Hồ đập trong mưa lũ
Với lượng hồ, đập lớn nhỏ dày đặc (351 hồ, đập) trải đều khắp các huyện, thị trên địa bàn Hà Tĩnh; mỗi khi mùa mưa bão đến, nỗi lo lớn nhất đối với người dân nơi đây là vận hành xả lũ và an toàn hồ đập.
Trong khi đó, tại Quảng Nam, mưa lớn kéo dài suốt những ngày qua cũng khiến nỗi lo mất an toàn hồ đập lớn dần.
Các hồ đập thủy điện xả lũ luôn là nỗi lo trong mùa mưa bão.
Hương Khê là “rốn lũ” của Hà Tĩnh, chỉ tính riêng huyện này đã có 157 hồ, đập các loại, ngoài ra còn có đập thủy điện Hố Hô ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư. Là huyện miền núi, địa hình lòng chảo trùng điệp, mùa nắng nơi đây thành “chảo lửa” còn mùa mưa Hương Khê ngập lụt thường xuyên. Công tác an toàn hồ đập luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân ở Hương Khê đặc biệt quan tâm.
Hà Tĩnh: Thủy điện Hố Hô có còn là nỗi ám ảnh?
Ông Ngô Xuân Ninh, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết: Các hồ chứa trên địa bàn huyện hiện nay đang trong tầm kiểm soát, đối với các hồ đập không đảm bảo an toàn, huyện quán triệt không tích nước, còn lại đều vận hành tốt.
Tuy nhiên, theo ông Ninh, huyện có nhiều hồ, đập xây dựng đã lâu, khả năng tích nước tối đa phục vụ sản xuất nông nghiệp không thực hiện được, một số công trình hư hỏng, xuống cấp cần kinh phí lớn để sửa chữa. Các tuyến đê, kè dọc sông Tiêm, sông Ngàn Sâu, sông bị sạt lở nghiêm trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng, của cải của người dân, rất cần được rà soát, đầu tư kinh phí để sửa chữa.
“Hương Khê bây giờ cần nhất là bản đồ ngập lũ. Bản đồ được xây dựng, theo dõi trên các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tiện lợi, vừa có tác dụng quản lý, cảnh báo, vừa hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn”, ông Ngô Xuân Ninh nói.
Riêng đối với đập thủy điện Hố Hô, những năm trước luôn là nỗi ám ảnh của người dân huyện Hương Khê. Song, từ khi có quy trình xả lũ được Bộ Công thương phê duyệt, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão công trình thủy điện Hố Hô thực hiện việc điều tiết xả lũ nghiêm túc, đảm bảo an toàn hơn. Việc phối hợp với chính quyền địa phương huyện Hương Khê cũng chặt chẽ.
“Trước khi xả lũ, thủy điện Hố Hô sẽ phát tín hiệu bằng còi hú, phát thông báo đến chính quyền và người dân thông qua tin nhắn điện thoại. Họ vận hành xả lũ theo quy trình do Bộ Công thương phê duyệt, nếu sai quy trình này sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vì thế công tác vận hành những năm gần đây được nhà máy thực hiện nghiêm ngặt hơn”, ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng NNPTNT huyện Hương Khê cho biết.
Hiện nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác 351 hồ chứa nước, với tổng dung tích trên 1,57 tỷ m3 nước. Trong đó có 90 đập dâng với lưu lượng thiết kế hơn 15,74 m3/s. Hàng năm các công trình cấp nước phục vụ tưới cho trên 62.000 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và nhiều ngành kinh tế khác, cắt giảm lũ hạ du và cải tạo môi trường sinh thái.
Song, trong số đó, có 169 đập, hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp (đặc biệt có 57 công trình bị xuống cấp nghiêm trọng đề nghị bố trí kinh phí để nâng cấp, sửa chữa đảm bảo an toàn). Hồ chứa không tích nước do bị hư hỏng và có nguy cơ sự cố mất an toàn cao có 2 hồ là Khe Điếc ở huyện Hương Sơn và hồ Khe Làng ở huyện Nghi Xuân (hồ Khe Làng đã được bố trí vốn, hiện đang tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thi công). Hồ chứa hư hỏng phải tích nước hạn chế có 31 công trình.
