Hoàn thành khắc phục sự cố cáp quang, Internet trở lại bình thường
“ Cáp quang biển AAG đã khôi phục hoàn toàn lưu lượng vào 20h06 ngày 12/6/2015, hoàn thành việc sửa chữa sự cố trước tiến độ dự kiến” – Ông Bùi Quốc Việt, giám đốc Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng (VNPT), cho biết.
Chiều tối ngày 7/6, Trung tâm điều hành tuyến cáp quang biển AAG đã ngắt tuyến cáp quang này để thăm dò và kiểm tra từ sự cố dò nguồn trên phân đoạn cáp SH1 từ TP.Hồ Chí Minh đi Hong Kong từ ngày 23/4 vừa qua.
Ông Lâm Quốc Cường, Giám đốc VNPT-I, cho biết, sự cố ngày 23/4 đã được khắc phục sau gần 3 tuần sửa chữa nhưng đường truyền Internet vẫn chưa được hoàn thiện, Internet hoạt động chập chờn và nhiều dịch vụ Internet quốc tế không thể thực hiện được trong một số thời điểm. Do đó, Trung tâm điều hành cáp quang AAG muốn kiểm tra toàn diện để khắc phục hoàn toàn, đưa Internet hoạt động trở lại bình thường.
Thông tin mới nhất từ VNPT cho biết, đến 20h06 ngày 12/6, cáp quang biển AAG đã khôi phục hoàn toàn lưu lượng vào 20h06 ngày 12/6/2015, hoàn thành việc sửa chữa sự cố trước tiến độ dự kiến.
Như vậy, hoạt động sửa chữa, khắc phục tuyến cáp quang gặp sự cố kéo dài 5 ngày, sớm hơn dự kiến 10 ngày như công bố trước đó.
Trước đó, ngay khi hệ thống quan trắc thông tin cho thấy hiện tượng tuyến cáp quang AAG hoạt động không được ổn định, các nhà mạng trong nước phối hợp cùng với Ban điều hành quản lý tuyến cáp các nước có liên quan thực hiện triển khai các biện pháp ứng phó; định tuyến, san tải sang các tuyến khác, bù đắp lưu lượng sụt giảm.
Video đang HOT
VNPT, Viettel, FPT đều thực hiện san tải, định tuyến lưu lượng qua hướng ưu tiên trên tuyến cáp đất liền qua Trung quốc; làm việc với các đối tác quốc tế mở Backbone ứng cứu trên hệ thống ALU mới đầu tư để lưu thoát lưu lượng, kết nối trực tiếp với Google để đáp ứng đủ nhu cầu về dung lượng, đảm bảo chất lượng ổn định cho người sử dụng Internet.
Ngoài ra, các nhà mạng lớn cũng đã có phương án đầu tư tuyến cáp quang biển mới APG (Asia Pacific Gateway) để giảm mức độ phụ thuộc vào AAG. Khi đưa vào khai thác vào năm 2016, tuyến cáp này sẽ cung cấp dịch vụ băng thông rộng, đảm bảo an toàn hệ thống. Việt Nam hiện có bốn tuyến cáp quang biển quốc tế cập bến gồm: AAG (Asia-America Gateway) va TGN-IA (TGN-Intra Asia Cable System) cập bến tại trạm Vũng Tàu, SMW3 (SEA-ME-WE 3) và APG (Asia Pacific Gateway) cập bến tại Đà Nẵng.
AAG là hệ thống cáp quang biển có chiều dài 20.000 km với tổng chi phí đầu tư khoảng 560 triệu USD, dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyên cap quang nay đươc đưa vao khai thac tư năm 2009, đi qua Malaysia, Singapore, Thai Lan, Viêt Nam (điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong, Philippines và Hoa Kì (Guam, Hawaii và California). AAG là kết quả sự hợp tác của 19 công ty viễn thông, trong đó có bốn doanh nghiệp VN là VNPT, Viettel, FPT và SPT, cùng tham gia xây dựng và bảo dưỡng. Tuy nhiên, trong 2 năm qua, tuyến cáp quang này liên tiếp gặp sự cố khiến lưu lượng Internet Việt Nam kết nối đi quốc tế gặp nhiều khó khăn.
Việt Nam hiện có bốn tuyến cáp quang biển quốc tế cập bến gồm: AAG (Asia-America Gateway) va TGN-IA (TGN-Intra Asia Cable System) cập bến tại trạm Vũng Tàu, SMW3 (SEA-ME-WE 3) và APG (Asia Pacific Gateway) cập bến tại Đà Nẵng.
Khôi Linh
Theo Dantri
Internet Việt Nam đi quốc tế dự kiến phục hồi ngày 10/5
Theo thông tin từ Trung tâm điều hành cáp quang AAG (Asia America Gateway), 14h chiều ngày 5/5, tàu sẽ đến vị trí hàn nối cáp cho phân đoạn cáp SH1 từ TP.Hồ Chí Minh đi Hong Kong bị đứt trước đó. Dự kiến đến ngày 10/5 công tác hoàn nối sẽ hoàn tất.
Tuyến cáp quang biển AAG dự kiến được đấu nối thành công vào ngày 10/5 tới.
Thông tin mới nhất từ Trung tâm điều hành cáp quang AAG cho biết, bắt đầu từ 14h chiều ngày 5/5, tàu sẽ đến vị trí hàn nối cáp cho phân đoạn cáp SH1 từ TP.Hồ Chí Minh đi Hong Kong bị đứt hôm 23/4 vừa qua.
