Hiệu trưởng bị truy tố tham ô đổ tội cho thuộc cấp
Nguyên hiệu trưởng Trường Trung cấp TDTT TP Cần Thơ bị truy tố tham ô phản cung không nhận tội, đổ lỗi cho thuộc cấp (đang điều trị bệnh tâm thần bắt buộc).
Ngày 23-9, TAND TP Cần Thơ đưa ra xét xử vụ Trần Trung Dũng – nguyên hiệu trưởng Trường Trung cấp Thể dục Thể thao (TDTT) TP Cần Thơ cùng hai thuộc cấp bị truy tố tội tham ô và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ trái sang phải, các bị cáo Linh, Hậu và Dũng ngồi chờ tòa hội ý tạm dừng phiên tòa. Ảnh: N.NAM
Tại tòa, bị cáo Dũng vẫn cho rằng mình không phạm tội tham ô, mọi vấn đề của trường liên quan đến thất thoát tiền bạc là do kế toán và thủ quỹ làm chứ bị cáo không thấy, không biết.
Một trong những thuộc cấp bị cáo Dũng kể tới là thủ quỹ Nguyễn Lang Thùy đang bị bắt buộc điều trị bệnh tâm thần. Thùy từng là người có tiền án về tội tham ô tài sản và lập quỹ trái phép đang trong thời gian thử thách vẫn được Dũng phân công phụ giúp công việc cho kế toán…
Ngay trong phần xét hỏi buổi sáng với bị cáo Huỳnh Hữu Hậu (nhân viên phụ trách điện, nước của trường) cho rằng bị cáo chỉ là một nhân viên bình thường, không thể tự ký duyệt giấy tờ gì nếu không có sự đồng ý của bị cáo Dũng. Bị cáo Hậu cho rằng có một bản ghi âm cuộc nói chuyện với bị cáo Dũng khi vụ việc bị điều tra, trong đó thể hiện những việc Hậu làm là do Dũng chỉ đạo… Từ đó, chủ tọa quyết định tạm dừng phiên tòa để bị cáo Hậu về nhà lấy bản ghi âm đó lên tòa.
Đầu giờ chiều, phiên tòa tiếp tục nhưng khi mở bản ghi âm thì chất lượng âm thanh giọng nói của từng người không rõ nên tòa lại quyết định hoãn xử, trả hồ sơ để giám định lời nói trong bản ghi âm này.
Trước đó, ngày 30-5, TAND TP Cần Thơ cũng đã phải hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung do xuất hiện tình tiết bị cáo Dũng mới cung cấp thêm chứng cứ về băng ghi âm có liên quan đến nội dung vụ án. Tuy nhiên, sau khi điều tra bổ sung thì nội dung băng ghi âm bị cáo Dũng cung cấp liên quan đến vụ án không có gì mới, tất cả đều đã được ghi nhận trong hồ sơ vụ án.
Theo cáo trạng, trong thời gian giữ chức vụ hiệu trưởng Trường Trung cấp TDTT TP Cần Thơ (đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ) từ cuối năm 2010 đến tháng 5-2013, vì tư lợi cá nhân nên Dũng đã chỉ đạo cho Nguyễn Lang Thùy (thủ quỹ), Huỳnh Hữu Hậu (nhân viên điện nước) mua hóa đơn, lập khống chứng từ kế toán để rút và chiếm đoạt từ ngân sách nhà nước và chiếm đoạt tiền thu sự nghiệp của trường tổng số tiền hơn 240 triệu đồng.
Ngoài ra, Dũng thực hiện không đúng các quy định, quy chế về quản lý nhân sự, quản lý tài chính kế toán, không chỉ đạo, thiếu kiểm tra công tác tài chính dẫn đến bị mất cân đối, thất thoát nguồn thu sự nghiệp với số tiền hơn 1,8 tỉ đồng không rõ nguyên nhân. Lê Ngọc Linh phụ trách kế toán của trường, thiếu trách nhiệm trong công tác tài chính… gây thất thoát tổng cộng hơn 2 tỉ đồng.
Từ đó, cáo trạng truy tố Dũng về hai tội tham ô tài sản theo điểm a khoản 3 Điều 278 BLHS và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 2 Điều 285 BLHS. Hình phạt cao nhất của hai tội danh trên đối với bị cáo Dũng theo cáo trạng là từ 18 đến 32 năm tù. Các bị cáo Hậu bị truy tố về tội tham ô tài sản và Linh tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Riêng Thùy do bị bệnh tâm thần nên quá trình điều tra đã bị bắt buộc đưa đi trị bệnh và sẽ xử lý sau.
NHẪN NAM
Theo PLO
Video đang HOT
Những sếp lớn trên sàn chứng khoán vướng vòng lao lý
Vòng xoáy tiền bạc đã khiến nhiều chủ tịch của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán rơi vào vòng lao lý như bầu Kiên, Hà Văn Thắm, Trương Quốc Dũng...
Điểm chung của các lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán từng vướng vòng lao lý là được đề bạt khi tuổi đời khá trẻ.
Hà Văn Thắm - Tập đoàn Đại Dương (OGC)
