Học giả Ấn Độ đánh giá về khả năng New Delhi trở lại RCEP
Giáo sư, Tiến sĩ Rajaram Panda, nghiên cứu viên cao cấp, thành viên Ban điều hành Hội đồng Các vấn đề thế giới Ấn Độ (ICWA) có trụ sở tại New Delhi, đánh giá khả năng Ấn Độ quay trở lại Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là không cao.
Giáo sư Rajaram Panda, nghiên cứu viên tại Hạ viện Ấn Độ trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN ngày 11/11 nhân Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị cấp cao liên quan, Tiến sĩ Panda chia sẻ, kể từ cuối năm ngoái khi Ấn Độ thông báo quyết định không tham gia hiệp định này, đã có rất nhiều cuộc tranh luận và trao đổi quan điểm giữa các nhà phân tích, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ về việc nên giữ nguyên hay đảo ngược lập trường. Tuy nhiên, ông không nghĩ đã có bất kỳ sự thay đổi nào trong quan điểm của Chính phủ Ấn Độ và New Delhi khó có khả năng thay đổi, trừ khi các lợi ích kinh tế của Ấn Độ hay vấn đề mất cân bằng thương mại được giải quyết.
Theo Tiến sĩ Panda, Trung Quốc là một yếu tố chi phối trong quyết định của Ấn Độ. New Delhi lo ngại nếu tham gia thỏa thuận thương mại này, thị trường Ấn Độ sẽ tràn ngập các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc, làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng thương mại.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng có cán cân thương mại bất lợi trước hầu hết các nước ASEAN. Chính phủ Ấn Độ có trách nhiệm bảo vệ ngành sản xuất trong nước, do đó, ông Panda khẳng định không thấy bất cứ khả năng nào về việc Ấn Độ sẽ thay đổi lập trường của mình đối với RCEP trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao RCEP và kể cả trong thời gian tới, nếu các lợi ích kinh tế của nước này không được đảm bảo.
Liên quan đến mối quan hệ ASEAN – Ấn Độ, ông Panda đánh giá quan hệ của New Delhi với tất cả các quốc gia thành viên trong khối đều tốt đẹp. Các mối quan hệ đã có từ hàng nghìn năm trước và mối quan hệ lịch sử ấy gắn kết ASEAN với Ấn Độ cho đến ngày nay. Việt Nam là một nhân tố quan trọng trong quá trình thúc đẩy quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN, bởi Việt Nam có mối quan hệ đặc biệt với Ấn Độ. Điều này được thể hiện qua mối quan hệ song phương ngày càng trở nên sâu sắc trên mọi phương diện, từ chính trị, kinh tế, chiến lược, quốc phòng cho đến văn hóa.
Video đang HOT
Đánh giá về vai trò của Việt Nam trong ASEAN và trong quan hệ giữa ASEAN với các nước lớn, Tiến sĩ Panda khẳng định Việt Nam đã đảm nhận rất tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay. Việt Nam không chỉ kiểm soát đại dịch COVID-19 một cách kịp thời và hiệu quả, mà còn chia sẻ kinh nghiệm của mình với các quốc gia khác, cho thấy Việt Nam là một bên có trách nhiệm trong vũ đài chính trị toàn cầu. Ông Panda chia sẻ nếu được nhận xét về hồ sơ của Việt Nam trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm nay, ông sẽ chấm điểm 10.
Báo TQ cảnh báo Ấn Độ về hậu quả vì cho phép binh sĩ nổ súng ở biên giới
Tờ Thời báo Hoàn cầu nhận định, việc trao quyền "tự do hành động" cho binh sĩ ở biên giới của Ấn Độ thể hiện sự tắc trách và cảnh báo New Delhi phải chịu trách nhiệm về hậu quả có thể xảy ra.
Quân đội Ấn Độ ở vùng biên giới Ladakh. Ảnh: Reuters
Chính phủ Ấn Độ hôm 21/6 đã trao quyền "tự do hành động" cho các binh sĩ được triển khai tới dọc khu vực biên giới với Trung Quốc, phân định bởi Đường kiểm soát thực tế (LAC). Điều này đồng nghĩa các chỉ huy Ấn Độ sẽ không bị hạn chế sử dụng súng nếu xảy ra đụng độ.
Nếu binh sĩ Ấn Độ nổ súng trước vào binh lính Trung Quốc trong một cuộc đụng độ tương lai thì tranh chấp biên giới Trung - Ấn sẽ biến thành một cuộc xung đột quân sự. Đây không phải là điều mà hầu hết người dân Trung Quốc và Ấn Độ mong muốn.
Trung Quốc và Ấn Độ đã ký 2 thỏa thuận song phương vào các năm 1996 và 2005 - nêu rõ không bên nào được sử dụng sức mạnh quân sự để tấn công bên còn lại. Các thỏa thuận này về cơ bản giúp hạn chế quy mô của các cuộc xung đột ở khu vực biên giới 2 nước. Thậm chí, ngay trong cuộc đụng độ mới nhất đêm 15/6, các thỏa thuận này vẫn được tuân thủ khi không bên nào sử dụng súng để tấn công.
Tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) nhận định, việc trao quyền "tự do hành động" cho binh sĩ ở biên giới của Ấn Độ thể hiện sự tắc trách. Điều đó cho thấy Ấn Độ có thể "xé nát" các thỏa thuận quan trọng giữa 2 nước, theo tờ báo Trung Quốc. Việc này sẽ dẫn tới mất lòng tin nghiêm trọng giữa quân đội 2 bên và hệ quả là tăng thêm các cuộc xung đột quân sự không mong muốn. Ngoài ra, động thái này cũng đi ngược lại sự đồng thuận hạ nhiệt căng thẳng tại khu vực thung lũng Galwan của Bộ trưởng Ngoại giao 2 nước.
Tờ Hoàn cầu cũng cảnh báo những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ không nên đẩy New Delhi đi sai đường. Tờ báo Trung Quốc đưa ra nhận định về tương quan thực lực giữa 2 nước.
Năm 1962, sức mạnh của Trung Quốc và Ấn Độ là ngang nhau. Giờ đây, mọi thứ đã khác. GDP của Trung Quốc đang gấp 5 lần Ấn Độ và chi tiêu cho quốc phòng của Bắc Kinh cũng gấp hơn 3 lần New Delhi. Hầu hết vũ khí hiện đại của Trung Quốc được sản xuất trong nước, trong khi Ấn Độ phải nhập khẩu các vũ khí tiên tiến. Việc quân đội Ấn Độ đánh bại quân đội Trung Quốc là điều khó xảy ra, Hoàn cầu nhận định.
Căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ thời gian gần đây gia tăng. Ảnh minh họa: The Quint
Sau vụ đụng độ đêm 15/6, chính phủ Ấn Độ có các động thái ngăn chặn căng thẳng leo thang. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố: "Không ai được phép xâm phạm biên giới của chúng ta. Hiện tại, không có chốt chặn nào của chúng ta bị xâm chiếm".
Tuy nhiên, một số người theo chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ tiếp tục gây áp lực lên chính phủ, làm tăng nguy cơ leo thang căng thẳng ở biên giới.
Việc rút lui khỏi các thỏa thuận song phương là quyết định đơn phương của Ấn Độ. New Delhi cần phải chịu trách nhiệm về những hậu quả có thể xảy ra, Hoàn cầu cảnh báo.
Tờ báo Trung Quốc cũng khuyến cáo binh lính Trung Quốc, đồn trú tại khu vực biên giới giáp Ấn Độ, phải cảnh giác khi làm nhiệm vụ tuần tra và luôn luôn sẵn sàng khi chiến tranh bùng nổ. Nếu binh sĩ Ấn Độ nổ súng trước, binh lính Trung Quốc phải đảm bảo có đủ hỏa lực để đáp trả. Điều quan trọng nhất là bảo toàn được sự an toàn của chính họ và giảm thiểu tổn thất khi giao tranh với binh sĩ Ấn Độ.
Ngoài ra, Hoàn cầu còn kêu gọi quân đội Trung Quốc chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất. Nếu quân đội Ấn Độ phát động chiến tranh biên giới, Trung Quốc sẽ có đòn đáp trả xứng đáng.
Cuối cùng, tờ báo Trung Quốc bày tỏ hy vọng Ấn Độ sẽ giữ thái độ phù hợp để cùng Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới.
Đường sắt Ấn Độ vận hành trở lại từ ngày 12/5 Công ty Đường sắt Ấn Độ sẽ khởi động lại các tuyến tàu khách trên toàn quốc từ ngày 12/5, 2 tháng sau khi dừng mọi hoạt động vì Covid-19. Trong giai đoạn đầu, Đường sắt Ấn Độ sẽ cho chạy 15 đôi tàu và hành khách có thể đặt vé từ ngày 11/5. Những đoàn tàu này sẽ khởi hành từ New...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine

Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?

Yêu cầu đặc biệt của Ukraine bị bác bỏ trong thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Thỏa thuận khoáng sản nâng vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thừa nhận xung đột Ukraine 'sẽ còn kéo dài'

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống

Australia phát hiện nguồn lây nhiễm siêu vi khuẩn nguy hiểm

Lưu lượng máy bay vận tải quân sự đến trung tâm NATO ở Ba Lan bất ngờ tăng vọt

Lý do đẩy Ấn Độ và Pakistan đến bờ vực xung đột toàn diện

Nguy cơ các cơ quan tài chính toàn cầu mất vai trò nếu Mỹ rút lui
Có thể bạn quan tâm

Cảnh thiên nhiên đẹp xiêu lòng tại Bình Định
Du lịch
08:21:23 03/05/2025
Anh Phạm: "Chồng giỏi hơn tôi nhiều nên tôi phải cố gắng mỗi ngày"
Sao việt
08:12:50 03/05/2025
Overwatch Mobile chuẩn bị "comeback", thế nhưng đi cùng một tin buồn lớn
Mọt game
08:12:24 03/05/2025
ĐỘC QUYỀN: Nguyễn Duyên Quỳnh lần đầu lên tiếng về ồn ào quanh bài hát hot nhất dịp 30/4, làm rõ mối quan hệ với Võ Hạ Trâm
Nhạc việt
08:09:12 03/05/2025
Cuộc sống không ngờ của "ác nữ" Bản Tình Ca Mùa Đông làm dâu tài phiệt
Sao châu á
08:01:51 03/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 22: Nguyên muốn nhận nuôi Phỏm
Phim việt
07:59:08 03/05/2025
21 tuổi đột quỵ vì sai lầm kéo dài suốt 5 năm
Sức khỏe
07:52:34 03/05/2025
Phim 'Thám tử Kiên' của Victor Vũ vượt mốc doanh thu 100 tỷ đồng
Hậu trường phim
07:37:35 03/05/2025
Vụ thầy giáo nghi sàm sỡ nhiều nữ sinh: Thầy thừa nhận có đụng chạm
Pháp luật
07:16:42 03/05/2025
Lê Tuấn Khang gây bất ngờ, 1 tiền bối nhận xét thẳng, chưa dám nghĩ chuyện này!
Netizen
07:11:26 03/05/2025