Hiệu trưởng trong công cuộc đổi mới: “3 trong 1″
Trao đổi với Báo GD&TĐ, PGS.TS Đặng Quốc Bảo – nguyên Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục cho rằng, trong công cuộc đổi mới, hiệu trưởng phải làm được 3 việc: Là người nhạc trưởng, chỉ huy quân đội, và là một huấn luyện viên bóng đá. Cùng với đó, phải đảm nhiệm ba vai trò: Lãnh đạo, quản lý và quản trị.
GV có sáng kiến thì hiệu trưởng phải có viễn kiến.
Ba vai trò của hiệu trưởng
* Đổi mới GD thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhà giáo, trong đó có vai trò của hiệu trưởng. Theo PGS, vai trò của hiệu trưởng cần được cụ thể hóa như thế nào?
- Trước hết cần xác định, hiệu trưởng là thủ trưởng của một nhà trường. Khi đã nhận nhiệm vụ hiệu trưởng, mà lại là nhà trường trong đổi mới GD, cụ thể là tới đây sẽ thực hiện chương trình, SGK GD phổ thông mới, phải bảo đảm cho cuộc đổi mới thành công, ít nhất trong phạm vi trường mình quản lý.
Tôi quan niệm, người hiệu trưởng có ba vai trò: Thứ nhất là người lãnh đạo. Thứ hai là người quản lý và thứ ba là người quản trị. Thiếu một trong ba vai trò này sẽ thất bại. Lãnh đạo tức là thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, mà nhiệm vụ chính trị ấy phải là vầng trán và là trái tim để quy tụ được nhân dân, cộng đồng. Với vai trò quản lý, tức là làm sao cho thầy dạy tốt, thầy quý trò – trò kính thầy. Còn đối với vai trò quản trị, đòi hỏi hiệu trưởng phải tỉ mỉ hơn. Chẳng hạn: Phải lo từ đồng phục đến từng bữa ăn cho học trò. Hay nói cách khác, quản trị là nhiệm vụ kinh tế của nhà trường.
Ngoài ra, để nhà trường đổi mới thành công, hiệu trưởng phải xử lý các vấn đề như: Nhiệm vụ chính trị; vấn đề văn hóa, tức là dạy cho học trò dễ hiểu, nhớ lâu và tiến bộ nhanh. Đây là những nhiệm vụ lớn của người hiệu trưởng.
* Thực tế, đa số hiệu trưởng các trường đều đi lên từ GV giỏi chuyên môn nhưng ít kinh nghiệm quản lý. Vậy, làm thế nào để đội ngũ này đạt được những điều như PGS vừa phân tích ở trên?
PGS Đặng Quốc Bảo
- Có hai cách: Cách thứ nhất, bản thân họ phải tự đào tạo. Người ta nói, biến quá trình GD thành quá trình tự GD. Khi được đề bạt, họ đã phải ý thức tự bồi dưỡng, đào tạo về năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý và quản trị. Trong năng lực quản trị, phải nắm được các điều luật về kinh tế. Ngày nay, mỗi nhà trường như một xí nghiệp và có những quy luật như: Giá trị; cung cầu; cạnh tranh. Như vậy, hiệu trưởng phải tự đào tạo cho mình để thích nghi với vị trí của một thủ trưởng.
Trong GD có ba điều: Học thuật, kỹ thuật và nghệ thuật. Nếu làm một ma trận của người hiệu trưởng thì có ba hàng: Hàng thứ nhất, hiệu trưởng là người lãnh đạo; hàng thứ hai, hiệu trưởng là người quản lý và hàng thứ ba, hiệu trưởng là người quản trị. Cùng với đó sẽ có 3 cột: Cột thứ nhất là học thuật; tức là quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước. Cột thứ hai là kỹ thuật; tức là kỹ thuật điều hành của nhà trường.
Video đang HOT
Hiệu trưởng phải thông thạo 4 việc: Kế – Tổ – Đạo – Kiểm. Kế là kế hoạch; Tổ là tổ chức; Đạo là chỉ đạo; Kiểm tra kiểm tra. Đây là kỹ thuật điều hành nhà trường. Cột thứ ba là nghệ thuật quản lý, điều hành. Chẳng hạn, nếu GV có 4 loại: Thứ nhất vừa thông minh, vừa nhiệt tình; thứ hai là thông minh nhưng tài tử, thích thì làm không thích thì thôi; thứ ba là dốt nhưng nhiệt tình và dễ hỏng việc; thứ tư là vừa dốt vừa lười. Vậy hiệu trưởng phải sử dụng theo tinh thần “hữu dụng vô loại”. Tức là không được loại ai ra khỏi biên chế. Đó là nghệ thuật dùng người.
