Hệ thống ‘điều hòa nhiệt độ’ của học trò M’Nông
Cô học trò H’Truyên H’Long ở xã Yang Mao, H.Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk không chỉ học giỏi mà còn đoạt giải quốc gia về sáng chế…
Cô học trò H’Truyên H’Long – QUANG VIÊN
Thầy Y Sang Niê là Hiệu trưởng Trường THCS Yang Mao, nơi H’Truyên theo học, sốt sắng đưa tôi đến nhà cô học trò “cưng” ở buôn Kiều. Chiều muộn, H’Truyên cũng từ rẫy đeo gùi về đến nhà. Cô bé người M’Nông với đôi mắt to tròn, đen láy, lễ phép mời chúng tôi vào căn nhà rộng chừng 10 m2, trống huơ trống hoác.
Thầy Y Sang Niê cho biết: Gia đình của H’Truyên là hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bố mẹ em có vài sào đất trồng hoa màu nên không nuôi được 5 miệng ăn. Đi học nhưng H’Truyên còn phải thường xuyên đi kiếm củi, làm cỏ lúa, đào sắn, giữ bò… giúp bố mẹ. Mấy lần cô học trò nghèo bỏ học nhưng giáo viên chủ nhiệm luôn động viên em tiếp tục đến trường.
H’Truyên thật thà tâm sự với đôi mắt đượm buồn: “Nhà cháu quanh năm ăn không đủ no. Bữa ăn có thịt cá chỉ là giấc mơ thôi. Lâu lâu bố kiếm được ít cá suối, còn món thường xuyên ăn với cơm là lá sắn xào với dầu. Cháu thèm được ăn một tô bún lắm”.
Video đang HOT
Thầy Y Sang Niê cho biết thêm: “Nhiều năm rồi, H’Truyên phải đi nhờ xe đạp của bạn để đến trường. Năm nay, nhà em mới có điện và góc học tập của em là nền nhà”. Nghèo khó như vậy, nhưng suốt từ lớp 1 đến lớp 9, H’Truyên luôn là học sinh giỏi hoặc tiên tiến. Đặc biệt, trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học được tổ chức vào tháng 3.2018 tại TP.Đà Lạt, H’Truyên H’Long đã xuất sắc đoạt giải nhì. Sản phẩm dự thi của cô học trò nghèo này mang tên dự án “Điều hòa nhiệt độ nhà ở bằng phương pháp tiếp đất và thông khí”.
Ý tưởng thực hiện dự án của H’Truyên bắt nguồn từ mơ ước muốn giúp bà con nghèo sống trong những căn nhà cực nhỏ luôn nóng hừng hực vào mùa hè và lạnh lẽo vào mùa đông có được thiết bị thay thế máy điều hòa vừa rẻ tiền, vừa tiết kiệm điện.
Ngồi ngay trên nền nhà, H’Truyên vẽ ra rồi thuyết minh cho tôi về dự án đoạt giải của mình. Đó là hệ thống điều hòa nhiệt độ nhà ở bằng phương pháp tiếp đất và thông khí. Hệ thống điều hòa này tận dụng nhiệt ở tầng đất sâu 2 m để làm mát hoặc làm ấm cho ngôi nhà. Để lấy được không khí đã làm mát hoặc đã làm ấm thì sử dụng hệ thống ống chôn dưới đất, kết hợp việc lưu thông khí bằng quạt hút. Quạt hút, ống thoát khí sử dụng năng lượng mặt trời để giảm điện năng đến mức thấp nhất.
Mặc dù có năng khiếu vật lý, nhưng ước mơ của H’Truyên H’Long là trở thành bác sĩ để sau này chữa bệnh cho bà con nghèo ở địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo thanhnien
Đắk Nông: Tìm chính sách để thúc đẩy phát triển giáo dục - đào tạo dành cho đồng bào DTTS
Ngày 10/5, tại Đắk Nông, Bộ GD-ĐT phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo Đánh giá việc thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo đối với Đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS, MN).
Chủ trì hội thảo có Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến, cùng sự tham dự của đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT, Ban Dân tộc các tỉnh thành trên cả nước.
Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc, trong những năm qua, sự nghiệp GD-ĐT vùng DTTS, MN đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng DTTS, MN đã có những chuyển biến đáng kể, qua đó đã khuyến khích công tác dạy và học, tạo sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ GD-ĐT phối hợp với Ủy ban dân tộc bàn về chính sách cho học sinh DTTS
Tuy nhiên, GD-ĐT vùng DTTS, MN còn một số bất cập, hạn chế như mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt ở một số trường chuyên biệt vùng DTTS, MN. Đội ngũ GV, CBQL giáo dục nhiều nơi còn bất cập, hạn chế. Chất lượng các cơ sở đào tạo vùng DTTS, MN còn thấp, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa hợp lý...
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số là một trong 3 khâu đột phá chiến lược của đất nước. Sau 15 năm thực hiện nghị quyết 24, trong thực tế triển khai, ngành giáo dục các địa phương đã thực hiện chính sách phát triển giáo dục miền núi và chính sách dân tộc có những thành công nhất định.
Nhiều đại biểu đề xuất về thực hiện chính sách thúc đẩy giáo dục cho học sinh DTTS
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục, đào tạo và nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội đang là thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Hội thảo tổ chức tại Đắk Nông lần này nhằm đánh giá tình hình thực hiện các chính sách GD-ĐT đối với đồng bào DTTS, MN, từ đó đề ra một số định hướng và giải pháp trong thời gian tới. Đồng thời kiến nghị những chính sách cụ thể lên Trung ương, Quốc hội, Chính phủ để nhằm mục đích nâng cao chất lượng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vùng DTTS, MN.
"Theo quan điểm của Bộ GD-ĐT, điều quan trọng nhất bây giờ là phải hỗ trợ để giải quyết một số khó khăn, mà phải có chính sách nâng cao chất lượng trên cơ sở tạo điều kiện đảm bảo chất lượng để cho giáo dục miền núi có thể vượt trũng được. Chúng tôi cùng với Uỷ ban Dân tộc và một số cơ quan liên quan sẽ có chương trình hành động cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục miền núi, chỉ có giải pháp này chúng tôi mới thấy được rất nhiều vấn đề của giáo dục miền núi, mới có thể giải quyết căn cơ được", ông Nhạ nhấn mạnh.
Dương Phong
Theo Dân trí
Gia Lai: Thầy cô góp gạo giúp cho học sinh nghèo đến trường Trong hơn 2 năm qua, các giáo viên trong trường THPT Trần Cao Vân (xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, Gia Lai) đã tự nguyện góp tiền hoặc đi xin hỗ trợ nhằm "tiếp sức" đến trường cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ vậy, các học sinh đã có tinh thần quyết tâm trong học tập và tiếp thêm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chiếc sportbike khiến dân chơi 'sốc nhẹ': Sức mạnh và trang bị khủng, mà giá cực mềm!
Xe máy
09:02:30 16/05/2025
Mỹ đưa ra điều kiện mới để dàn xếp xung đột Nga - Ukraine?
Thế giới
08:52:47 16/05/2025
Diễn biến bất ngờ vụ người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô
Tin nổi bật
08:47:41 16/05/2025
Bộ Công an yêu cầu tiếp tục điều tra mở rộng vụ án ma túy ở Quảng Ninh
Pháp luật
08:41:51 16/05/2025
Trải nghiệm du lịch xanh đất Ngọc
Du lịch
08:38:53 16/05/2025
Cận cảnh Samsung Galaxy S25 Edge vừa ra mắt, giá từ 30 triệu đồng
Đồ 2-tek
08:35:22 16/05/2025
Chỉ số mỡ máu cao, điều gì đang chờ phía sau?
Sức khỏe
08:34:44 16/05/2025
Top 4 WAGs Việt sang chảnh về quê chồng lộ mặt mộc, xắn tay vào bếp: Doãn Hải My hay Huyền Mi ghi điểm tuyệt đối?
Netizen
08:30:01 16/05/2025
Có bố dọn vệ sinh, mẹ làm giúp việc nhưng bạn trai vẫn rất đáng để tôi yêu
Góc tâm tình
08:13:18 16/05/2025
Chỉ một cấm chọn, T1 hé lộ căn nguyên cho điểm yếu của Gumayusi
Mọt game
08:08:27 16/05/2025