Hòa bình là mục tiêu tối thượng của hợp tác quốc tế
Sáng 21.5, Thủ tướng đã tham dự phiên họp “Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng” tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu bật 3 thông điệp của VN về hòa bình, ổn định và phát triển.
Thứ nhất, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định cho hợp tác và phát triển vừa là nền tảng thiết yếu, vừa là đích đến cuối cùng vì sự phát triển bền vững, thịnh vượng trên toàn thế giới cũng như từng quốc gia, khu vực. Hòa bình là mục tiêu tối thượng của hợp tác quốc tế, là giá trị chung của nhân loại; hòa bình bền vững, thượng tôn pháp luật và phát triển bền vững có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ.
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhờ có hòa bình, Việt Nam từ một nước nghèo đã vươn lên thành một quốc gia thu nhập trung bình, đặt mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Việt Nam sẽ làm hết sức mình, cùng chung tay đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của nhân loại; mong muốn chấm dứt xung đột, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh con người.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các trưởng đoàn đến thăm Công viên Tưởng niệm hòa bình Hiroshima
Video đang HOT
TTXVN
Thứ hai, Thủ tướng nhấn mạnh thông điệp về tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình cần được đề cao và cần được thực hiện bằng những cam kết cụ thể. Ông cũng kêu gọi các bên liên quan trong mọi cuộc xung đột giải quyết thông qua đối thoại và đàm phán để tìm ra các giải pháp lâu dài, tính tới lợi ích chính đáng của các bên. Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, công bằng, công lý và lẽ phải.
Thứ ba, sự chân thành, lòng tin chiến lược và tinh thần trách nhiệm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay. Với Việt Nam, các giá trị đó thể hiện qua việc triển khai nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Các nhà lãnh đạo G7 và khách mời chia sẻ quan điểm về các vấn đề thời sự quốc tế có tác động đến hòa bình, ổn định của khu vực và toàn cầu; khẳng định cam kết cùng hành động để giải quyết các thách thức, kiềm chế leo thang căng thẳng tại các điểm nóng địa chính trị trên toàn cầu. Phiên họp đánh giá cao vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực; nhấn mạnh cần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông và khẳng định lại quan điểm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với UNCLOS 1982.
Tối 21.5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác về tới sân bay Nội Bài (Hà Nội). Thông tin về kết quả chuyến làm việc của Thủ tướng tại Nhật Bản và tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, trong hơn 2 ngày tại Nhật, Thủ tướng đã có 13 cuộc làm việc, trong đó có hội đàm với Thủ tướng Kishida Fumio; tiếp Thống đốc, Chủ tịch Hội đồng tỉnh Hiroshima, các nghị sĩ Quốc hội có khu vực bầu cử tại Hiroshima, các hội hữu nghị với Việt Nam, lãnh đạo các hiệp hội, tập đoàn lớn của Nhật Bản; dự và phát biểu tại Tọa đàm kinh doanh Việt – Nhật; gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản. Hai bên cũng thống nhất chủ trương hợp tác ODA thế hệ mới, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng chiến lược và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại sẽ là những định hướng trọng tâm của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản trong giai đoạn mới.
Thượng đỉnh Bộ tứ ra tuyên bố chung
Theo The Japan Times, lãnh đạo các nước Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ) trong tuyên bố chung sau cuộc họp ngày 20.5 tại TP.Hiroshima (bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng) đã đưa ra một loạt biện pháp mới nhằm tăng cường sự kết nối và cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Các sáng kiến gồm quan hệ đối tác để tăng cường an ninh y tế, mạng cáp dưới biển, chương trình học bổng, cơ sở hạ tầng và kế hoạch triển khai Mạng truy cập vô tuyến mở (RAN) đầu tiên ở Thái Bình Dương.
Trong tuyên bố, các lãnh đạo Bộ tứ cam kết duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời phản đối các hành động đơn phương tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Lãnh đạo 4 nước còn bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về việc quân sự hóa các thực thể tranh chấp, nỗ lực phá vỡ các hoạt động khai thác tài nguyên ngoài khơi của các quốc gia khác. Nhóm Bộ tứ cũng nhấn mạnh rằng các nước đều có vai trò đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực, cũng như như tôn trọng luật pháp quốc tế.
Các chuyên gia nhận định cuộc gặp một lần nữa cho thấy sự linh hoạt của Bộ tứ. Cuộc họp đáng lẽ sẽ được tổ chức tại Úc vào tuần tới, nhưng đã được dời sang Nhật bên lề Hội nghị G7 để Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể sớm về nước giải quyết khủng hoảng trần nợ. Điều này cho thấy rằng động lực của Bộ tứ vẫn rất lớn và việc rút ngắn cuộc họp không ảnh hưởng quá nhiều đến chương trình nghị sự.
Trong một diễn biến liên quan, Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Biden ngày 21.5 đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Họ đã nói về mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên và cáo buộc cưỡng ép kinh tế từ Trung Quốc.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Nhật Bản và Đức đề cao vai trò của các nước mới nổi
Nhật Bản và Đức cho biết đã đến lúc cần xem xét lại cách một số thể chế lớn mạnh nhất thế giới - bao gồm cả Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) - ứng xử với các nước mới nổi.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN
Khái niệm "Nam Bán cầu", để nói về những nước có thu nhập trung bình và thấp, kể cả Ấn Độ, đã trở thành một trọng tâm tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đang diễn ra tại Hiroshima, Nhật Bản.
Nhiều năm nay, Nhật Bản và Đức đã thúc đẩy cải cách HĐBA. Hai nước này cùng với Brazil và Ấn Độ đang gây sức ép để có ghế thường trực trong HĐBA. Nỗ lực này đã có được một cú hích mới tại G7 ngày 20/5 khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Brazil Lula da Silva gặp nhau bên lề hội nghị và nhất trí phối hợp để cải cách HĐBA trên cương vị thành viên không thường trực.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết các tổ chức quốc tế cần thay đổi vì thế giới đang thay đổi. Phát biểu tại Berlin ngày 15/5, ông Scholz cho rằng: "Bất cứ trật tự quốc tế đang vận hành nào cũng phải phản ánh đặc tính đa cực của thế giới. Thế giới đơn hay lưỡng cực của ngày hôm qua có thể đã định hình dễ dàng hơn, ít nhất vì sức mạnh. Nhưng đó không còn là thế giới mà chúng ta đang sống".
Sáng kiến trên được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản và các thành viên khác của G7 đang tìm cách cam kết với khu vực Nam Bán cầu, và khi ảnh hưởng của nền kinh tế G7 đang suy giảm. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), hiện các nền kinh tế G7 chỉ chiếm 29,9% GDP toàn cầu, giảm đáng kể so với mức 50,7% vào năm 1980.
Thủ tướng Kishida cho biết vai trò của Nhật Bản là cầu nối khoảng cách giữa G7 với Nam Bán cầu trong những lĩnh vực như an ninh lương thực và năng lượng. Nhật Bản đã thông báo một chương trình hỗ trợ an ninh mới trong năm nay, mang tên Hỗ trợ An ninh nước ngoài (OSA), nhằm cung cấp thiết bị quân sự cho các nước đang phát triển để tăng cường an ninh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu gặp người đồng cấp Ai Cập Ngày 16/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đã có cuộc gặp gỡ đầu tiên bên lề Hội nghị thượng đỉnh các nước Arab tại Jeddah, Saudi Arabia. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại lễ đón ở sân bay Ben Gurion, gần Tel Aviv, Israel ngày 13/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Tổng thống Mỹ Joe...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ: Sự cố thiết bị gây gián đoạn nghiêm trọng tại sân bay Newark

