Học giả Mỹ: Căn cứ Trung Quốc trên Biển Đông chỉ để… minh hoạ
Học giả Mỹ cho rằng các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc đã sớm nhận ra rằng các căn cứ mới xây tại bãi Chữ Thập trên Biển Đông “chỉ mang tính hình ảnh chứ không có giá trị quân sự”.
Phó giáo sư Lyle J. Goldstein tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc (CMSI) tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ ở Newport, Rhode Island cho hay hồi tháng Sáu, tạp chí trực thuộc Hải quân Trung Quốc “Naval and Merchant Ships” đã cho đăng một đồ họa tô màu thể hiện chính xác 3 đường băng mà Bắc Kinh xây dựng trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) từ năm 2014.
Bên cạnh đồ họa, tạp chí ghi rõ thông số phạm vi hoạt động của hệ thống phòng không HQ-9 (200 km), tên lửa hành trình chống hạm YJ-62 (300 km) cùng chiến đấu cơ J-11 và JH-7 (1.500 km).
Ngoài ra, tạp chí còn đăng hình ảnh một tàu sân bay bốc cháy sau khi bị trúng tên lửa hành trình phóng từ các khinh hạm và bệ phóng bên bờ biển của Trung Quốc. Phần chú thích cho bức họa còn viết “mỗi căn cứ trên các bãi đá có thể hỗ trợ lẫn nhau giúp chúng ta kiểm soát hiệu quả toàn khu vực Biển Đông”.
Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc.
Theo tạp chí National Interest, cũng vào thời điểm tháng Sáu, Viện Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại Washington đã cho công bố bản báo cáo cho hay Trung Quốc đang xây các nhà chứa máy bay ở cả 3 bãi đá Chữ Thập,Vành Khăn và Subi trên Biển Đông. Theo AMTI, ba khu vực này sẽ “sớm có nhà kho đủ sức chứa 24 chiếc chiến đấu cơ cùng 3 – 4 máy bay cỡ lớn hơn”.
Sau đó, với tiêu đề “Giá trị của các máy bay quân sự tại bãi Chữ Thập”, tạp chí hải quân “Modern Ships” của Trung Quốc đã có bài đánh giá khả năng hoạt động của các chiến đấu cơ tại khu vực này dưới dạng 5 câu hỏi: Liệu các đường băng có phù hợp để hoạt động? Thiết bị định vị hoạt động ổn định hay không? Điều kiện thời tiết có ủng hộ? Thềm đế máy bay có phù hợp? Đủ nguồn lực để bảo dưỡng?
Video đang HOT
Dù chỉ ra được một số ưu điểm của các đường băng mới nhưng bài báo cũng thừa nhận “việc triển khai quy mô lớn các chiến đấu cơ tại đây sẽ là điều không nên”.
Xét về quy mô của đường băng trên bãi Chữ Thập, bài báo cho rằng sân bay này rộng hơn so với sân bay ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép). Theo bài báo, đường băng ở đảo Phú Lâm đã đón các chiến đấu cơ J-11BH hồi tháng 11/2015 vốn là một phần trong chương trình tập trận của quân đội Trung Quốc. Do đó, đường băng ở bãi Chữ Thập hoàn toàn đủ khả năng để phục vụ loại chiến đấu cơ tương tự.
Cũng theo bài báo, Trung Quốc đang tiếp tục hoàn thiện các công trình còn dang dở tại đường băng trên bãi Chữ Thập gồm đèn chiếu sáng, radar và thiết bị định vị. Song tờ báo thừa nhận đường băng này không thể hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu. Trong khi đó, mỗi năm, quần đảo Trường Sa chứng kiến nhiều cơn bão lớn nên “đường băng trên bãi Chữ Thập sẽ không thể sử dụng thường xuyên”. Ngay cả việc sử dụng cơ sở quân sự trên bãi Chữ Thập để tập trận cũng “rất khó khăn”.
