lên các mức cao mới. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) nhấn mạnh tất cả các hoạt động nông nghiệp, đốt nhiên liệu, phân bón và hoạt động công nghiệp đều góp phần tạo ra N2O và loại khí này có thể tồn tại trong khí quyển tới 100 năm.
Nhà khoa học khí hậu Rob Jackson tại Đại học Stanford, người giám sát Dự án Carbon toàn cầu, nhấn mạnh sự gia tăng khí methane rất đáng lo ngại. Ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch đang khiến các hệ sinh thái tự nhiên, như vùng đất ngập nước và vùng đất đóng băng vĩnh cửu, nóng lên. Những hệ sinh thái đó thậm chí còn phát thải nhiều khí nhà kính hơn nữa khi chúng nóng lên.
Lượng khí nhà kính ngày càng tăng khiến nhiệt độ toàn cầu cũng không ngừng tăng lên. Năm ngoái là năm nóng nhất từng được ghi nhận trên toàn thế giới cùng với những hậu quả kèm theo như lũ lụt, hạn hán, các đợt nắng nóng cực đoan và cháy rừng. Lượng khí nhà kính tăng cũng đẩy thế giới vào tình trạng chưa từng thấy kể từ trước nền văn minh nhân loại. Nồng độ CO2 hiện nay tương đương với mức cách đây khoảng 4 triệu năm, thời kỳ mà mực nước biển cao hơn hiện nay khoảng 22,8m. Nhiệt độ trung bình nóng hơn đáng kể và những khu rừng khổng lồ đã chiếm giữ nhiều phần của Bắc Cực.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng các quốc gia phải nhanh chóng giảm phát thải ròng xuống mức 0 và sau đó bắt đầu loại bỏ carbon khỏi khí quyển để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trong tương lai.
Diện tích rừng Amazon bị mất bằng Đức và Pháp cộng lại Ngày 23/9, các chuyên gia nghiên cứu về môi trường cho biết diện tích rừng Amazon bị mất đi do tình trạng phá rừng trong 4 thập kỷ qua hiện đã tương đương với diện tích của 2 nước Đức và Pháp cộng lại, làm gia tăng tình trạng hạn hán và các đám cháy rừng kỷ lục trên khắp khu vực Nam...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Houthi tự nhận bắn tiêm kích F-18 rơi khỏi tàu sân bay Mỹ

Israel đối mặt áp lực trước thềm chuyến thăm vùng Vịnh của Tổng thống Mỹ

Đặc phái viên của Tổng thống Trump: Ukraine chấp nhận nhượng bộ lãnh thổ trên thực tế

Anh tham gia không kích cùng Mỹ nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen

Eric Trump: Ngân hàng có thể bị 'tuyệt chủng' trong 10 năm nữa

Giấc mơ Giáo hoàng người châu Phi có thành hiện thực?

Tổng thống Zelensky điện đàm với Thủ tướng Canada về lệnh trừng phạt Nga

Ấn Độ đóng cửa không phận đối với toàn bộ máy bay Pakistan

Ukraine vạch trần bê bối vụ 120.000 đạn cối 'tịt ngòi' chuyển ra chiến trường

Quân đội Triều Tiên thay đổi thế nào dưới sự huấn luyện của Nga

Tổng thống Trump lên tiếng sau khi Mỹ ký thoả thuận khoáng sản với Ukraine

Biến đổi khí hậu thổi bùng 'giặc lửa' tại Hàn Quốc
Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm Mercusys MB112-4G: giải pháp router 4G linh hoạt cho người dùng phổ thông
Thế giới số
19:40:03 01/05/2025
Nhóc tỳ Vbiz gia thế khủng: Họ nội toàn giáo sư và nhà văn hoá lớn, mẹ có học thức đáng gờm
Sao việt
19:32:56 01/05/2025
Truy xét hành tung hai nhóm thanh niên ném đá hỗn chiến trong đêm
Pháp luật
18:30:22 01/05/2025
Xử lý bãi giữ xe máy 'chặt chém' 100.000 đồng sau xem diễu binh
Tin nổi bật
18:24:14 01/05/2025
Raphinha phá vỡ kỷ lục đáng kinh ngạc của Messi
Sao thể thao
18:08:42 01/05/2025
Nữ diễn viên duy nhất đóng 2 phim dịp lễ: 'Tôi vẫn ở nhà thuê, đi xe công nghệ'
Nhạc việt
17:50:24 01/05/2025
Nấu bữa tối ngon trọn vẹn chỉ trong chưa đầy 1 giờ: Đủ món mặn - rau - canh, nhanh gọn lại bổ dưỡng!
Ẩm thực
17:39:03 01/05/2025
Hoàng Doãn Minh Hà: "Nam thần cứu hoả" 1 thời, giờ thay đổi chóng mặt, đã có vợ
Netizen
16:12:42 01/05/2025
"Nữ thần học đường" xóa sạch mọi giấu vết về bạn trai "phim giả tình thật", xem phản ứng khán giả càng không ngờ!
Sao châu á
16:11:02 01/05/2025
Các mẫu điện thoại giá rẻ dưới 3 triệu đồng đáng mua trong tháng 5
Đồ 2-tek
15:14:14 01/05/2025