Trong khi đó, theo Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, từ đêm 12/10 và 2 ngày tới, khu vực Hà Tĩnh tiếp tục xuất hiện mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến 70 – 150, có nơi trên 150mm. “Đặc biệt sau ngày 16/10, địa bàn Hà Tĩnh sẽ có mưa to, lượng mưa lớn hơn nhiều” – ông Nguyễn Đức Bá, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh thông tin.
Kiểm tra công tác an toàn hồ đập tại Nhà máy thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh).
Quảng Nam: Điều tiết xả lũ, không gây bất thường cho hạ du
Chiều ngày 12/10, trao đổi với PV báo Đại Đoàn kết, ông Vũ Đức Toàn, Tổng Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Tranh cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng các kịch bản nằm trong quy trình và phối hợp với các địa phương bám sát theo dõi lượng mưa đề điều tiết nước cho phù hợp”.
Còn ông Ngô Xuân Thế, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện A Vương cho biết, hiện nay hồ chứa Thủy điện A Vương vẫn đang tiếp tục cắt lũ cho hạ du, hồ chứa thủy điện vẫn chưa đầy. Nhưng ông Thế cho rằng: “Nếu lượng mưa lên trên 500mm thì buộc phải xả tràn. Khả năng trong ngày 12/10 nước sẽ về đầy hồ A Vương”.
Còn ông Lê Đình Bản, Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Bung cho biết: “Thủy điện Sông Bung 4 đã xả về hạ du 500 m3/s và tích nước về hồ ngày 11/10 là 1.800 m3/s. Theo quy trình vận hành liên hồ chứa thì vào thời điểm này là mùa mưa bão, các hồ không được tích đầy 100% để dành dung tích đón lũ”.
Báo cáo mới nhất cũng cho biết, Công ty Thủy điện Sông Bung vận hành điều tiết với lưu lượng xả dự kiến 160-1.360 m3/s. Trong đó lưu lượng qua 2 tổ máy là 160 m3/s, lưu lượng điều tiết qua tràn 50-1.200 m3/s. Thủy điện A Vương xả tràn điều tiết với lưu lượng 200-2.000 m3/s. Còn Thủy điện Sông Tranh 2 từ tối 11/10 bắt đầu vận hành hồ chứa nhằm cắt, giảm lũ cho hạ du. Thông số điều tiết tại hồ vào lúc 13 giờ chiều 11/10 với mực nước hồ 164,63m, lưu lượng nước về hồ 2.932,41 m3/s. Thủy điện Sông Tranh sẽ vận hành xả lũ với lưu lượng dự kiến 200 – 2.000 m3/s.
Lãnh đạo các Công ty thủy điện nói trên đều khẳng định, lưu lượng xả qua tràn sẽ được điều tiết tăng dần đảm bảo không gây dòng chảy đột biến, bất thường ở hạ du.
Còn về tình hình các hồ thủy lợi tại Quảng Nam, tính đến sáng ngày 12/10 trong tổng số 17 hồ chứa vừa và lớn do Công ty Thủy lợi Quảng Nam quản lý đã có 10 hồ nước đầy dung tích hữu ích, 1 hồ trên 90%, 4 hồ trên 50%, còn lại 2 hồ dưới 50% dung tích. Công trình lớn như hồ Phú Ninh chưa xả lũ về hạ du.
Tại thời điểm này, các hồ chưa nước tại Quảng Nam vẫn nằm trong sự kiểm soát, an toàn. Tuy nhiên, với đợt mưa lớn kéo dài dự báo sắp tới thì việc bảo đảm tuyệt đối an toàn là vô cùng cần thiết.
Người Hội An sống chung với lũ
Xếp gọn đồ đạc đưa lên tầng hai, mua mì tôm dự trữ, người dân xã Cẩm Kim, TP Hội An, trong tâm thế sẵn sàng sống chung với lũ.
Người dân xã Cẩm Kim họp chợ trên nước lũ. Video: Đắc Thành.
Chiều 8/10, con đường trước nhà ông Lữ Văn Thương, 57 tuổi, ở thôn Trung Hà, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, ngập hơn nửa mét. Phía sau nhà, nước sông Thu Bồn đục ngầu cuồn cuộn đổ về xuôi, tràn vào làng.
Chiều 8/10, ông Thương buộc chiếc ghe sau nhà để sử dụng khi lũ lên cao. Ảnh: Đắc Thành.
