HiPT sắp ra mắt máy tính bảng thương hiệu Việt
Dự kiến khoảng 3 tháng nữa, Công ty TNHH HiPT Mobile sẽ tung ra thị trường trong nước chiếc máy tính bảng thương hiệu Việt .
Máy tính bảng “noname” của HiPT đã được đưa ra trưng bày. Ảnh: N.Đ
Trao đổi với phóng viên ICTnews, ông Đỗ Giang Vinh – Giám đốc HiPT Mobile khẳng định thông tin bên cạnh việc phát triển điện thoại thương hiệu Việt Hi-mobile, hiện HiPT Mobile cũng đang gấp rút tập trung nghiên cứu và phát triển dòng máy tính bảng (tablet PC) để 3 tháng nữa có thể tung ra thị trường.
Không tiết lộ cụ thể, tuy nhiên ông Vinh cho biết máy tính bảng của HiPT sẽ chạy hệ điều hành Android, có hai loại kích thước là 7inch và 10inch. “Chúng tôi sẽ đẩy mạnh tích hợp nhiều ứng dụng hàng đầu hiện nay cho sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường” , ông Vinh cho biết thêm.
Cận cảnh Tablet-PC 7 inch của HiPT. Ảnh: N.Đ
Video đang HOT
Tại Việt Nam, trong thời gian qua đã có khá nhiều doanh nghiệp như Hanel, CMS… tuyên bố bỏ tiền bạc vào nghiên cứu phát triển máy tính bảng mang thương hiệu Việt. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có thương hiệu nào chính thức thương mại hóa trên thị trường.
Như Hanel, dù từ tháng 10/2010 đã trưng bày tại showroom của công ty chiếc máy tính bảng thương hiệu “Hanel Pad” nhưng tới thời điểm hiện nay vẫn… im hơi lặng tiếng. Còn công ty TNHH Máy tính CMS (thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC) cũng tiết lộ đã lên kế hoạch sản xuất máy tính bảng nhưng nay vẫn chưa có thêm tín hiệu gì rõ ràng.
Chính vì thế, việc HiPT Mobile tuyên bố sẽ tung máy tính bảng trong thời gian tới và hiện đã trưng bày sản phẩm chưa được “đặt tên” (noname) tại showroom 23 Quang Trung (Hà Nội), thêm một lần nữa khiến cho giới công nghệ cũng như người dùng trong nước không khỏi tò mò và đặt câu hỏi: Trước sức ép của những “đại gia” trong làng công nghệ như Apple, SamSung với sản phẩm iPad và Galaxy Tab, tức là có quá ít cơ hội cho máy tính bảng thương hiệu Việt, thì liệu máy tính bảng của HiPT Mobile có dễ tìm được chỗ đứng trên thị trường?
Theo Bưu Điện VN
8 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi như cồn
Cùng xem những thương vụ thâu tóm của các ông lớn đã thay đổi bộ mặt công nghệ thế nào nhé!
Việc Microsoft móc ví 8,5 tỷ USD (khoảng 185.000 tỷ đồng) để mua lại Skype tuần trước đã khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ, nhưng đó chỉ là một trong số những thương vụ đình đám giữa các ông lớn. Trong lịch sử đã từng chứng kiến nhiều phi vụ "khủng" hơn, dù chi phí không cao song chúng đã thay đổi bộ mặt làng công nghệ mãi mãi!
Microsoft mua lại 86-DOS từ SCP: Vào cuối tháng 7 năm 1981, Microsoft đã chi 75.000 USD (khoảng 1,6 tỷ đồng) để mua lại 86-DOS, chương trình được phát triển thành hệ điều hành MS-DOS và giúp Microsoft bước lên vị trí số 1 trong làng về công nghệ. Còn SCP (Seattle Computer Products), hãng đã phải đóng cửa năm 1985 nhưng vẫn thu về hàng triệu USD từ Microsoft trong một vụ dàn xếp ngoài tòa án.
IBM mua lại Lotus Development Corporation: Sau thương vụ đình đám năm 1995 với việc mua lại Lotus Development Corporation, IBM đã được quyền sở hữu rất nhiều phần mềm mới. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến ứng dụng thư điện tử Lotus Notes - ước tính bán được 145 triệu bản trong năm 2008. Đặc biệt hơn, gần như tất cả các nhân viên làm việc cho chính quyền Mỹ đều được mặc định là khách hàng của Lotus Notes - điều mà bất cứ dịch vụ email nào cũng phải ghen tị.
Apple mua lại NeXT: Người ta biết nhiều đến NeXT bởi đây là công ty cũ của Steve Jobs trước khi ông trở lại Apple. Vậy nên chắc hẳn giá trị thực sự của NeXT khi được Apple mua lại vào tháng 2/1997 không gì khác ngoài vị CEO tài năng. Tuy nhiên, trong số tiền 404 triệu USD (khoảng 8.880 tỷ đồng) mà "quả táo cắn dở" phải chi, họ đã có thêm hệ điều hành Mac OS X - nền tảng rất được ưa chuộng trên các dòng máy tính hiện nay.