Trong những ngày qua việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của khách hàng theo hướng Việt Nam đi quốc tế như dịch vụ web, e-mail, thoại, video... đã bị ảnh hưởng do lưu lượng chuyển sang các hướng dự phòng và có khả năng gây nghẽn. Tuy nhiên, các giao dịch, trao đổi thông tin trong nước không bị ảnh hưởng.
Theo tin từ Trung tâm điều hành cáp quang AAG, đến 14h chiều ngày 7/5 đơn vị này sẽ bắt đầu công tác hàn nối cho tuyến cáp quang bị đứt, và đến 6h sáng ngày 8/5 sẽ thực hiện xong mối nối đầu tiên.
Theo lịch trình của AAG, dự kiến 15h chiều 9/5 đơn vị sẽ thực hiện xong mối hàn cuối cùng.
Thông tin từ AAG cũng cho biết dự kiến đến 19h ngày 10/5, công tác hàn nối hoàn tất. Khi đó 100% kênh truyền được khôi phục. Như vậy, theo lịch trình này, rất có thể công tác khắc phục sự cố đứt cáp quang lần thứ 2 trong năm nay sẽ mất 17 ngày để hoàn tất, đưa Internet Việt Nam đi quốc tế trở lại hoạt động bình thường.
Tuyến cáp quang biển AAG từng được coi là tuyến kết nối Internet quốc tế quan trọng với chi phí đầu tư lên tới 553 triệu USD. Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động vào tháng 11/2009, sau 6 năm, tuyến cáp quang này đã liên tục xảy ra sự cố, mỗi năm trung bình có tới 2-3 lần trục trặc và thời gian khắc phục kéo dài lên tới 3 tuần.
Trong năm 2015, chỉ trong 4 tháng đầu năm đã xảy ra liên tiếp 2 lần đứt tuyến cáp quang thuộc phân đoạn của Việt Nam. Chính điều này đã gây bức xúc với người dùng Internet và hầu hết mọi người đều hoài nghi về chất lượng của tuyến cáp quang biển này.
Nói về nguyên nhân của việc tuyến cáp quang AAG đi qua Việt Nam thường xuyên bị đứt, gây gián đoạn Internet, các nhà cung cấp Internet cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự cố cáp quang AAG có thể có nhiều, có thể liên quan đến việc triển khai ban đầu (cáp hay ở những vùng biển không ổn định, hoặc nông, vùng giao thông đường thủy đông đúc ...). Với việc AAG hay bị sự cố như thế này, các ISP chỉ có giải pháp tốt nhất là tránh đổ nhiều lưu lượng qua hướng này, và luôn có sẵn biện pháp dự phòng, ứng cứu.
Thông tin từ FPT Telecom cho biết sau khi xảy ra sự cố, đơn vị này đã sử dụng các tuyến cáp đất liền để chuyển tiếp lưu lượng AAG bị ngừng hoạt động nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới khách hàng. FPT Telecom cũng khuyến cáo người dùng nên sử dụng Internet quốc tế cho các dịch vụ quan trọng của mình, các dịch vụ khác nên chuyển sang các hướng trong nước để tối ưu hoá dung lượng truyền tải.
Trong khi đó, VNPT cho biết đã và đang phối hợp cùng các bên liên quan nhanh chóng định tuyến liên lạc qua các hệ thống cáp quang biển SMW3, cáp đất liền và thông tin vệ tinh, đồng thời bổ sung dung lượng qua các hệ thống này.
Nhà mạng Viettel cho biết đã bổ sung thêm 60Gbps để giúp khách hàng không bị ảnh hưởng bởi sự cố đứt cáp quang biển AAG, kể cả trong các khung giờ cao điểm.
Trước hàng loạt sự cố liên tục xảy ra trên tuyến cáp quang AAG trong thời gian qua, các nhà mạng lớn, như FPT, VNPT, Viettel và CMC Telecom cho biết đang tập trung đầu tư vào tuyến cáp quang biển Châu Á - Thái Bình Dương APG (Asia Pacific Gateway). Với chiều dài hơn 11.000km và băng thông dự kiến 4Tbps, tuyến cáp quang biển này sẽ góp phần vào việc đảm bảo lưu lượng băng thông truy cập ra hướng quốc tế cho Việt Nam. Tuyến cáp APG dự kiến ra mắt vào đầu năm 2016.
Khôi Linh
Theo Dantri
Cáp quang biển AAG lại bị đứt, Internet đi quốc tế gián đoạn Theo thông tin ban đầu từ Trung tâm điều hành cáp quang AAG (Asia America Gateway), vào lúc 5 giờ 17 phút sáng ngày 23/04/2015, tuyến cáp quang biển Khu vực Châu Á Thái Bình Dương AAG đã gặp sự cố. Tuyến cáp quang biển AAG liên tục bị đứt gây gián đoạn Internet Việt Nam đi quốc tế. Nguyên nhân ban đầu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngai vàng triều Nguyễn: chiếc duy nhất còn nguyên, Vua Bảo Đại ngồi cuối cùng

