Học luân phiên vì thiếu phòng
Không ít trường tiểu học ở Hà Nội phải cho học sinh đi học, nghỉ học luân phiên bằng cách học ngày thứ bảy và nghỉ bù một ngày trong tuần do thiếu phòng học.
Nằm trên địa bàn quận Ba Đình, TP Hà Nội, trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc có 471 học sinh (HS) chia làm 11 lớp từ khối 1 đến khối 5. Tuy nhiên, trường này chỉ có 10 phòng học nên phải bố trí cho 5 lớp khối 4 và 5 học tập, nghỉ học luân phiên. HS phải đi học vào thứ bảy.
Xáo trộn vì lịch học
Lý do là khối 4 của trường này có 3 lớp học vì năm học 2013- 2014, số lượng tuyển sinh lớp 1 vào trường tăng cao. Trường Tiểu học Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) hiện có 2.238 HS chia làm 48 lớp học nhưng trường chỉ có 40 phòng nên để bảo đảm chỗ học cho tất cả HS, nhà trường phải bố trí 8 lớp học tập, nghỉ học luân phiên.
Trước đó, sau thời điểm khai giảng năm học mới, nhiều phụ huynh của Trường Tiểu học Sơn Tây (quận Hai Bà Trưng) cũng bày tỏ sự lo lắng vì con em phải học luân phiên trong tuần.
Cụ thể, HS khối 2 được nghỉ chủ nhật và thứ hai, còn các ngày khác là đến trường học. HS khối 3 nghỉ chủ nhật và thứ ba, HS khối 4 được nghỉ chủ nhật và thứ tư, HS khối 5 nghỉ chủ nhật và thứ năm. Điều này đã ảnh hưởng lịch sinh hoạt của nhiều gia đình khi ngày trong tuần các cháu nghỉ, ngày nghỉ lại đi học.
Nhiều trường tiểu học khác của Hà Nội cũng đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn, HS phải học ở nhiều điểm trường khác nhau do thiếu cơ sở vật chất. Nằm ngay giữa trung tâm Hà Nội, trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hoàn Kiếm) có 19 lớp học với tổng số 745 HS được chia ra học tại 3 địa điểm nhưng diện tích đều rất nhỏ hẹp, chung với khu dân cư.
Video đang HOT
Tại điểm trường chính ở 35 Trần Hưng Đạo, chỉ có 6 lớp học nhưng trường Tiểu học Võ Thị Sáu lại sử dụng chung sân với một số hộ dân. Điểm trường ở 18 Hàm Long nằm sâu trong ngõ, cạnh chùa Hàm Long và đường vào trường có nhiều hàng quán ăn uống không bảo đảm về môi trường, cảnh quan sư phạm. Điểm trường thứ ba tại địa chỉ 24 Trần Hưng Đạo nằm trong khu tập thể, chỉ có một lớp học và khu vệ sinh lại nằm luôn trong lớp học này.
Cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn về cơ sở vật chất là trường Tiểu học Lê Ngọc Hân nằm trên phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng. HS trường này không thể học 2 buổi/ngày tại trường vì buổi sáng dành cho HS cấp THCS, buổi chiều là cấp tiểu học.
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) nằm trong chung cư lẫn với hàng quán. Ảnh: Người Lao Động.
Phải bảo đảm chất lượng dạy học
Lý giải việc HS của trường vẫn phải học luân phiên, lãnh đạo trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc cho biết trường đã có dự án xây mới tại địa chỉ số 50 Liễu Giai, quận Ba Đình nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được vì còn khó khăn, vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Khó khăn về xây dựng cơ sở vật chất cũng là khó khăn chung của rất nhiều trường tiểu học trên địa bàn.
Bà Lê Thúy Quỳnh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Võ Thị Sáu, chia sẻ UBND quận Hoàn Kiếm đã tham mưu với TP Hà Nội đưa ra 2 địa điểm: 13 Phan Huy Chú và 36 Trần Hưng Đạo để xây dựng trường. Tuy nhiên đến nay, ngôi trường mới vẫn chưa thể có được như mong muốn của giáo viên, HS.
Bà Nguyễn Thị Thắm, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, cũng cho hay quận Hai Bà Trưng và TP Hà Nội đang tiến hành các thủ tục để tách trường Tiểu học và THCS Lê Ngọc Hân thành 2 địa điểm khác nhau. Theo đó, khu đất nhà máy rượu Hà Nội ở phố Nguyễn Công Trứ được dành để xây dựng trường THCS.
Ông Nguyễn Văn Quý, Phó trưởng phòng Giáo dục phổ thông Sở GD&ĐT TP Hà Nội, cho rằng tại các khu chung cư, đô thị của Hà Nội có số lượng người dân đến sinh sống rất đông và có con đến tuổi học tiểu học tăng nhanh. Chính vì sĩ số lớp học quá đông nên nhiều trường tiểu học không còn phòng cho HS học và buộc phải để các em học tập, nghỉ học luân phiên.
Để khắc phục tình trạng này, sở GD&ĐT đã yêu cầu phòng GD&ĐT các quận – huyện và nhà trường bố trí việc giảng dạy, học tập luân phiên một cách khoa học, hợp lý giữa các khối lớp. Ngoài ra, việc nhà trường sắp xếp học luân phiên phải bảo đảm chất lượng giảng dạy và an toàn cho HS.
Mong ngóng trường mới
Cũng theo ông Quý, Sở GD&ĐT TP Hà Nội đã tham mưu với UBND TP, các quận, huyện nhanh chóng tìm quỹ đất, xây dựng thêm trường lớp mới.
Ông Quý cho hay Sở GD&ĐT TP Hà Nội mong muốn mở rộng, phát triển trường tiểu học ngoài công lập để giảm bớt sĩ số lớp học ở trường công. