Học lập trình robotic từ tiểu học để trở thành công dân số

Theo dõi VGT trên

Triển khai mô hình giáo dục STEM và đào tạo lập trình robotic tại tất cả các lớp từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học là một trong những đề xuất mới nhằm phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số.

90% nhà trường phải tổ chức các môn học về kỹ năng số

Bộ TT&TT đang lấy ý kiến về dự thảo Đề án “Nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″.

Theo dự thảo đề án này, nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực số là những việc cần làm để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Để làm được điều đó, cần có sự phối hợp giữa các hình thức đào tạo ngắn hạn với việc đào tạo chính quy dài hạn.

Đề án cũng đã đặt ra những mục tiêu cụ thể trong việc nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, đến năm 2025, 80% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xây dựng được Mạng lưới chuyển đổi số đến cấp xã cho ít nhất 70% số xã, phường trên địa bàn. 10.000 lượt cán bộ tại các cơ quan nhà nước phải được đào tạo ngắn hạn về chuyển đổi số, kỹ năng số.

Học lập trình robotic từ tiểu học để trở thành công dân số - Hình 1

Mục tiêu được nêu ra trong dự thảo Đề án là xây dựng Mạng lưới chuyển đổi số từ trung ương tới cấp xã, phổ cập kỹ năng số và đào tạo được đội ngũ chuyên gia đủ năng lực, trình độ về chuyển đổi số,… Ảnh: Trọng Đạt

Đề án cũng đặt ra mục tiêu 60% sinh viên tốt nghiệp được sát hạch kỹ năng sử dụng CNTT và chuyển đổi số cơ bản, 60% giáo viên các cơ sở giáo dục phải được tập huấn về kỹ năng số, kỹ năng giáo dục STEM/STEAM/STEAME và kỹ năng giảng dạy trực tuyến.

Ngoài ra, 50% số cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các môn học giáo dục về kỹ năng số, công nghệ số và giáo dục STEM/STEAM/STEAME.

Video đang HOT

Các chỉ tiêu này sẽ được áp đặt ở mức cao hơn nữa để đến năm 2030, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng được mạng lưới chuyển đổi số đến cấp xã, 90% sinh viên tốt nghiệp được sát hạch kỹ năng sử dụng CNTT và chuyển đổi số cơ bản, 90% số cơ sở giáo dục các cấp có tổ chức các môn học về kỹ năng số và 90% giáo viên các cơ sở giáo dục được tập huấn về kỹ năng số.

Mở các chuyên ngành mới về công nghệ, kinh tế, xã hội số

Để đạt được các mục tiêu kể trên, dự thảo Đề án đã chỉ ra nhiều nhiệm vụ, dự án cần phải thực hiện, trong đó có việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng chuyển đổi số.

Một trong những trọng tâm của Đề án là phải đào tạo được đội ngũ chuyên gia đủ năng lực, trình độ về chuyển đổi số. Do vậy, dự thảo Đề án đề xuất tăng cường việc đào tạo kỹ sư, cử nhân các chuyên ngành về công nghệ số, kinh tế số, xã hội số.

Đối với công nghệ số, các chuyên ngành cần được mở mới và tăng chỉ tiêu đào tạo gồm trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, IoT, blockchain, công nghệ mạng thế hệ mới, tự động hoá, robot thông minh, khoa học dữ liệu, công nghệ tài chính,…

Học lập trình robotic từ tiểu học để trở thành công dân số - Hình 2

Dự thảo Đề án đề xuất tăng cường việc đào tạo kỹ sư, cử nhân các chuyên ngành về công nghệ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, các chuyên ngành cần được mở mới là trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, IoT, blockchain, công nghệ mạng thế hệ mới, tự động hoá, robot thông minh, khoa học dữ liệu, công nghệ tài chính,…

Với kinh tế số, các chuyên ngành được khuyến khích mở thêm là quản trị số, kinh doanh số, giao dịch số, tài chính số, ngân hàng số, dịch vụ trực tuyến, phân tích dữ liệu số,… Dự thảo Đề án cũng đề xuất tăng chỉ tiêu cho các ngành đã có như thương mại điện tử, kinh doanh điện tử.

Nhằm thay đổi căn bản từ gốc rễ, dự thảo Đề án đề xuất đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng vào chương trình giảng dạy ở tất cả các lớp từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số.

Học lập trình robotic từ tiểu học để trở thành công dân số - Hình 3

Dự thảo đề án nâng cao năng lực chuyển đổi số đề cập tới việc triển khai mô hình giáo dục STEM và đào tạo lập trình robotic tại tất cả các lớp từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học.

Điều này được thực hiện bằng cách triển khai mô hình giáo dục tích hợp khoa học – công nghệ – kỹ thuật – toán học và nghệ thuật (giáo dục STEM/STEAM/STEAME) và đào tạo lập trình robotic vào tất cả các lớp từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học.

Cụ thể hóa điều này, dự thảo Đề án cũng nhắc tới việc đầu tư trang thiết bị, máy tính bảng, robot và các công nghệ mở, nền tảng mở, phần mềm nguồn mở để thiết lập các phòng học về kỹ năng số cho các cơ sở giáo dục các cấp.

Câu chuyện đi học lớp 1 của hai cha con

Từ khoảng hơn 1 tháng nay, tôi có thêm một nhiệm vụ mới, đó là hằng ngày, đúng 7h sáng phải dắt con trai ra đầu phố, để đúng 7h5' sẽ có xe bus của trường cháu đón đi học (cách nhà 5km).

Đầu phố cũng là nơi trường tiểu học cũ mà 30 năm trước đặt trụ sở. Như vậy, con đường tôi dắt con đi học hằng sáng bây giờ cũng chính là con đường tôi đi học 30 năm trước. Cùng một con đường, 2 dấu chân của 2 chú bé 6 tuổi (con tôi hôm nay và tôi cách đây 30 năm trước) có gì giống và khác nhau?

Lựa chọn

Thế hệ chúng tôi ngày xưa nói chung chỉ có 2 lựa chọn: "trường làng" gần nhà có thể đi bộ được như trường của tôi trước kia hoặc một trường điểm/chọn/chuyên của quận cách đó một vài cây số. Vì lựa chọn thứ hai phải thi đỗ mới được nên tất nhiên chỉ rất ít trẻ con ngày xưa được chọn lựa này. Phần lớn các gia đình tại Hà Nội đầu những năm 1990 đều bận rộn với cuộc sống mưu sinh. Việc cho con học gần nhà (hay đúng tuyến), có thể đi bộ được là lựa chọn của đại bộ phận người dân.

Ngày nay, ngoài những lựa chọn như trước kia, phụ huynh còn rất nhiều lựa chọn khác: chương trình có yếu tố nước ngoài, trường tư, trường quốc tế với các mức học phí từ thấp đến cao, thậm chí là rất cao (trái ngược với ngày xưa hầu như miễn phí). Trường học ngày nay cũng có thể sẽ không nhất thiết cứ phải ở gần nhà học sinh như trước kia mà có thể ở khá xa đến mức phải di chuyển bằng xe bus.

Về chương trình, sách học, cũng có sự khác biệt giữa hai thế hệ. Nếu như trước đây, thế hệ của tôi chỉ có một loại sách duy nhất, với một chương trình thống nhất trong cả nước thì từ năm học này, trên cả nước, có tất cả 5 bộ sách giáo khoa (con số có thể còn tăng thêm trong những năm tới), bên cạnh các chương trình quốc tế. Hơn thế nữa, từng trường cũng có thể tùy chỉnh, thêm bớt tương đối dễ dàng. Ngay cả khi phụ huynh ngày nay không hài lòng với các chương trình chính quy, họ cũng sẽ có rất nhiều lớp học thêm với đủ các nội dung từ ngoại ngữ, lập trình, cho đến kỹ năng sống, STEM...