Đã tìm thấy thi thể bé gái 11 tuổi bị nước cuốn trôi

Xe địa hình chở 8 người tuột xuống hồ, 1 nữ du khách tử vong

Đối tượng xông vào đập phá ngai vàng vua: Ai chịu trách nhiệm?

Người đàn ông tử vong bất thường trên đường, 1 nhà gần hiện trường xuất hiện vết máu

Mưa lớn dữ dội đến 600mm, lũ hiếm gặp tháng 5 ở Hà Tĩnh

Giám định tâm thần người đàn ông đập phá bảo vật quốc gia triều Nguyễn

Hà Tĩnh: Lũ quét bất ngờ, 'trắng đêm' sơ tán người dân và tài sản

'Chặn đứng' ô tô chở 1,4 tấn chân gà bị mốc hỏng đang đưa về Hà Nội tiêu thụ

Hình ảnh sét đánh cháy đen nhà dân trong đêm

Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát

CSGT Hà Nội phát hiện 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc
Có thể bạn quan tâm

Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'
Pháp luật
21:39:41 25/05/2025
Miu Lê có bạn trai mới?
Sao việt
21:35:28 25/05/2025
Hoa hậu Anh tố Miss World ép tiếp rượu tài trợ, bỏ thi, Dì Ly vội lên tiếng
Sao âu mỹ
21:28:45 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025
McTominay thăng hoa ở Napoli nhờ 'Nữ hoàng nước Ý'
Sao thể thao
21:03:32 25/05/2025
Xe sedan dài hơn 5 mét, cửa cắt kéo, công suất 586 mã lực, trang bị tiên tiến, giá ngang Toyota Camry
Ôtô
20:16:23 25/05/2025
Trải nghiệm Samsung Galaxy A56 5G: Gen Z tấm tắc nhưng vẫn nói "tuy nhiên"
Đồ 2-tek
20:15:21 25/05/2025
Computex 2025: CEO Nvidia gọi AI là cơ sở hạ tầng mới
Thế giới số
20:11:21 25/05/2025
Profile đáng chú ý của người đối đầu vợ chồng "trùm miến dong" Sùng Bầu
Netizen
20:03:13 25/05/2025
Hàng nghìn người đội mưa giữa đêm khuya và bức ảnh thấy rõ kiếp nạn của siêu sao số 1 Hàn Quốc
Nhạc quốc tế
19:50:31 25/05/2025