“Hoặc vợ, hoặc chị, anh chọn đi!”
Vợ anh là gái thành phố, một năm về quê vài ba lần không sao, còn khi sống cùng với chị, những khác biệt về lối sống đã khiến hai người gặp không ít khúc mắc.
Sinh ra trong mộtgia đìnhnghèo, bố mẹ anh Hiếu không may mất sớm trong một vụ tai nạn giao thông, bỏ lại 4 chị em anh bơ vơ giữa dòng đời.
Khi ấy, chị Phượng – chị gái lớn của anh mới 21 tuổi, là giáo viên mầm non ở gần nhà. Chị Phượng xinh đẹp, tính nết dịu dàng, lại có nghề “gõ đầu trẻ” nên sớm được nhiều chàng trai để ý. Nhưng khi chị vừa đề cập đến trách nhiệm chăm lo gia đình thì không một ai dám “gánh”. Chị quyết định ở vậy nuôi các em khôn lớn.
Vừa dạy học, vừa làm thêm đủ nghề, chị tần tảo nuôi 3 em học hành và đỗ đạt cao. Trong bốn chị em, anh Hiếu là con trai duy nhất, cũng là người thành đạt nhất. Ngày anh lấy Hằng – một cô gái Hà Nội xinh xắn, chị Phượng mừng rơi nước mắt. Cả gia đình nở mày nở mặt với bà con hàng xóm bởi anh Hiếu không chỉ giỏi giang mà còn lấy được vợ thành phố xinh đẹp, đảm đang.
Công việc thuận lợi, lại được nhà ngoại giúp đỡ, hai vợ chồng anh Hiếu đã nhanh chóng mua được một căn nhà rộng rãi, khang trang ngay trung tâm thành phố. Thấy chị làm lụng vất vả, đồng lương giáo viên mầm non không cao, trong khi sức khỏe mỗi ngày một sa sút, anh Hiếu lo lắng một mình chị ở nhà, khi trái gió trở trời, lỡ xảy ra việc gì thì anh không yên tâm. Anh Hiếu khuyên chị Phượng nghỉ dạy ở quê lên sống cùng vợ chồng anh.
Nhưng sự đời không như mình nghĩ, vợ anh là gái thành phố, một năm về quê vài ba lần không sao, còn khi sống cùng với chị, những khác biệt về lối sống đã khiến hai người gặp không ít khúc mắc.
Từ chuyện đôi dép đi trong nhà, Hằng cũng nhiều lần to tiếng với chị Phượng. Ban đầu, mỗi khi thấy chị xỏ nguyên đôi dép trong nhà vệ sinh vào nhà, Hằng khó chịu ra mặt nhưng cố nhẹ nhàng nhắc nhở. Đến lần Hằng suýt ngã vì dẫm phải nước từ đôi dép của chị Phượng vương vãi khắp nhà, cô lập tức kêu ầm lên: “Em đã bảo chị bao nhiêu lần rồi, không được đi dép trong nhà vệ sinh ra ngoài, vừa bẩn, vừa dễ làm người khác ngã. Có mỗi chuyện ấy mà chị cũng quên…” Những lúc này, chị chỉ cười: “Ừ, chị già rồi nên nghễnh ngãng quá”.
Video đang HOT
Một bên là chị gái, một bên là vợ, anh vô cùng khó xử (ảnh minh họa).
Mọi việc trong nhà đều có ô sin làm, nhàn rỗi lại chán nên mọi tâm tư, tình cảm của chị đều đặt vào đứa con trai 2 tuổi của anh, cháu cũng rất quấn chị. Tuy nhiên, cách chăm sóc của chị lại không khoa học, nên Hằng rất khó chịu. Thấy chị nhai cơm cho cháu, Hằng thẳng thắn: “Mất vệ sinh, để nó ăn cháo thôi”. Đến cả chuyện nói năng Hằng cũng khó chịu ra mặt: “Chị nói ít thôi, giờ cháu nó đang tập nói, suốt ngày ở nhà với chị, chị nói nhiều thế, nó lại học theo cái tiếng Nghệ quê mùa nhà chị”. Chị hôn lên má cháu, Hằng cũng ngăn cấm với lý do “làm phính má nó, xấu xí”…
Vốn tính hiền lành, lại từng là giáo viên, chị hiểu những điều vợ anh nói có lý nên mỗi lần nghe Hằngcằn nhằn, chị lại nhẫn nhịn: “Lần sau chị sẽ chú ý”.
Biết vợ không vừa lòng chị Phượng, anh Hiếu dặn vợ: “Lần sau, em nhắc nhở chị nhẹ nhàng thôi. Chị sẽ sống với vợ chồng mình cả đời, nên em lựa lời mà nói, lựa cách mà sống, đừng để chị phải buồn lòng”. Nghe thế, Hằng bật lại ngay: “Thời anh khác, thời con mình khác. Không biết thì đừng nói, đừng làm, ai khiến chị phải bận rộn. Anh thì lúc nào cũng chị, đi đâu cũng chị…”
Hằng còn công khai chống lại chị chồng bằng cách mang con về bên ngoại gửi vì sợ thằng bé “nhiễm” giọng Nghệ An của bác. Chị Phượng buồn lắm. Chị định về hẳn quê sống nhưng anh Hiếu nằng nặc không cho.
Mâu thuẫn đỉnh điểm diễn ra khi Hằng sinh đứa con thứ hai. Ngày Hằng ra viện, chị vui mừng đưa tay đón cháu thì Hằng vội gạt phắt tay chị ra: “Thôi, chị để em, chị chưa có con, không biết cách bế trẻ, nó lại khóc bây giờ”. Đứng ngay bên cạnh, anh lặng người đi vì tức giận nhưng cố kiềm chế. Về đến nhà, anh mới đóng cửa quát: “Lần sau, trước khi nói, em phải suy nghĩ một chút, chị chưa có con nhưng cũng có kinh nghiệm chăm sóc các con của hai chị gái rồi. Không lẽ chị từng ấy tuổi mà không có kinh nghiệm bế trẻ con à? Lúc em sinh thằng Minh, em có kinh nghiệm bế trẻ con chưa? Em mà không thay đổi thái độ thì đừng có trách anh”.
Vừa mới sinh đã bị chồng “dằn mặt”, Hằng liền “ba máu sáu cơn”: “Anh thì lúc nào cũng chị, chị, vậy anh đi ở với chị anh luôn đi”.
Thà chị Phượng đanh đá, chửi mắng lại em dâu một hai câu, có lẽ tâm trạng anh còn đỡ hơn. Đằng này lần nào cũng vậy, mỗi khi vợ anh lên tiếng, chị đều cười rồi nhận hết lỗi về mình.
Hằng sinh được một tháng, chị kiên quyết chuyển về quê dù cho anh không đồng ý. Chị bảo: “Cũng may lần trước chị không nghe em bán nhà đi. Dù sao, hương khói của bố mẹ cũng cần có người trông nom. Thỉnh thoảng, em đưa vợ con về thăm chị là được rồi”.
Từ ngày chị về quê, anh vừa lo lắng, vừa day dứt. Cứ cuối tuần, anh lại muốn về thăm chị cho yên tâm nhưng vợ nhất định không cho anh về: “Vợ thì con lớn con bé, chị thì một thân một mình không lo nổi hay sao? Nếu anh lo thế thì anh về quê mà sống với chị. Hoặc chị, hoặc vợ con, anh chọn đi. Hở cái là chị chị… Cứ như mọi tội lỗi là do tôi không bằng”.
Anh vung tay tát thẳng vào mặt vợ rồi đóng sập cửa ra ngoài hút thuốc. Trong phòng, Hằng ôm con khóc dấm dứt. Vợ con anh, chắc chắc anh không thể bỏ. Còn để chị ở quê, tuổi già cô đơn một mình, anh lại không phút nào yên tâm. Chị đã hy sinh cả một đời vì hạnh phúc của các em rồi…
Theo afamily
Con thỏ có đuôi
Làng quê nơi tôi sống là một miền quê nghèo ở tỉnh Quảng Bình, nơi đầy gió và nắng, nơi hứng chịu bao mùa lũ lụt. Làng quê đó, lúc bấy giờ người ta chỉ cần cơm no, áo ấm, xa hơn nữa là mơ một tấm áo đẹp. Những thứ giải trí, nghệ thuật... được xem là xa xỉ.
Vì vậy, tôi, một con bé đang học mẫu giáo bỗng nhiên biết vẽ và nặn đất sét... trở nên nổi tiếng. Người ta đồn ầm lên "làng có con bé có tài". Thực ra, biết vẽ tranh và nặn đất không có gì là ghê gớm. Nhưng ở cái làng quê này xưa nay chưa từng thấy, thì tôi trở nên cực kỳ đặc biệt.
Tôi mê vẽ thật, mê đến quên ăn, hễ ngồi đâu là vẽ nấy. Lúc tôi ngồi thổi cơm, tôi vẽ bằng than. Đi chăn bò với anh, tôi vẽ băng que, lấy nền đất thay giấy. Ở nhà lấy giấy bút vẽ... mê đến nỗi lúc nào trong đầu tôi cũng tưởng tượng ra những hình ảnh ly kỳ. Nặn đất sét cũng thích nhưng không nhiều như vẽ. Tôi nặn hình con chó, con mèo... chỉ bấy nhiêu thôi mà nhà tôi lúc nào cũng đông khách ghé thăm.