Xét về công tác hậu cần, bài báo nhấn mạnh việc duy trì bảo dưỡng máy bay và vũ khí ở bãi Chữ Thập là rất khó bởi môi trường ở đây vô cùng khắc nghiệt với “độ mặn cao, ẩm ướt nhiều và nhiệt độ cao”. Đây là lý do Trung Quốc sẽ không đưa “hàng trăm chuyên gia ra làm nhiệm vụ bảo dưỡng cùng các phương tiện đảm bảo cuộc sống, nguồn điện và nước” ra bãi Chữ Thập.
Với hàng loạt trở ngại trên, “bãi Chữ Thập hoàn toàn không phù hợp để duy trì hoạt động thường xuyên của các phi đội máy bay quy mô nhỏ”. Theo bài báo, căn cứ ở bãi Chữ Thập có thể phục vụ phi đội máy bay cỡ lớn hơn của Trung Quốc bao gồm các máy bay vận tải Il-76 và Y-20, cùng máy bay ném bom H-6, máy bay tiếp nhiên liệu và máy bay làm nhiệm vụ đặc biệt. Theo những tính toán về diện tích mặt bằng, bài báo cho rằng tối đa lực lượng máy bay xuất hiện ở căn cứ bãi đá Chữ Thập sẽ là 2 máy bay vận tải Il-76, 3 oanh tạc cơ H-6, 3 máy bay vận tải cỡ trung và 6 chiến đấu cơ.
Tuy nhiên, bài báo cũng loại trừ khả năng đưa các máy bay ném bom ra bãi Chữ Thập khi cho rằng động thái này là không cần thiết và “không phù hợp với các nguyên tắc chiến đấu”. Nói cách khác, bài báo đưa ra khả năng triển khai trực thăng và máy bay không người lái tại khu vực này. Cuối cùng, bài báo kết luận bãi Chữ Thập nên đóng vai trò hỗ trợ “nhằm mở rộng phạm vi chiến đấu cho lực lượng không hải quân đóng trên đảo Hải Nam”.
Thay vào đó, bài báo đưa ra khả năng đường băng và căn cứ tại bãi Chữ Thập có thể là nơi hoạt động của 6 chiếc UAV, 2 trực thăng, 20 chiến đấu cơ và 4 máy bay vận tải. Tuy nhiên, lực lượng này “không thể chiến đấu lâu dài” vì thực tế các căn cứ cố định tại đây “rất dễ bị tấn công”.
Theo ông Goldstein, các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc cũng đã sớm nhận ra rằng các căn cứ mới xây trên Biển Đông chỉ mang tính “hình ảnh chứ không có giá trị chiến đấu”.
(Theo Infonet)
2 sự kiện trong 1 tuần khiến New Delhi rùng mình về "con rồng Trung Quốc" trên Ấn Độ Dương
Ngoài chiến lược "chuỗi ngọc trai", New Delhi còn chật vật đối phó với "con rồng Trung Quốc" trên Ấn Độ Dương.
Ngày 19/11 tờ Business Standard (Ấn Độ) đăng tải bài viết với tiêu đề "Không phải &'chuỗi ngọc trai' mà là &'rồng' ở Ấn Độ Dương - Hãy quên cách Trung Quốc dùng lý thuyết &'chuỗi ngọc trai' bao vây Ấn Độ trên biển đi".
Theo giới phân tích, thỏa thuận cho thuê Cảng Gwada mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn Pakistan. Ảnh: Internet
Theo tờ này, thực tế, không chỉ ở trên biển mà trên đất liền và trên không, Bắc Kinh đều tham gia sâu rộng vào nền kinh tế khu vực Nam Á và ngoài Nam Á.
Business Standard cho biết, vào ngày 14/11, từ hai sự việc phát sinh ở những nước láng giềng của Ấn Độ đã cho thấy mức độ ảnh hưởng rộng lớn của Trung Quốc.
Thứ nhất, cảng nước sâu Gwadar của Pakistan chính thức đi vào sử dụng. Cảng này hiện do Công ty điều hành cảng hải ngoại Trung Quốc (OPHL) quản lý sau lễ ký kết giữa hai nước hồi tháng 2/2013.
Thứ hai, phía Bangladesh tuyên bố nước này đã tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên từ Trung Quốc.
Ngoài ra, tuần trước đó, lượng hàng hóa lớn đầu tiên rời Gwadar, đánh dấu việc vận hành của cảng này dưới sự thiết kế và xây dựng của Bắc Kinh.
Đây cũng được cho là sự đánh dấu công trình xây dựng cảng được hoàn thành sau hai năm xây dựng của "hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan".
Báo Ấn Độ cho hay, so với bước đi nhanh chóng của Trung Quốc tại Pakistan thì hiệp định giữa ba nước Ấn Độ - Iran - Afghanistan lại phát triển khá chậm chạp.
Nội dung của hiệp định này nhấn mạnh việc khai thác phát triển cảng Chabahar trong nội địa Iran và xây dựng một hệ thống đường sắt bắt đầu từ cảng Chabahar đi qua Afghanistan, kéo dài đến Trung Á.
Hạng mục này đã được chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ, đối tác Nhật Bản cũng đã cam kết hỗ trợ nhưng không lâu trước đó, một quan chức Nhật cho biết vẫn chưa nhận được thông tin về các nhà tài trợ tham gia dự án này.
Đặc biệt trong thời gian qua, khi quân đội Bangladesh đã hoàn toàn bắt tay với Trung Quốc, Bắc Kinh cũng can thiệp song song vào Myanmar và Nepal thì Ấn Độ cũng thông qua các khoản đầu tư và dự án chủ động bắt tay với các nước.
Do đó, ngoài đối phó với "chuỗi ngọc trai", Ấn Độ còn phải lo lắng hơn để đối phó với "con rồng Trung Quốc" ở Ấn Độ Dương.
(Theo Soha News)
Lộ màu ngụy trang mới của tiêm kích tàng hình J-20 Những hình ảnh rò rỉ trên mạng xã hội cho thấy tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc được sơn màu ngụy trang mới. Thiết kế ngụy trang mới của chiến đấu cơ Chengdu J-20 có màu vàng. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Chengdu J-20 dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động trong Không quân Trung Quốc từ năm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan

Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot
Có thể bạn quan tâm

Bí ẩn về cái chết của Ông Mỹ Linh sau 20 năm: Bác sĩ pháp y tiết lộ những vết kim tiêm bất thường trên cơ thể
Sao châu á
12:58:30 04/05/2025
Toyota Camry 2026 bổ sung thêm phiên bản Nightshade với thiết kế siêu ngầu, tiết kiệm xăng đáng nể
Ôtô
12:36:34 04/05/2025
TP HCM: Sà lan mất lái tông tàu biển, một người mất tích
Tin nổi bật
12:32:40 04/05/2025
60 ngày tới, có 4 con giáp tiền tài lặng lẽ ập đến, tài khoản nhân đôi
Trắc nghiệm
11:34:18 04/05/2025
Bắt giữ 7 đối tượng mang súng tự chế vào rừng săn bắn
Pháp luật
11:29:06 04/05/2025
Nữ ca sĩ tài sắc vẹn toàn lên ngôi Quán quân Chị Đẹp, có ông là nhà ngoại giao từng tham gia đàm phán Hiệp Định Paris
Nhạc việt
11:28:54 04/05/2025
Thượng Hải lúc 2h sáng khiến bạn choáng váng: Hoá ra công việc bạn đang phàn nàn là điều mơ ước của hàng trăm nghìn người
Netizen
11:24:39 04/05/2025
Clip hot: Miu Lê mắng thẳng mặt hội thanh niên coi thường cựu chiến binh, 1 câu nói khiến hàng triệu người vỗ tay
Hậu trường phim
11:18:22 04/05/2025
Honda Giorno+: Mẫu xe tay ga cổ điển giá khoảng 45 triệu đồng
Xe máy
11:06:07 04/05/2025
Đây mới là ý tưởng trang trí phòng khách có cầu thang đẹp nhất
Sáng tạo
10:58:54 04/05/2025