Cách thứ hai là phải có lớp bồi dưỡng. Bồi dưỡng cả về tâm lý, giáo dục và chính trị. Tuy nhiên, sự chuẩn bị bồi dưỡng cho những hiệu trưởng nhà trường còn để trống rất nhiều mảng. Cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, có nhiều hiệu trưởng không có tinh thần tự bồi dưỡng cho mình.
Ảnh minh họa/ Internet
Tăng cường bồi dưỡng
* Vậy việc bồi dưỡng cho hiệu trưởng nên tổ chức như thế nào cho hiệu quả, thưa PGS?
Trong cuộc đổi mới hiện nay, hiệu trưởng còn phải làm được 3 việc: Thứ nhất, là người nhạc trưởng. GV có sáng kiến thì hiệu trưởng phải có viễn kiến – tức là tầm nhìn xa. Thứ hai, hiệu trưởng như một người chỉ huy quân đội, để học trò chấp hành nội quy của nhà trường. Thứ ba, hiệu trưởng như một huấn luyện viên bóng đá. Tức là, hiệu trưởng phải điều phối nhân lực trong nhà trường một cách hợp lý.
PGS Đặng Quốc Bảo
- Thực ra, mình không thiếu các chuyên gia. Vấn đề là thiết kế chương trình bồi dưỡng sao cho hợp lý. Chẳng hạn như: Trong một năm, có 40 tuần học, chúng ta soạn 40 bài. Theo đó, chúng ta huy động các nhà khoa học có kinh nghiệm, soạn 40 bài bồi dưỡng cho hiệu trưởng. Ví dụ bài thứ nhất là nhận thức về Nghị quyết 29, những vấn đề gì là cơ bản. Bài thứ hai là nhận thức thế nào là phạm trù lãnh đạo. Bài thứ ba là nhận thức thế nào về phạm trù quản lý. Bài thứ tư là nhận thức thế nào là phạm trù quản trị… và các vấn đề liên quan đến vai trò lãnh đạo, quản lý và quản trị của người hiệu trưởng, chẳng hạn như: Hướng dẫn hiệu trưởng về cách bắt tay, đàm thoại, giao tiếp… Giản dị vậy thôi, nhưng nó là văn hóa cần có của một thủ trưởng.
* Bước sang năm học 2019 – 2020, PGS nhắn nhủ điều gì với các hiệu trưởng và các thầy cô giáo?
- Chúng ta đã và đang thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Vì vậy, trong năm học 2019 – 2020, tôi mong mỗi nhà trường có những chương trình để rèn luyện học trò hài hòa cả ba tính: Nhân tính, quốc tính và cá tính. Theo lời Cụ Hồ, nhân tính là: Cần – Kiệm – Liêm – Chính. Dù HS ở trong nước hay sau này ra nước ngoài học tập vẫn phải có nhân tính này. Còn quốc tính là lòng yêu nước, yêu lao động, dũng cảm và tự trọng. Cuối cùng là cá tính, tức là GD cho HS có hoài bão, làm việc sáng tạo.
Tôi cũng mong rằng, công cuộc đổi mới của chúng ta sẽ đạt được 10 điều: Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Yêu nước – Yêu lao động – Dũng cảm – Tự trọng – Sáng tạo – Nhân văn.
* Xin cảm ơn PGS!
Minh Phong (Thực hiện)
Theo GDTĐ
Tình yêu thương nền tảng xây dựng lớp học hạnh phúc
Ngày 22/9, Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội) tổ chức Hội thảo chuyên đề "Tình yêu thương - nền tảng xây dựng lớp học hạnh phúc" với sự hỗ trợ và cố vấn khoa học từ Tiến sĩ Hoàng Trung Học- Trưởng khoa Giáo dục - Học viện Quản lý giáo dục.
Các thầy cô thảo luận nhóm về xây dựng lớp học hạnh phúc.
Tham dự hội thảo chuyên đề có sự tham gia của ông Đỗ Văn Nam, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Hà Nội, ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng chính trị tư tưởng Sở GD&ĐT Hà Nội, Ban giám hiệu nhà trường cùng đội ngũ thầy cô giáo, CBCNV cùng đại diện ban cha mẹ học sinh nhà trường.
Cô giáo Lưu Thị Lập chia sẻ tại Hội thảo
Phát biểu đề dẫn hội thảo, cô giáo Lưu Thị Lập, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Xuất phát điểm từ chính thực tiễn của nền giáo dục và định hướng phát triển lâu dài của Trường THPT Hoàng Cầu, trong nhiều năm nay, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn, thì việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu "Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc- Học sinh hạnh phúc" là điều mà tôi - người đứng trên cương vị quản lý luôn trăn trở và quan tâm".
Ngay từ ngày 6/ 9/2018 (sau buổi lễ khai giảng năm học 2018-2019) nhà trường đã tổ chức buổi Hội thảo chuyên đề "Giáo viên chủ nhiệm với kỹ năng xây dựng lớp học hạnh phúc" có sự tham gia hỗ trợ của hai chuyên gia Tâm lý và giáo dục đến từ trường ĐH Sư phạm Hà Nội là Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhân Ái và Tiến sĩ Trần Thị Cẩm Tú.
Các thầy cô thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến của mình
Buổi hội thảo đã góp phần trang bị cho đội ngũ CB-GV-NV nhà trường những luận cứ khoa học để từ đó các lực lượng giáo dục nhà trường vận dụng vào giải quyết các tình huống thực tiễn nảy sinh.
Sau hơn một năm, ngày hôm nay nhà trường tổ chức buổi hội thảo lần 2 với chủ đề: "Tình yêu thương- Nền tảng xây dựng lớp học hạnh phúc", đây chính là cơ hội để các thầy cô giáo, các lực lượng phục vụ giáo dục nhà trường cùng nhìn lại những điều mình đã làm được, đã thay đổi được cũng như cả những điều chưa làm được, chưa thay đổi được trong thời gian qua với sự hỗ trợ và cố vấn khoa học từ Tiến sĩ Hoàng Trung Học- Trưởng khoa Giáo dục- Học viện Quản lý giáo dục.
Tại hội thảo, các thầy cô đã chia sẻ những câu chuyện xúc động về quá trình giáo dục học sinh với các tham luận như "Xây dựng lớp học hạnh phúc - Trách nhiệm không chỉ riêng ai" của cô giáo Nguyễn Thị Lan Phương - Phó Hiệu trưởng nhà trường;
"Thay đổi để hạnh phúc ngập tràn" của cô giáo Hoàng Thu Trang - GV Ngữ Văn, "Dạy bằng tình yêu - Học bằng trái tim", của cô giáo Nguyễn Hồng Hạnh - GV Ngữ Văn; "Những chuyến đò yêu thương" của cô giáo Nguyễn Thị Thủy - GV Lịch Sử...
Ông Đỗ Văn Nam chia sẻ tại Hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Văn Nam, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cho biết: "Ngành Giáo dục đang triển khai chương trình GDPT mới, hơn lúc nào hết chúng ta cần phải chuyển mình để đổi mới.
Chương trình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi" trên sóng kênh VTV7 đã và đang truyền cảm hứng, lan tỏa giá trị tích cực và là động lực để thay đổi đến với những ngôi trường trên khắp Việt Nam. Tôi mong rằng, chúng ta cùng thay đổi để hướng đến trường học hạnh phúc, giờ học hạnh phúc, GV hạnh phúc, HS hạnh phúc".
Các thầy cô giáo được tham gia thảo luận nhóm với sự hỗ trợ của TS Hoàng Trung Học
Tại hội thảo, các thầy cô giáo được tham gia thảo luận nhóm với sự hỗ trợ và cố vấn khoa học từ Tiến sĩ Hoàng Trung Học với các chủ đề: Tại sao HS bạo lực? Tại sao chúng ta lại bạo lực với học trò? Tại sao HS vô lễ với thầy cô? Làm gì để nhà trường hạnh phúc?
Thông điệp của các thầy cô giáo đều đề cao vai trò giáo dục bằng tình yêu thương. Trao yêu thương, nhận yêu thương, Mọi sự thay đổi bắt đầu từ người thầy. Muốn hạnh phúc phải có nụ cười. Nụ cười của thầy cô là sự lan tỏa hạnh phúc.
"Lớp học Hạnh phúc là lớp học được xây lên đến từ trái tim biết cho đi yêu thương và chúng ta cũng sẽ nhận lại được quả ngọt từ sự yêu thương đó. Tôi hy vọng rằng buổi Hội thảo chuyên đề ngày hôm nay chúng ta cùng dũng cảm nhìn nhận, chia sẻ, trao đổi thẳng thắn quan điểm, suy nghĩ của mình để cùng bắt tay đồng hành với nhau trên hành trình xây dựng "Lớp học hạnh phúc - trường học hạnh phúc",cô Lưu Thị Lập chia sẻ.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Chàng trai thủ khoa khiếm thị với 9,5 điểm Lịch sử THPT quốc gia và giấc mơ trở thành nhà tâm lý học Dù bị khiếm thị bẩm sinh nhưng chàng trai Nguyễn Văn Chung (SN 1997, quê Vĩnh Phúc) đã vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách để đỗ thủ khoa đầu vào Học viện Quản lý giáo dục trong kỳ thi THPT quốc gia 2019. Nguyễn Văn Chung (thứ 2 từ trái sang), thủ khoa Học viện Quản lý giáo dục được trao...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA
Thế giới
22:22:03 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025