Dẫu vậy, năng khiếu của tôi cũng chẳng khác nào loài cây cảnh không có người tạo dáng. Bởi tôi sinh ra trong một gia đình nghèo lại mồ côi bố. Vì thế, thứ năng khiếu tự có của tôi chẳng những không có cơ hội phát triển tốt hơn, mà còn bị kìm hãm. Mẹ không muốn tôi đam mê thứ vẽ vời này. Dẫu ban đầu bà cũng thấy tự hào chút chút, nhưng gánh nặng gia đình đè lên đôi vài gầy của người mẹ nuôi con một mình thì mẹ xem năng khiếu đó là thứ tào lao. Mẹ cấm không cho tôi vẽ nữa, bắt tôi phải lo học thật giỏi (lúc này tôi đã là học sinh tiểu học).
Nhưng niềm đam mê không dễ gì bảo bỏ là bỏ. Tôi vẫn cứ vẽ khi nào không có mẹ. Rồi một ngày, nhà trường thông báo lựa chọn tôi đi thi năng khiếu ở tỉnh. Lần đó đề thi là vẽ tự do. Nói thật tôi ngồi thi mà cảm giác như đang tận hưởng giây phút hạnh phúc nhất của đời mình chỉ vì vẽ mà không sợ ai la mắng.
Tôi vẽ những gì mình thích vào bài thi một cách tự tin. Khi bài thi sắp hoàn chỉnh, tôi bỗng nghe một giọng nói từ cửa sổ: "Đẹp quá ha, vẽ con thỏ đi!". Chẳng hiểu sao tôi lại nghĩ, nếu vẽ một chú thỏ chạy ra từ gốc cây bên bãi cỏ xanh cũng ổn lắm. Thú thật, tôi chưa bao giờ nhìn thấy thỏ. Chỉ là tưởng tượng sơ qua từ sách báo, từ những hòn pin mẹ mua về nghe đài. Vì thế tôi đã vẽ con thỏ khá đặc biệt, và mọi chuyện cũng bắt đầu từ đây.Khi hình hài của một chú thỏ hình thành, trong cái đầu bé bổng và ngây thơ của tôi, con thỏ hẳn phải có một cái đuôi dài như con chó. Vì thế, con thỏ trong bài thi của tôi có một cái đuôi cuộn tròn bên trên... như đuôi con cún con. Bài thi đã hoàn thành. Thầy giám thị ngắm nghía rồi bỗng bưng mặt cười.
Rồi thì cái ngày vui nhất cũng đã đến. Vào buổi sáng thứ hai, tiết chào cờ toàn trường, thầy Tổng phụ trách trong nét mặt tươi vui trịnh trọng thông báo: "Thưa các em, hôm nay thầy báo cho toàn thể trường ta được biết, bạn Dương Hiền lớp 2A của chúng ta đã đạt giải nhì môn thi năng khiếu vẽ! Toàn trường cho một tràng pháo tay chúc mừng bạn Hiền". Cả trường vỗ tay rào rào, tôi hãnh diễn bước lên đứng dưới cờ đỏ sao vàng mà ước chi có mẹ mình ở đó.
Thầy Tổng phụ trách tiếp tục: "Các em thân mến! Bạn Hiền của chúng ta không những vẽ đẹp mà bạn còn sáng tạo giỏi nữa các em ạ. Trong bài thi của mình, bạn ấy đã cho ra đời một con thỏ có đuôi, mà là đuôi dài lắm!" Không thể tả hết cái không khí sôi động vào lúc đó. Cả trường cười vang. Các thầy cô cười vang... Còn tôi ngớ người ra vì sự nhầm lẫn của mình. Thì ra thỏ không có đuôi!
Đó là kỷ niệm tuổi học trò đẹp nhất của tôi. Đó cũng là ký ức theo tôi năm tháng cuộc đời mà tôi không bao giờ quên.
Theo người lao động
Để đối mặt với lời chia tay Chẳng ai muốn tình cảm đột nhiên rạn vỡ. Nhưng cuộc sống với những bất đồng, những khúc mắc không thể giải quyết sẽ đẩy chúng ta đối mặt với lời chia tay. Phải làm thế nào? Nguyên tắc số 1: Không thắc mắc Bạn muốn biết lý do tại sao người ấy lại quyết định như vậy? Tại sao người ấy lại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đau đớn vì người yêu không cưới còn muốn 'cướp' con