Ông Hà Văn Thắm, sinh năm 1972 tại Bắc Giang được biết đến rộng rãi trong giới tài chính, khi là Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group - mã chứng khoán OGC) và Chủ tịch Ocean Bank.
Dưới thời của ông Thắm, OGC đã có hành trình tăng vốn đến chóng mặt. Thành lập năm 2007 với vỏn vẹn vốn điều lệ 10 tỷ đồng, sau 6 năm vốn tại OGC đã tăng tới 300 lần, lên 3.000 tỷ đồng.
Tháng 10/2014, ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Ocean Group (OGC) và Ocean Bank đã bị bắt vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Nhiều biến cố sau đó, đặc biệt là việc Ocean Bank bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, đã tác động đáng kể đến tình hình tài chính của ngân hàng này.
Dưới thời ông Hà Văn Thắm, OGC đã có quá trình tăng vốn chóng mặt.
Cũng kể từ khi ông Thắm bị bắt giam, cơ cấu sở hữu của Ocean Group đã có sự biến động mạnh. Một loạt doanh nghiệp liên quan đến ông Thắm phải bán giải chấp cổ phiếu OGC theo yêu cầu của ngân hàng.
Chủ tịch Dược Viễn Đông - Lê Văn Dũng
Năm 2010, cổ phiếu DVD của CTCP Dược Viễn phẩm Viễn Đông là một trong những hàng hot trên thị trường, khi có những chuỗi tăng điểm kéo dài, thanh khoản lớn, được các nhà đầu tư cực kỳ quan tâm.
Tuy nhiên, sự việc đã nhanh chóng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phơi bày, khi Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Lê Văn Dũng là người chủ mưu cùng một số người khác thao túng cổ phiếu DHT để nhằm thâu tóm CTCP Dược phẩm Hà Tây (DHT).
Đồng thời, ông Lê Văn Dũng cùng một số đối tượng lập ra nhiều công ty "ma" cho người thân trong gia đình và bạn bè đứng tên làm lãnh đạo. Thực chất mọi việc do ông Dũng chỉ đạo thực hiện để kinh doanh lòng vòng, làm giả các hợp đồng có giá trị lớn, cung cấp thông tin sai sự thật, doanh thu của DVD... để lừa đảo nhà đầu tư.
Ngoài ra, ông Dũng cũng trực tiếp chỉ đạo việc thao túng làm giá cổ phiếu DVD.
Ông Lê Văn Dũng sinh năm 1972, là người đầu tiên bị xử lý tội thao túng chứng khoán.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra Bộ Công an vào cuộc. Ngoài ông Dũng thì em trai ông là Lê Văn Mạnh và bà Cao Hồng Vân - Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính kiêm Kế toán trưởng DVD cũng bị bắt giữ.
Cuối năm 2011, ông Lê Văn Dũng bị Tòa án nhân dân TP.Hà Nội đưa ra xét xử và tuyên án 4 năm tù, ông Lê Văn Mạnh 2 năm tù. Đây được coi là vụ án điểm đối với tội danh thao túng chứng khoán kể từ khi thị trường chứng khoán ra đời tại Việt Nam.
"Đại án" bầu Kiên và đồng phạm tại ACB
Ngày 20/8/2012, ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB bị bắt, để điều tra liên quan tới các sai phạm trong hoạt động kinh tế tại 3 công ty con do ông làm chủ tịch Hội đồng quản trị (gồm Công ty đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và Công TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội).
Cơ quan điều tra cũng xác định thường trực HĐQT của ACB đã ban hành chủ trương cấp hạn mức 700 tỷ đồng để đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, và uỷ quyền cho bị cáo Kiên trực tiếp làm. Chủ trương này được cho là trái quy định của nhà nước, khiến ACB bị thua lỗ gần 688 tỷ đồng.
Sự kiện bắt bầu Kiên đã gây chấn động thị trường tài chính ngân hàng thời điểm đó. Trên thị trường chứng khoán, hàng trăm cổ phiếu giảm sàn hết biên độ, thị trường hoảng loạn 3 phiên liên tiếp vào các ngày 21/8, 22/8 và 23/8/2012. Ước tính vốn hóa thị trường chứng khoán bị thổi bay 6,5 tỷ USD chỉ trong mấy phiên giao dịch trên.
Vụ án này được coi là đại án trong giai đoạn 2012 - 2014, tốn rất nhiều giấy mực của báo chí và được sự quan tâm lớn của dư luận.
Năm 2014 sau phiên tòa sơ thẩm, tháng 12/2014, Tòa án nhân dân Tối cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm và tuyên y án sơ thẩm với ông Nguyễn Đức Kiên tổng cộng 30 năm tù giam, nộp phạt 75 tỷ đồng trốn thuế, 100 triệu đồng tội lừa đảo.
Ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB bị tuyên án 8 năm tù, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang lần lượt bị tuyên án 4 năm tù. Ông Phạm Trung Cang, nguyên Phó chủ tịch ACB 3 năm tù và ông Huỳnh Quang Tuấn bị tuyên án 2 năm tù.
Các nguyên lãnh đạo ACB bị tuyên án trên đều bị cấm giữ mọi chức vụ về ngân hàng, tài chính trong vòng 5 năm sau khi ra tù.
Đại gia Lê Văn Hướng bị bắt giam
Ngày 17/6/2015, ông Lê Văn Hướng, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TP.Hà Nội khởi tố bị can về hành vi "lừa dối khách hàng" quy định tại điều 162 Bộ Luật hình sự.
Ông Hướng sinh năm 1976, giữ chức Giám đốc kiêm Chủ tịch JVC từ tháng 10/2010 đến thời điểm bị bắt giam. Trước khi biến cố xảy ra, ông là một đại gia nằm trong top 100 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán, với tài sản quy đổi lên tới 222 tỷ đồng.
Ông Lê Văn Hướng trong ngày cổ phiếu JVC chào sàn chứng khoán.
Sau khi ông Lê Văn Hướng rơi vào vòng lao lý, hoạt động kinh doanh của công ty bị xáo trộn, ban lãnh đạo thay đổi liên tục, nhiều hợp đồng lớn bị ngưng, cổ phiếu bán tháo, ngân hàng xiết nợ, thêm vào đó là hàng trăm tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi bị biến thành những khoản phải thu có nguy cơ không thu hồi được.
Tình hình này khiến JVC báo lỗ tới hơn 700 tỷ trong năm tài chính 2015. Hiện khoản lỗ lũy kế của JVC đã lên tới 1.000 tỷ đồng, sắp vượt qua vốn điều lệ và có nguy cơ bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Trịnh Xuân Thanh cùng thuộc cấp tại PVC
Ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC - mã chứng khoán PVX).
Cơ quan này cũng đồng thời ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng giám đốc PVC), Phó tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Tiến, nguyên Phó tổng giám đốc Trương Quốc Dũng, ông Phạm Tiến Đạt (nguyên kế toán trưởng) về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 16/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp tục khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC. Tuy nhiên, do xác định ông Thanh bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên đã ra lệnh truy nã quốc tế đối với ông này.
Ông Trịnh Xuân Thanh và Trương Quốc Dũng thăm và chỉ đạo công trường Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 năm 2011. Ảnh: PVV
Việc ông Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận cùng thuộc cấp bị khởi tố do liên quan đến sai phạm trong thời gian các ông làm lãnh đạo từ 2007 - 2013 tại PVC. Trong thời gian này, PVC đã thua lỗ lên tới 3.262 tỷ đồng, các ông nêu trên phải chịu các trách nhiệm liên quan.
Ngoài ra, thời kỳ thị trường chứng khoán đi vào trầm lắng sau giai đoạn bùng nổ những năm 2006 - 2008 thì nhiều công ty chứng khoán cũng rơi vào vòng xoáy tiền bạc, khiến nhiều lãnh đạo phải rơi vào vòng lao lý, tù tội. Như vụ bắt ông Lê Hồ Khôi - Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Tràng An, ông Phan Huy Chí - Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán SME với tội danh lừa đảo và chiếm đoạn tài sản. Ông Hồ Hoài Nam - Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Trường Sơn bị bắt liên quan đến làm giả hồ sơ, chiếm đoạn tài sản...
Theo Zing News
Bắt khẩn cấp nguyên kế toán trưởng THADS quận Ba Đình Trưa 19-9, Cơ quan điều tra VKSND Tối Cao đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp và khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Phương Lan, 43 tuổi, trú tại số 8, ngõ 22, đường Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng (Nơi đăng ký HKTT tại phố Khâm Thiên, quận Đống Đa), nguyên kế toán trưởng Chi cục THADS quận Ba...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những vụ hàng giả gây ám ảnh liên tiếp bị triệt phá trong tháng 4

Ai bị triệu tập tới phiên tòa vụ cán bộ tha người buôn lậu xe Lexus?

Những TikToker "ngáo quyền lực" trên mạng xã hội

Nam thanh niên bị ép tham gia đường dây lừa đảo xuyên quốc gia

Khám xét trụ sở Công ty Cổ phần môi trường Hải Âu

Bắt giam Chủ tịch UBND xã Thạch Khoán

Lừa "chạy án" chiếm đoạt 750 triệu đồng

Đầu thú sau 7 năm gây án giết người

Vụ 'tuồn' đất hiếm sang Trung Quốc: Chủ tịch Công ty Thái Dương phải nộp 736 tỉ

Lật tẩy nhiều chiêu thức cất giấu ma túy mới

Bắt giữ 3 đối tượng vận chuyển 9 kg ma tuý

Cựu giám đốc trung tâm đăng kiểm cùng đồng phạm lĩnh án vì nhận hối lộ
Có thể bạn quan tâm

Siết chặt quảng cáo có sự tham gia của người nổi tiếng
Sao việt
10:05:04 15/05/2025
Cô gái ở TPHCM vừa bán nước sâm vừa hát, bỗng dưng nổi tiếng sau một đêm
Netizen
10:04:14 15/05/2025
Top 10 môtô cruiser cỡ nhỏ lý tưởng nhất để di chuyển trong đô thị: Gọi tên Honda Rebel 300
Xe máy
10:00:03 15/05/2025
Ôtô Trung Quốc rầm rộ khuyến mại, cao nhất gần cả trăm triệu đồng
Ôtô
09:57:25 15/05/2025
Ukraine lên tiếng sau khi Nga công bố phái đoàn đàm phán
Thế giới
09:57:08 15/05/2025
Du khách thích thú check-in cánh đồng điện gió tại Bình Định
Du lịch
09:49:32 15/05/2025
Phát hiện gần 1 tấn trứng gà non được gom trôi nổi suýt tuồn ra thị trường
Tin nổi bật
09:42:29 15/05/2025
Taylor Swift tái xuất giữa tâm bão scandal: Bạn thân phản bội, tinh thần suy sụp
Sao âu mỹ
09:35:36 15/05/2025
Đậu phụ đại kỵ với 6 nhóm thực phẩm này
Sức khỏe
09:19:06 15/05/2025
Những bộ phim được chờ đợi nhất tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phim âu mỹ
09:14:24 15/05/2025