Toàn xã Cẩm Kim nằm men theo sông Thu Bồn và là một trong những nơi thấp nhất ở thành phố Hội An. Để tránh lũ, đồ đạc trong nhà ông Thương được xếp gọn, khi nào nước mấp mé nền nhà thi sẽ chuyển lên gác.
Ông Thương dự đoán trận lũ này không lớn, vì mưa từ đêm 6/10 nhưng không có gió. Các trận lũ trước, gió từ ngoài biển thổi vào mạnh, đẩy nước biển vào cửa sông và ngăn lũ từ đất liền chảy ra. Đợt này không có gió, nước chảy từ sông ra biển dễ dàng. Các thủy điện thượng nguồn sông Thu Bồn cũng chưa xả lũ.
Tuy vậy, ông Thương vẫn để sẵn chiếc ghe sau nhà, sẵn sàng khi lũ về. "Sống trong vùng rốn lũ Hội An, chúng tôi đã quen. Nước dâng vào nhà thì lên tầng hai ở. Đồ đạc được dọn theo kiểu cuốn chiếu, nước đến đâu thì dọn đến đó", ông nói và cho hay trường hợp có bão kết hợp với lũ thì cả nhà sơ tán.
Cách nhà ông Thương 100 m, anh Đỗ Văn Ba lội nước ngập tới đầu gối ra chợ mua thực phẩm, gồm 20 quả trứng gà, túi mì tôm và nước mắm để chuẩn bị sống chung với lũ. Gia đình có năm người ở trong căn nhà hai tầng nên không di dời.
"Đây là không phải lũ bất thường nên không lo lắm, vì chỉ có mưa mà không có gió bão", anh Ba nói. Có năm lũ vào nhà gần 10 lần nên mọi người đã quen.
Anh Ba lội nước lũ ra chợ mua thực phẩm sử dụng trong những ngày mưa lũ kéo dài. Ảnh: Đắc Thành.
Trong thôn Trung Hà nhà nào không xây hai tầng thì có gác lửng để tránh lũ; nhà không có thì đi ghe thuyền sang nhà bên cạnh ở nhờ chờ nước rút.
Ông Huỳnh Ngọc Hùng, Chủ tịch xã Cẩm Kim, cho biết có 150/1.054 hộ trên địa bàn đang bị ngập nước. Trong đó, hơn 20 hộ đã di dời sang nhà hàng xóm vì nước ngập sâu.
Hiện trung tâm TP Hội An chỉ có đường Bạch Đằng bên sông Hoài nước ngập sâu hơn nửa mét, một số đường khác ngập 20 cm. Tuy nhiên, người dân vẫn sớm thu dọn tài sản, hàng hóa lên cao phòng tránh.
Trên đường Nguyễn Thái Học, anh Đình Thành Long, chủ tiệm buôn bán áo quần cùng vợ mua hàng chục túi bóng loại lớn. Hai người gom hàng hóa cho vào đóng chặt và đưa lên gác. "Đợt lũ cuối năm 2018, nước lên nhanh trở tay không kịp, gây thiệt hại nặng. Lần này tôi phải nhanh chóng thu dọn hàng", anh Long nói.
Nhiều tuyến đường Hội An ngập trên 30 cm được lực lượng chức năng chốt chặn không cho người dân và du khách qua lại. Chính quyền nghiêm cấm ghe thuyền, ca nô, trừ trường hợp làm nhiệm vụ đi lại trên sông.
Đường Nguyễn Phúc Chu nằm bên sông Hoài ngập 30 cm chiều 8/10. Ảnh: Đắc Thành.
Mực nước lũ ở Hội An chiều nay đã lên 1,4 m, dưới báo động 2 là 0,9 m. Dự báo đêm nay, lũ trên các sông tiếp tục lên và đạt đỉnh. Trong đó, lũ trên sông Thu Bồn có khả năng 1,6 m, vượt báo động 2 là 0,1 m.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch TP Hội An, cho biết đã chuẩn bị phương án sơ tán dân ở vùng trũng. Chính quyền và người dân ở các khu vực như Cẩm Kim, Cẩm Nam, Thanh Hà, Minh An, Sơn Phong cũng đã sẵn sàng sống chung với lũ.
Nhiều khu dân cư ngập sâu hơn 2 mét trong mưa lớn 13 Người miền Trung sơ tán đồ đạc tránh lũ 35 Bốn người chết do mưa lũ miền Trung
Hàng chục tấn cá lồng chết trên sông Bốn ngày sau khi thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy, hơn 20 tấn cá lăng nuôi lồng bè ở huyện Thanh Thủy bị chết. Trưa 5/10, chị Hà Thị Loan, 38 tuổi xã Xuân Lộc (huyện Thanh Sơn) cầm vợt lưới đi dọc dãy bè vớt những con cá lăng nặng hơn 5 kg bơi lờ đờ. "Sáng qua, khi vừa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xác minh thông tin cán bộ công an bị tố đánh người

TP.HCM: Một người tử vong nghi bị điện giật khi bơm nước mưa

Cảnh tượng khác thường trên cầu Cần Thơ

2 xe vút nhanh qua ngã tư TP Thái Bình, người phụ nữ tử vong

Cán bộ xã hành hung cô gái 23 tuổi có bị xử lý?

Lý do bất ngờ người phụ nữ tạt đầu ô tô, đập bể kính xe trên phố

Xe khách chở hàng chục người lật ngửa bên quốc lộ lúc rạng sáng

Bí thư Cao Bằng: Đi siêu thị mua hàng cũng phải đọc số điện thoại

Cá voi liên tiếp dạt vào bờ biển Quảng Ngãi

Vụ nhập lòng se điếu Trung Quốc: tiểu thương nước bạn phán 'chưa từng thấy'?

Vụ thanh niên 'gọi vốn' ở biển Nha Trang: đưa về trụ sở UBND viết cam đoan

Thùng bồn của xe đầu kéo bất ngờ bốc cháy trên cao tốc
Có thể bạn quan tâm

'Bom sex' gốc Việt Chung Lệ Đề khoe 3 con gái xinh đẹp
Sao châu á
22:32:06 13/05/2025
Vũ trụ bị phân hủy và biến mất sớm hơn vẫn tưởng?
Thế giới
22:31:07 13/05/2025
Nghi vấn Elon Musk là cha 2 con sinh đôi của Amber Heard
Sao âu mỹ
22:29:11 13/05/2025
Anh Thư khoe dáng gợi cảm, tiết lộ cuộc sống ở tuổi 43
Sao việt
22:26:58 13/05/2025
Muốn thấy đẳng cấp đỉnh lưu của HIEUTHUHAI hãy xem video này, concert quốc tế cũng chỉ đến thế là cùng!
Nhạc việt
22:21:46 13/05/2025
Tạm đình chỉ cán bộ phường Dương Nộ tác động cô gái, công an vào cuộc điều tra
Netizen
22:11:54 13/05/2025
Đâm chồng trọng thương, vợ đến công an xã tự thú
Pháp luật
22:10:09 13/05/2025
Trước ngày cưới, mẹ vợ tương lai thách cưới 200 triệu, bố tôi nói một câu, nhà gái không dám đòi đồng nào nữa
Góc tâm tình
21:52:03 13/05/2025
Thanh Sơn tái hợp 'tình tin đồn' trong phim về vụ cướp máy bay có thật ở Việt Nam
Phim việt
21:49:11 13/05/2025
Ca sĩ Thanh Duy bật khóc ở họp báo, kể về những tổn thương
Hậu trường phim
21:44:16 13/05/2025