Microsoft mua lại Hotmail: Để nói về vụ mua lại vào cuối năm 1997 với cái giá 500 triệu USD (khoảng 11.000 tỷ đồng), cần phải biết rằng Windows Live Hotmail hiện vẫn là dịch vụ thư điện tử nền web lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, vai trò của Hotmail còn quan trọng hơn thế rất nhiều, bởi nó giống như con bài chiến lược giúp gã khổng lồ phần mềm "phân định thắng thua" với Google hay Amazon trên mặt trận điện toán đám mây.
HP mua lại Compaq: Khoảng 25 tỷ USD (550.000 tỷ đồng) được HP chi ra để mua lại Compaq vào tháng 5/2002, nguyên nhân gián tiếp khiến Carly Fiorina mất chiếc ghế giám đốc điều hành ít lâu sau đó. Đúng vậy, nhiều người lo ngại phi vụ sẽ khiến HP dời xa dòng sản phẩm máy in truyền thống và khiến hãng thất bại, nhưng sự thật cho thấy lợi nhuận khổng lồ từ việc bán máy tính. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng việc sở hữu Compaq đã góp công không nhỏ đã đưa HP lọt vào top 10 công ty hàng đầu thế giới Fortune 500.
Google mua lại Android Inc: Ít ai biết rằng Android không phải sản phẩm gốc của Google mà được hãng mua lại tháng 8/2005 với mức giá bí mật. Android đang trên đường trở thành số 1 tại thị trường hệ điều hành di động. Ước tính đến tháng 2/2011 đã có hơn 350.000 máy chạy Android được kích hoạt mỗi ngày - theo thống kê của Google.
Lenovo mua lại mảng kinh doanh máy tính của IBM: Trong nhiều năm, IBM vẫn được biết đến như một đại gia làng PC với laptop IBM ThinkPad hay máy tính để bàn IBM ThinkCentre. Tuy nhiên, kể từ tháng 12/2005, Lenovo đã mua lại mảng kinh doanh trên (không tiết lộ chi phí) và trở thành một trong những nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới. Còn với IBM và máy tính của họ, đây có thể coi như cái kết của một kỷ nguyên từng rất rực rỡ!
AMD mua lại ATI Technologies: Sau thương vụ trị giá 4,3 tỷ USD (khoảng 94.000 tỷ đồng) vào tháng 7 năm 2006, AMD đã bị đẩy tới bờ vực phá sản bởi hàng loạt những sai lầm và gánh nặng tài chính trong hợp đồng với ATI. Tuy nhiên, dường như cơn bão đã qua và AMD đang trở lại khi sở hữu công nghệ sản xuất đồ họa rời hàng đầu thế giới và dòng chip Fusion tiên tiến kết hợp cả GPU và CPU trên cùng hệ thống.
Theo Pháp Luật XH
Điện thoại nhiều sim nhiều sóng: Có nên lựa chọn? Các dòng điện thoại nhiều sim được có nhiều mẫu mã hấp dẫn để khách hàng lựa chọn. Giá rẻ, hợp với túi tiền thời bão giá! Chẳng hạn dòng điện thoại AVIO của một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trong thời gian ngắn trở lại đây, đã có tới vài chục mẫu mã điện thoại hai...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Google đưa tính năng giá trị vào trình duyệt Chrome

iOS 18.4 ẩn chứa một chi tiết ít người chú ý

Tin tức giả về One UI 8 tràn lan trên web

Hướng dẫn cách liên kết WhatsApp với Facebook nhanh chóng

Điều gì xảy ra nếu Google không còn mặc định trên iPhone?

Keysight mở rộng hỗ trợ tiêu chuẩn USB

Cách ẩn tin nhắn trên Telegram nhanh chóng, tiện lợi

Hướng dẫn cách ghi âm trên Macbook nhanh chóng và tiện lợi

Google tích hợp AI vào công cụ tìm kiếm, trình duyệt web Chrome...

Hệ điều hành 'cổ' vẫn âm thầm vận hành bệnh viện và xe lửa toàn cầu

Nguy cơ camera smartphone bị hư hại do tia laser

Người dùng Galaxy đang 'điên đầu' vì One UI 7 làm pin tụt nhanh
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
Sao việt
23:31:54 22/05/2025
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ
Sao châu á
23:19:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
Thế giới
22:44:14 22/05/2025