Tàu ngầm Yasen-M của Nga thách thức ưu thế hải quân Mỹ và NATO

Các công ty toàn cầu tìm giải pháp ứng phó thuế quan của Mỹ

ECB cảnh báo tác động đa chiều của chiến tranh thương mại lên Eurozone

IMF: Hàn Quốc sắp tụt hậu so với Đài Loan về GDP bình quân đầu người

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu: Tâm điểm trong đề xuất hòa bình của Mỹ

FBI sử dụng máy phát hiện nói dối để điều tra các vụ rò rỉ thông tin

Iran đã kiểm soát được đám cháy sau vụ nổ ở cảng Shahid Rajaee khiến ít nhất 65 người chết

Chiến sự lan tới tỉnh mới Dnipropetrovsk, người Ukraine vội sơ tán khi quân đội Nga áp sát

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua
Có thể bạn quan tâm

Sóng 5G có gây hại sức khỏe?
Sức khỏe
08:10:14 30/04/2025
Tử vi 12 con giáp ngày 30/4: Tỵ tài lộc dư giả, Dậu đề phòng xui rủi
Trắc nghiệm
08:06:57 30/04/2025
1 ông lớn công khai "chọc điên" BLACKPINK?
Nhạc quốc tế
08:06:25 30/04/2025
Thêm lựa chọn sử dụng Internet vệ tinh từ đối thủ của SpaceX
Thế giới số
07:57:10 30/04/2025
Tạm giữ người đàn ông tát cô giáo tới tấp, đẩy ra đứng dưới mưa
Pháp luật
07:45:57 30/04/2025
Mở túi đồ của hội đi camp "concert quốc gia" qua đêm: Bất ngờ với những thứ bên trong
Netizen
07:43:21 30/04/2025
Chia sẻ xúc động của giọng nữ cao đầu tiên hát 'Đất nước trọn niềm vui'
Nhạc việt
07:36:42 30/04/2025
Cha ca sĩ Thái Trinh mang viên đạn bi trong hốc mắt suốt 50 năm
Sao việt
07:33:18 30/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 32: Sợ Nguyên thích mình, An giao ước 'mãi mãi là anh em'
Phim việt
07:24:18 30/04/2025
Mỹ nam Hàn càng xấu lại càng nổi, lột xác vừa đẹp vừa sang chẳng ai thèm quan tâm
Hậu trường phim
07:17:10 30/04/2025