Về cách thức vận hành, trường học ngày nay cũng đã vận hành khác xưa. Từ chỗ chỉ học một buổi vào những năm 1980-1990, phần lớn các trường tiểu học ngày nay đã học 2 buổi/ngày. Ở bậc cao hơn, tuy không bắt buộc nhưng cũng đã có rất nhiều trường tổ chức cả 2 buổi học. Trẻ em ngày xưa, hết một buổi học là về nhà ăn trưa, buổi chiều tự học, chơi hoặc có khi phụ giúp gia đình làm thêm tùy hoàn cảnh. Trẻ em ngày nay, phần lớn học bán trú, sinh hoạt ở trường nửa ngày, bên cạnh học chính khóa thì còn ăn trưa (nhiều nơi còn có cả ăn sáng), nghỉ trưa, vui chơi, sinh hoạt câu lạc bộ...

Ở góc độ vĩ mô, chất lượng và bình đẳng là hai cột trụ quan trọng của bất cứ nền giáo dục nào. Giáo dục ngày nay có nhiều lựa chọn hơn, đa dạng hơn, tiện ích hơn và có thể là chất lượng hơn nhưng có một khía cạnh thì có lẽ không thể bao giờ bằng được như xưa, đó là sự bình đẳng. Thật vậy, giáo dục phổ thông trước đây hầu như là miễn phí nhưng những lựa chọn giáo dục hôm nay, không phải cái nào cũng vậy.

Trẻ em hôm nay có thể được học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ, được ngồi trong các phòng học hiện đại với sĩ số ít hơn hẳn so với ngày xưa, bữa trưa tại trường của một học sinh cấp 1 có thể không khác mấy so với thực đơn tại nhà hàng..., chỉ có điều mọi thứ đều cần có điều kiện: chi phí phù hợp. Từ góc độ dịch vụ, hẳn nhiên tôi hiểu "không thể có bữa ăn miễn phí".

Nhưng, từ góc độ giáo dục, tôi không thể không suy nghĩ. Bởi giáo dục không chỉ là việc cung cấp và trang bị kiến thức và kỹ năng cho người học mà giáo dục còn là phương tiện để giúp những con người có xuất phát điểm thấp có cơ hội được đổi đời. Giáo dục, theo nghĩa nguyên thủy nhất của nó phải là phương tiện giúp giảm bớt bất bình đẳng chứ không phải là chất xúc tác cho việc nới rộng bất bình đằng. Mặc dù vậy, rõ ràng, gia tăng bất bình đẳng đang nổi lên như một vấn đề lớn của giáo dục nước ta hiện nay.

Câu chuyện đi học lớp 1 của hai cha con - Hình 1

Mất niềm tin

Niềm tin cũng là một điều trở nên khan hiếm hơn xưa. Năm xưa, cũng trên con đường từ nhà đến trường, cha tôi chỉ cần chào tôi ở cửa nhà. Một đứa bé 6-7 tuổi như tôi khi đó, hoàn toàn có thể tự đến trường gần nhà mà không cần ai dắt. Hiện nay, nếu tôi nói để con tôi tự đi ra chỗ đợi xe bus, chắc chắn tất cả sẽ phản đối tôi. Năm xưa, phụ huyng trao con cho nhà trường là hoàn toàn yên tâm. Ngày nay, ở nhiều nơi, lớp học phải được gắn camera để khi cần, phụ huynh có thể xem lại hình ảnh "cô làm gì với con mình".

Năm xưa, cả nước chỉ có 1 bộ sách thì ngày nay, học sinh có 5 bộ sách để lựa chọn. Về mặt lý thuyết, bộ sách hôm nay đa dạng hơn, phong phú hơn, tiếp thu được nhiều kiến thức từ các nước tiên tiến hơn. Nhưng, thực tế, người dân nói chung và phụ huynh nói riêng hiện nay vẫn không tin. Và hẳn nhiên, việc mất niềm tin này không phải vô cớ.

Câu chuyện đi học lớp 1 của hai cha con - Hình 2

Thay lời kết

Những chuyện tôi kể ở trên là những điều tôi suy nghĩ mãi trong hơn một tháng qua, khi tôi tạm biệt con trai ở chỗ đợi xe bus và đi bộ về nhà. 30 năm, cũng một cung đường, có 2 chú bé cùng một đất nước, cùng một thành phố, cùng một họ, cùng một dòng máu và cùng đi học nhưng 2 bước chân có những tâm thế và bối cảnh khác nhau hoàn toàn. Câu chuyện của hai cha con nhưng thực chất nó cũng là câu chuyện chung của cả nền giáo dục sau 30 năm.

Có những thứ tốt lên nhưng cũng có những thứ khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tôi không biết 30 năm nữa, liệu cũng trên cung đường này, con trai tôi có lại dẫn con của nó đi học như tôi hôm nay hay không. Tôi hy vọng khi đó, những điểm mới, điểm tốt của giáo dục hôm nay sẽ tiếp tục được cải thiện và những vấn đề tôi nêu ra trong bài này sẽ không xấu hơn hoặc tốt hơn cả là sẽ được giải quyết.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Những nguyên nhân chính khiến drone mất kiểm soát, rơi rụng khi bay trình diễnNhững nguyên nhân chính khiến drone mất kiểm soát, rơi rụng khi bay trình diễn
22:07:19 01/05/2025
Công an Vĩnh Long nêu khuyến cáo liên quan vụ nữ sinh tử vongCông an Vĩnh Long nêu khuyến cáo liên quan vụ nữ sinh tử vong
22:10:33 01/05/2025
Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gốiHé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối
00:00:01 02/05/2025
Xem xét kỷ luật sinh viên có thái độ không phù hợp với các cựu chiến binh tại Lễ kỷ niệm 30-4Xem xét kỷ luật sinh viên có thái độ không phù hợp với các cựu chiến binh tại Lễ kỷ niệm 30-4
23:18:42 01/05/2025
Cẩm Ly, Phương Mỹ Chi hát dân ca giữa hàng chục ngàn khán giảCẩm Ly, Phương Mỹ Chi hát dân ca giữa hàng chục ngàn khán giả
22:27:29 01/05/2025
5 mỹ nhân Hoa ngữ có giọng nói đắt giá nhất màn ảnh: Ai nghe cũng nhớ cả đời!5 mỹ nhân Hoa ngữ có giọng nói đắt giá nhất màn ảnh: Ai nghe cũng nhớ cả đời!
23:23:06 01/05/2025
Cặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa BìnhCặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa Bình
23:40:27 01/05/2025
Câu hỏi chưa lời giải của showbiz: Tạ Đình Phong và Vương Phi vượt qua tất cả để tái hợp nhưng 11 năm vẫn không kết hônCâu hỏi chưa lời giải của showbiz: Tạ Đình Phong và Vương Phi vượt qua tất cả để tái hợp nhưng 11 năm vẫn không kết hôn
22:53:35 01/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tháng 4 âm, 3 con giáp gom được khoản lớn đầu tiên trong năm: Cơ hội an cư, đầu tư đã tới gần

Tháng 4 âm, 3 con giáp gom được khoản lớn đầu tiên trong năm: Cơ hội an cư, đầu tư đã tới gần

Trắc nghiệm

07:41:29 02/05/2025
Tháng 4 âm lịch là bước ngoặt tài chính cho một số con giáp. Sau thời gian đầu năm còn chật vật, giờ đây vận khí tài chính bắt đầu xoay chuyển: Có khoản gom được rõ rệt,
Kinh tế Mỹ quý I tăng trưởng âm, ông Trump đổ lỗi cho ông Biden

Kinh tế Mỹ quý I tăng trưởng âm, ông Trump đổ lỗi cho ông Biden

Thế giới

07:41:20 02/05/2025
Một số chuyên gia khác nhận định báo cáo GDP quý I vẫn phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn do bất ổn liên quan đến chính sách thuế.
Chưa thể lay chuyển thương hiệu Noo Phước Thịnh

Chưa thể lay chuyển thương hiệu Noo Phước Thịnh

Nhạc việt

07:40:51 02/05/2025
Với những gì thể hiện trong Noo s Chill Night The Concert, Noo Phước Thịnh vẫn là thương hiệu khó thể lay chuyển.
Hoà Minzy, Thượng tá Phương Anh tham gia 'Lời thề giữ biển'

