Hiệu quả chương trình tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long
Thời gian qua, nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) liên tục tăng trưởng nhờ khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế; đạt được những thành tựu vượt bậc, đóng góp tỷ lệ lớn vào tăng trưởng nông nghiệp cả nước.
Đồng hành cùng thành tựu đó có vai trò “huyết mạch” của nguồn vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn, bền bỉ đến với các doanh nghiệp, hợp tác xã và nhà nông trong khu vực.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Để hỗ trợ cho khu vực kinh tế vùng phát triển, hệ thống ngân hàng của 12 tỉnh vùng ĐBSCL, gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên;
Chương trình, chính sách trọng điểm một số ngành, lĩnh vực; mở rộng các sản phẩm tín dụng tiêu dùng hiệu quả ở vùng nông thôn, vùng khó khăn để tăng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng “đen”, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân; đẩy mạnh thực hiện Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp theo chỉ đạo của NHNN, trong đó chú trọng đến công tác tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, triển khai các chính sách tín dụng, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh, hệ thống ngân hàng của12 tỉnh trong vùng đã quyết liệt triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, cũng như mọi mặt đời sống, sản xuất của người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch, góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho khách hàng đang có dư nợ tín dụng, đồng thời hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần khôi phục kinh tế.
Cụ thể, các tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động thống kế, rà soát khách hàng có dư nợ vay bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, làm việc trực tiếp với từng khách hàng là doanh nghiệp theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng doanh nghiệp” để chủ động, kịp thời thực hiện các chính sách, giải pháp thiết thực tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo quy định; cân đối khả năng tài chính, tiết giảm tối đa chi phí hoạt động, tận dụng mọi nguồn lực, hỗ trợ giảm lãi suất cho vay hợp lý đối với dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới nhằm hỗ trợ duy trì, khôi phục sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh triển khai các giải pháp hỗ trợ tín dụng, thanh toán không dùng tiền mặt, miễn/giảm phí….
Cùng với đó, các TCTD linh hoạt trong xử lý chứng từ giao dịch, hỗ trợ khách hàng trong thời gian giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa như không bắt buộc khách đến ngân hàng thực hiện các nghĩa vụ đến hạn về trả nợ, lãi vay, vận động, khuyến khích khách hàng tiền gửi đến hạn rút gốc, lãi tái tục thêm kỳ hạn gửi tiền hoặc thanh toán tiền gửi qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại Công văn số 5747/NHNN-TD ngày 10/8/2021 về việc đảm bảo vốn tín dụng phục vụ mua, tạm trữ thóc gạo tại khu vực ĐBSCL, nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc thu mua lúa gạo tại khu vực ĐBSCL, hệ thống ngân hàng 12 tỉnh trên địa bàn chủ động cân đối nguồn vốn, bảo đảm đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu vốn và mở rộng thêm hạn mức tín dụng đã cấp cho thương nhân, doanh nghiệp.
Tính đến ngày 31/12/2021, mạng lưới hoạt động của các TCTD trên địa bàn 12 tỉnh vùng ĐBSCL có 1.597 điểm giao dịch trong đó: 318 chi nhánh cấp 1; 137 chi nhánh huyện thuộc tỉnh; 983 phòng giao dịch; 149 quỹ tín dụng nhân dân và 11 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô.
Thực hiện huy động vốn đạt 568.649 tỷ đồng, tăng 6,41% so với cuối năm 2020. 12/12 tỉnh hệ thống ngân hàng trên địa bàn đều tăng trưởng dương (trong đó hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh có tỷ lệ tăng cao là tỉnh Kiên Giang 10,8% và tỉnh Long An 9,0%).
Video đang HOT
Nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn 12 tỉnh vùng ĐBSCLluôn đồng hành, nỗ lực triển khai chính sách, chương trình cho vay tín dụng phục vụ phát triển tiềm năng kinh tế địa phương, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Các tổ chức tín dụng luôn chủ động nguồn vốn, tích cực tiếp cận và đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu vốn hợp lý của khách hàng, luôn được duy trì thông suốt, không bị gián đoạn trong việc cung cấp tín dụng, dịch vụ.
Tín dụng duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực trong bối cảnh khó khăn chung. Đến cuối năm 2021, dư nợ tín dụng toàn địa bàn đạt 717.635 tỷ đồng, tăng 12,26% so với cuối năm 2020, có 12/12 tỉnh hệ thống ngân hàng trên địa bàn đều có dư nợ tăng (trong đó hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh tăng cao nhất là tỉnh Long An 16,62%; tỉnh Cà Mau 16,08%), tỉnh tăng thấp nhất là Sóc Trăng 4,82%; dư nợ trung, dài hạn chiếm 36,53%/tổng dư nợ.
Hệ thống ngân hàng toàn địa bàn tiếp tục tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển doanh nghiệp, các công trình, dự án trọng điểm, lĩnh vực thế mạnh của tỉnh, tạo đà phục hồi nhanh kinh tế toàn vùng.
Dư nợ cho vay phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng 59,39% (tương ứng là 426.213 tỷ đồng) so với dư nợ toàn địa bàn (tỉnh Bạc Liêu 72,89%, tỉnh Bến Tre 71,20%, tỉnh Hậu Giang 66,63%…).
Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, nợ xấu được kiểm soát ở mức an toàn, chỉ chiếm 1,25% tổng dư nợ toàn địa bàn, trong đó có 4/12 tỉnh có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% là Long An 0,49%; Đồng Tháp 0,57%; An Giang 0,96%; Bến Tre 0,98%.
Thời gian tới, hệ thống ngân hàng trên địa bàn 12 tỉnh ĐBSCL sẽ tiếp tục chung sức đồng hành nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển chung của vùng đã đề ra bằng quyết tâm, tinh thần và trách nhiệm cao nhất.
Gắn nhiệm vụ kinh doanh với chủ trương phát triển của vùng ĐBSCL, tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp ĐBSCL; các Nghị quyết, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và hệ thống cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
Trong đó, tập trung đẩy mạnh phát triển ngân hàng số, ngân hàng điện tử, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch và các đề án lớn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng.
Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và các hợp tác xã. Ưu tiên mở rộng tín dụng và đẩy mạnh cho vay theo chuỗi giá trị, xây dựng liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ logistics hỗ trợ nông nghiệp.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, vì lợi ích của người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, điều phối các hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mang tính liên vùng. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của vùng ĐBSCL…
Thật bất ngờ, người đầu tiên góp công mang "kho báu" 7.000 tỷ lên Bắc Giang là một ông nông dân tên Trụ
Trái vải thiều xuất hiện đã làm thay đổi không ngừng bộ mặt kinh tế của các huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, giúp cho người dân nơi đây thoát nghèo và ổn định kinh tế.
Sự khởi đầu của cây vải thiều ở Bắc Giang từ một người nông dân tên Trụ
Ngược dòng lịch sử trở lại những năm 1950 của thế kỷ trước từ khi cây vải thiều chưa xuất hiện và trở nên phổ biến như bây giờ, khi đó, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang còn là một huyện miền núi nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.
Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân chủ yếu phụ thuộc vào nghề làm nông - lâm nghiệp: gieo cấy lúa, trồng khoai, sắn, đỗ tương... và trồng rừng.
Năm 1953, khi rời quê cũ lên Lục Ngạn lập nghiệp, một người nông dân tên Trụ đã mang theo hạt vải thiều từ Hải Dương về quê mới trồng với mục đích chính là lưu giữ kỷ niệm. Đây được coi là một những hộ dân đầu tiên di thực cây vải thiều về Lục Ngạn, đánh dấu sự thay đổi toàn diện về kinh tế sau này của người dân huyện vùng cao Lục Ngạn.
Cây vải thiều dần trở thành giống cây trồng chủ lực giúp người dân thoát nghèo tại nhiều địa phương của tỉnh Bắc Giang. Ảnh: K.N
Khi mới trồng, gia đình ông Trụ cũng không nghĩ rằng cây vải thiều lại có thể phát triển xanh tốt và cho chất lượng quả thơm ngon trên vùng đất cằn khô sỏi đá này.
Trải qua quá trình chăm sóc gần chục năm, rồi đất cũng chẳng phụ công người, cây vải thiều đã vươn lên sống mạnh mẽ, trổ lộc, sinh cành và đơm hoa kết trái. Khi những cây vải đầu tiên bói quả, khi ăn thử mọi người đều thấy thích loại quả thơm ngọt này.
