Hết thời “giấy phép con”
Sau bao quyết tâm của Bộ GD&ĐT, quy định về chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với giáo viên được bãi bỏ.
Ảnh minh họa
Dự kiến, trong tháng này, quy định cụ thể về việc này sẽ ban hành. Đây được xem là tin vui đối với đội ngũ giáo viên trên cả nước, bởi những “giấy phép con” sẽ không còn là “rào cản” để nhà giáo phát triển sự nghiệp “trồng người”.
Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với giáo viên từng là chủ đề được báo chí lên tiếng phản ánh, và ví như “giấy phép con hành giáo viên”, tạo ra những áp lực không đáng có cho đội ngũ thầy, cô giáo; thậm chí còn là “rào cản”, làm mai một lòng yêu nghề của nhà giáo.
Thực tế cho thấy, để có được các chứng chỉ này, giáo viên vừa mất tiền, vừa mất thời gian và công sức. Điều đáng nói, phần lớn sau khi học xong, các loại chứng chỉ này gần như không phát huy tác dụng trong chuyên môn, nghiệp vụ.
Còn nhớ, tại nhiều kỳ họp của Quốc hội và các diễn đàn, hội thảo, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học luôn là đề tài được các đại biểu thảo luận sôi nổi. Nhiều đại biểu thẳng thắn nêu lên những bất cập về nạn mua – bán chứng chỉ, dẫn đến những câu chuyện “dở khóc, dở cười”, “tiền mất, tật mang”… mà nạn nhân chính là các thầy, cô. Đây chính là hệ lụy của việc quy định giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học phục vụ cho việc tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ giáo viên, Bộ GD&ĐT đã lên tiếng; đặc biệt Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng rất trăn trở và chỉ đạo quyết liệt về vấn đề này trong suốt thời gian qua. Kết quả, Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ đã đi đến thống nhất bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với giáo viên.
Tin vui này đã giải tỏa những băn khoăn, mối lo thường trực của hơn 1 triệu giáo viên trên cả nước. Đáp ứng lòng mong mỏi của các thầy, cô giáo; thậm chí nhiều giáo viên mừng rơi nước mắt khi được “cởi trói” khỏi những quy định, ràng buộc không thiết thực mà bấy lâu nay họ vẫn canh cánh trong lòng.
Ảnh minh họa
Chẳng thế mà, ngay sau khi thông tin này được phát đi, không chỉ đội ngũ giáo viên, mà dư luận cũng đều đồng tình, hưởng ứng. “Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học” trở thành từ khóa “hot”, được tìm kiếm nhất trong 2 ngày qua. Bằng chứng là, nếu gõ từ khóa này trên Google, trong khoảng 40 giây sẽ cho kết quả là trên 19 triệu 300 nghìn tin, bài liên quan. Thế mới thấy mức độ quan tâm đến vấn đề này như thế nào?!.
Nói như Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên, trong quá trình học sư phạm các thầy cô đã được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ở các mức độ khác nhau, nên việc tiếp tục phải bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ là chưa thiết thực.
Ai cũng hiểu, ngoại ngữ, tin học là cần thiết không chỉ với giáo viên, mà còn với tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động – nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Tuy nhiên, với quy định như thời gian qua, vô hình trung khiến việc học bổ túc để được cấp chứng chỉ của giáo viên mang tính hình thức, chiếu lệ, không có giá trị về nâng cao năng lực sư phạm.
Khi ngoại ngữ, tin học đã được đưa vào chương trình đào tạo giáo viên, chúng ta nên nâng cao một cách phù hợp; để khi ra trường, giáo viên có đủ năng lực phục vụ công việc và phát triển nghề nghiệp.
Bỏ quy định chứng chỉ ngoại ngữ và tin học: "Cởi trói" cho giáo viên
Bộ GD&ĐT đã làm việc, trao đổi và đi đến thống nhất với Bộ Nội vụ về việc bỏ quy định chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách tại Trường Tiểu học Gia Sàng (TP Thái Nguyên). Ảnh: Thế Đại
Ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết như trên.
Mong muốn thành hiện thực
Ông Đặng Văn Bình cho biết: Với nội dung trên, Bộ Nội vụ đã có ý kiến chính thức tại Công văn số 4853 ngày 16/9/2020 và Công văn số 5646 ngày 27/10/2020; sau đó, Bộ GD&ĐT sẽ hiện thực hóa trong chùm Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập sắp được ban hành.
Việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên. Đã có nhiều phản ánh về những áp lực, cũng như tiêu cực khi giáo viên phải đi học để có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Bên cạnh đó, trên thực tế, trong quá trình đào tạo các thầy cô đã được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ở những mức độ khác nhau, nên việc tiếp tục phải bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ là hình thức, chưa thiết thực.
"Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã rất trăn trở và chỉ đạo quyết liệt về vấn đề này trong suốt thời gian qua. Cùng với việc thông tin ở Quốc hội, rồi nhiều lần làm việc trực tiếp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng và Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đồng thời chỉ đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (đơn vị tham mưu giúp Bộ trưởng trong ban hành các tiêu chuẩn, quy định liên quan đến nhà giáo) để có thể "cởi trói" cho giáo viên về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học" - ông Đặng Văn Bình cho hay.
Giáo viên chịu không ít áp lực về các chứng chỉ về tin học và ngoại ngữ. Ảnh minh họa
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, khi Luật Viên chức sửa đổi ban hành, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã tham mưu xây dựng các Thông tư mới quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Điểm nhấn đáng chú ý của các Thông tư này, theo ông Đặng Văn Bình, chính là tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng không còn yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; không quy định giáo viên dạy ngoại ngữ phải có ngoại ngữ 2; không quy định giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số phải có chứng chỉ dạy tiếng dân tộc.
"Bộ trưởng cũng chỉ đạo những nội dung về ngoại ngữ, tin học tới đây sẽ được tính toán để đưa vào chương trình đào tạo giáo viên một cách phù hợp; để khi ra trường, giáo viên có đủ năng lực ngoại ngữ, tin học phục vụ công việc" - ông Đặng Văn Bình thông tin thêm.
Trong giờ Tin học tại Trường Tiểu học Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Ban hành văn bản trong tháng 12
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã hoàn tất các quy trình soạn thảo văn bản và đơn vị đầu mối là Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục sẽ trình Lãnh đạo Bộ ban hành chùm Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập trong tháng 12 này.
Trước đó, tại cuộc tiếp xúc cử tri thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết: Bộ GD&ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ để đi tới thống nhất, xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên. Thông tin này đem đến niềm vui cho hơn 1 triệu giáo viên khắp cả nước.
Trong tháng 10/2020, Bộ GD&ĐT cũng ban hành Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Cả 2 Thông tư này đều bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng.
Bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học: Giáo viên mừng rơi nước mắt 'Có người bán thóc, bán lúa để lấy tiền ôn rồi thi lấy chứng chỉ. Rồi lỡ mất cả cơ hội vào biên chế chỉ vì một cái chứng chỉ. Bỏ được quy định chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, chúng tôi mừng rơi nước mắt'. Giáo viên phấn khởi vì quy định bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học - BẢO CHÂU...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Clip HOT: Bắt gọn "điên nữ" Seo Ye Ji đến Đà Nẵng giữa lùm xùm Kim Soo Hyun, vừa hạ cánh liền "đại náo" MXH
Sao châu á
12:36:20 08/05/2025
Nam MC phải bán nhà cứu con bật khóc: "Bác sĩ nói tôi về lo hậu sự rồi sinh đứa khác đi"
Tv show
12:30:48 08/05/2025
Sao phim Sex Education bị chế giễu kém duyên
Sao âu mỹ
12:28:38 08/05/2025
Giá xe Wave Alpha 110 mới nhất rẻ không tưởng tại đại lý, xứng danh xe số rẻ, xịn, bền, đẹp nhất thị trường
Xe máy
12:13:41 08/05/2025
Đại lý bắt đầu nhận cọc Lynk & Co 08, giá tạm tính khoảng 1,5 tỷ đồng
Ôtô
12:12:23 08/05/2025
Nam hiệu trưởng 'trượt tay' gửi ảnh, group trường 27 người 'rửa mắt', lý do sốc!
Tin nổi bật
11:59:54 08/05/2025
Chậm mà chắc, càng về sau càng giàu: 4 con giáp đại phát sau tuổi 35, càng muộn càng vượng, đổi đời ngoạn mục ở tuổi trung niên
Trắc nghiệm
11:36:42 08/05/2025
Thái Hòa mất liên lạc với đồng nghiệp, lộ cảnh nằm 1 chỗ, lý do gây bất ngờ
Sao việt
11:36:29 08/05/2025
Ukraine sẵn sàng đàm phán hòa bình chấm dứt xung đột
Thế giới
11:35:20 08/05/2025
Đỗ Mạnh Cường ngồi 'ghế nóng' show thực tế về người mẫu
Phong cách sao
11:22:27 08/05/2025