Thuê y tá chăm bố chồng nằm viện, tôi bị em chồng mắng: "Đồ bất hiếu"

Không về quê chăm mẹ chồng bệnh, vợ bị mắng là kẻ vô ơn

Xem phim "Sex Education" cùng con trai, một câu thoại khiến tôi rớm nước mắt, ôm chầm lấy con: Kỳ tích sẽ đến nếu người cha biết làm điều này

Chồng tôi cho em gái ngôi nhà trị giá 3 tỷ, tôi mừng rỡ báo tin, câu trả lời của em ấy khiến 2 vợ chồng sốc đến ngã quỵ

Cô giúp việc thường xuyên khoe quà, hoa trên trang cá nhân, vô tình thấy bức ảnh chụp tay người tặng mà tôi chết điếng: Họp gia đình gấp

Chưa nghỉ lễ mẹ chồng đã xua tôi về ngoại để đi du lịch cùng với con dâu cũ

Được chú ruột của chồng di chúc cho thừa kế tất cả tài sản, vợ chồng tôi lo lắng hoảng sợ khi con trai chú trở về

3 lần lấy chồng hụt, mẹ tôi vẫn tự tin tuyên bố với hàng xóm: "Con gái tôi đâu có kém ai, tại cái duyên trốn hơi kỹ thôi"

Bố chồng 'mất tích' 20 năm bỗng mang mẹ kế về đòi chúng tôi báo hiếu

Sếp mời dự đám cưới quý tử, mừng 2 triệu có ít không?

Tôi mắc bệnh nhưng không dám nói với ai, mẹ chồng thấy bụng con dâu ngày càng to liền đi phao tin khắp nơi là tôi "cắm sừng" con trai bà
Có thể bạn quan tâm

10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025
Hóng: Em gái Trấn Thành hẹn hò 1 Anh Trai Say Hi?
Sao việt
15:05:54 30/04/2025
Sự thật đằng sau thông tin Rashford gia nhập Man City
Sao thể thao
14:49:59 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Trần Phi Vũ: 'Phú nhị đại' có gia đình hậu thuẫn vẫn xém bị phong sát vì tình cũ
Sao châu á
14:40:05 30/04/2025
Hòa Minzy mặc áo bà ba đeo khăn rằn quá xinh, cất giọng hát trong veo nghe là thấy mùa xuân thắng lợi!
Nhạc việt
14:34:32 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền
Thế giới số
14:16:42 30/04/2025
Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt
Ôtô
14:07:54 30/04/2025
Người phụ nữ dùng 'chiêu độc' để chiếm đoạt tiền tỷ của hàng trăm bị hại
Pháp luật
14:00:20 30/04/2025