Cũng từ đây, một giống cây mới đã được ghi danh trên mảnh đất Lục Ngạn. Sau đó cây dần được nhân giống và mở rộng diện tích trồng vải sang một số xã vùng thấp trong huyện như Trù Hựu, Nghĩa Hồ, Quý
Theo số liệu thống kê, đến năm 1986, huyện Lục Ngạn mới có 92 ha cây ăn quả các loại, trong đó có 42 ha vải thiều, sản lượng vải thiều ước đạt 100 tấn.
Tuy nhiên phải đến những năm 1990-1991, khi giá trị của quả vải thiều đạt hiệu quả cao và huyện Lục Ngạn có những chính sách đặc biệt trong phát triển loại cây này thì phong trào trồng vải thiều mới được nhân dân ở các xã, thị trấn đầu tư mạnh mẽ.
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng chục nghìn ha đất trống, đồi trọc xưa kia đã được thay thế bằng vườn vải thiều tươi tốt, từ loại cây giúp giảm nghèo đi lên thành thương hiệu mới " Vải thiều Bắc Giang".
Di dời kinh đô vải thiều từ Thanh Hà lên Lục Ngạn
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Bắc Giang có 188 xã, chiếm 72% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Bao năm qua, tại Bắc Giang cây vải thiều được coi là cây "vàng" trong xóa đói giảm nghèo ở huyện miền núi Lục Ngạn và các huyện như Tân Yên, Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động ..., làm nên thương hiệu của loại trái cây nức tiếng gần xa.
Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Giang có hơn 28.000 ha vải thiều trồng chủ yếu tại các huyện như Lục Ngạn, Tân Yên, Yên Thế, Sơn Động. Ảnh: K.N
Giai đoạn 1982 - 1998 được coi là thời kỳ chuyển dịch một cách toàn diện và sâu sắc cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, theo hướng tăng nhân diện tích cây vải thiều, giảm dần diện tích cây màu lương thực và cây nông nghiệp ngắn ngày của huyện Lục Ngạn.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng kết đầy đủ tính khoa học và thực tiễn của việc thực hiện trồng cây ăn quả trong thời kỳ 1960 - 1982, đã khẳng định rõ vai trò của cây vải thiều trong nền kinh tế huyện nhà.
Huyện ủy - UBND huyện Lục Ngạn đã đi tới một quyết sách có tính quyết định là phát động phong trào trồng vải thiều sâu rộng trong nhân dân. Một quyết tâm chiến lược được đề ra là "di dời kinh đô vải thiều từ Thanh Hà lên Lục Ngạn".
Nhờ có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt là hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện cho nhân dân vay hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư vào cây giống cùng vật tư phân bón... nên chỉ trong thời gian ngắn, huyện Lục Ngạn đã "biến" hàng chục nghìn ha đất trống, đồi núi trọc cằn khô sỏi đá xưa kia thành miệt vườn vải thiều xanh non trù phú.
Có lẽ bởi việc hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi như: điều kiện đất đai, khí hậu mang đặc trưng riêng; cùng với sự quan tâm đặc biệt của cấp uỷ đảng, chính quyền và các nhà khoa học; cộng quá trình lao động cần cù, thông minh sáng tạo của nhân dân nên chất lượng quả vải thiều Lục Ngạn mới thơm ngon nổi tiếng không nơi nào sánh kịp: quả vải to đều, chín đỏ đẹp, ăn thơm ngon và ngọt lịm.
Năm 2005, vải thiều Lục Ngạn đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp văn bằng bảo vệ độc quyền sở hữu công nghệ đối với nhãn hiệu hàng hoá tập thể "Vải thiều Lục Ngạn".
Vải thiều Lục Ngạn còn được tôn vinh ở các hội chợ trong nước và được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của cả nước.
Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Bắc Giang có hơn 28.000 ha vải thiều trồng chủ yếu tại các huyện như Lục Ngạn, Tân Yên, Yên Thế, Sơn Động... trong đó hơn 50% diện tích vải đã được cấp mã số vùng trồng để phục vụ xuất khẩu. Năm 2021, giá trị thu nhập cây vải thiều mang lại cho người dân Bắc Giang là khoảng 7.000 tỷ đồng.
Phát triển kênh tín dụng chính thức, đẩy lùi tín dụng đen Tình trạng tín dụng đen ở nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp. Việc cho vay nặng lãi diễn ra phổ biến, công khai. Vì vậy, để đẩy lùi tín dụng đen cần phải phát triển mạnh kênh tín dụng chính thức, ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Raul Rocha: Tỷ phú Mexico sở hữu Hoa hậu Hoàn Vũ, bắt tay Nawat làm loạn là ai?

Tài xế tử vong, xe tải biến dạng sau tai nạn với xe đầu kéo

2 nữ sinh mất tích bí ẩn sau cuộc gọi với gia đình

Điều tra chủ trại vịt cùng một người đàn ông tử vong trong hồ nước

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong

Người đàn ông tự lao xe máy xuống cống ven đường tử vong

Hiện trường thảm khốc vụ tai nạn trên Quốc lộ 1

Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin

Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa

Sau vụ lòng se điếu, đại biểu đề nghị 'nghề của thanh tra' là phải làm đột xuất

Cháy căn hộ chung cư Viễn Đông ở TPHCM, 5 người mắc kẹt

Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức
Có thể bạn quan tâm

Cách phòng, chống say nắng, say nóng đơn giản mà hiệu quả trong mùa hè
Sức khỏe
22:07:12 09/05/2025
'Số phận' khối tài sản hơn 835 tỉ mà ca sĩ Liam Payne để lại
Sao âu mỹ
22:05:50 09/05/2025
Bắt đối tượng có tài khoản ảo ngân hàng 57 tỷ đồng
Pháp luật
22:05:15 09/05/2025
Nghệ sĩ Chí Tâm kể về giai đoạn sống nơi xứ người, nhắc đến NSƯT Mỹ Châu
Sao việt
22:03:32 09/05/2025
Tùng Dương, Soobin và dàn sao biểu diễn khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ năm 2025
Nhạc việt
21:48:20 09/05/2025
NSƯT Tuyết Thu kể chuyện nhuộm da 4 lần, 'cháy' với vai diễn trong Lật mặt 8
Hậu trường phim
21:45:59 09/05/2025
Tôi có 20 tỷ đồng nên muốn về hưu non, nhưng vợ bắt làm việc đến 60 tuổi
Góc tâm tình
21:32:49 09/05/2025
Ngọc Huyền và Trần Nghĩa bị phản ứng trong "Cha tôi, người ở lại"
Phim việt
21:31:08 09/05/2025
Tàu hải quân Philippines, Trung Quốc đối đầu gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông
Thế giới
21:19:26 09/05/2025
Cung Tuyết Hoa: Hoa hậu ở tù vì bạn trai, 28 năm không gần đàn ông, U80 độc thân
Sao châu á
21:17:28 09/05/2025