Hoà Minzy, Thượng tá Phương Anh tham gia 'Lời thề giữ biển'

Sao việt

07:37:28 02/05/2025
NSND Quang Thọ, Hoà Minzy, Thượng tá Phương Anh sẽ biểu diễn trong chương trình Lời thề giữ biển tường thuật trực tiếp vào 20h10 ngày 5/5/2025 trên kênh VTV1.
"Siêu robot" hỗ trợ 120 loại phẫu thuật khó có mặt tại TPHCM

"Siêu robot" hỗ trợ 120 loại phẫu thuật khó có mặt tại TPHCM

Sức khỏe

07:24:37 02/05/2025
Hệ thống Robot Da Vinci Xi, một phiên bản tiên tiến trong dòng Robot Da Vinci, vừa được Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TPHCM đưa vào sử dụng.
Người đàn ông bán cà phê, vay tiền chuyển cho người yêu trên mạng

Người đàn ông bán cà phê, vay tiền chuyển cho người yêu trên mạng

Tin nổi bật

07:12:27 02/05/2025
Thanh niên trú ở tỉnh Gia Lai đi vay mượn để chuyển tiền cho một đối tượng quen trên mạng xã hội. Rất may, nhân viên ngân hàng và công an đã kịp thời ngăn chặn giao dịch này.
Triệu Lệ Dĩnh bỏ lễ trao giải đi hẹn hò, sắp tái hôn, danh tính "nửa kia" sốc?

Triệu Lệ Dĩnh bỏ lễ trao giải đi hẹn hò, sắp tái hôn, danh tính "nửa kia" sốc?

Sao châu á

07:08:40 02/05/2025
Sau khi Lâm Canh Tân được cho là tự nhấn chìm thuyền với Triệu Lệ Dĩnh thì mới đây, đến lượt nàng Thị hậu phá vỡ mối quan hệ fan couple hy vọng bấy lâu bằng tin bí mật đi thêm bước nữa.
Gặp gái Tây được mệnh danh "Bạch nguyệt quang" của Đại học Hà Nội: Vì mê tiếng Việt nên mình đã đến Việt Nam!

Gặp gái Tây được mệnh danh "Bạch nguyệt quang" của Đại học Hà Nội: Vì mê tiếng Việt nên mình đã đến Việt Nam!

Netizen

07:00:46 02/05/2025
Đại học Hà Nội (HANU) không chỉ nổi bật với chất lượng đào tạo ngôn ngữ top đầu, mà còn là nơi tụ hội của các sinh viên quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới.
Những chặng đường bụi bặm - Tập 21: Phỏm từ chối nhận người bố đẻ giàu có, quyền lực

Những chặng đường bụi bặm - Tập 21: Phỏm từ chối nhận người bố đẻ giàu có, quyền lực

Phim việt

06:56:23 02/05/2025
Phỏm nói với ông Nhân và Nguyên rằng cậu không muốn nhận bố. Phỏm cũng đã nói điều này với chính người bố của mình: Gặp bác cháu nhận ra tiếng bố cũng không dễ gọi đâu .
Biểu tượng thanh xuân thay đổi chóng mặt ở tuổi 30: Đã hết ngây thơ, lắc hông 3 giây cả ngàn người "đổ gục"

Biểu tượng thanh xuân thay đổi chóng mặt ở tuổi 30: Đã hết ngây thơ, lắc hông 3 giây cả ngàn người "đổ gục"

Nhạc quốc tế

06:50:20 02/05/2025
Nữ idol sinh năm 1996, từng khiến cả châu Á mê mệt vì nhan sắc trong trẻo như bạn gái nhà bên, nay đã là quý cô có sức lôi cuốn mãnh liệt
Yamal bước lên, Messi và Ronaldo dần lùi lại

Yamal bước lên, Messi và Ronaldo dần lùi lại

Sao thể thao

06:46:23 02/05/2025
Trong khi Messi và Ronaldo dần thoái trào, Yamal đang nổi lên như một ngôi sao mới, sẵn sàng kế thừa vương miện của hai huyền thoại này.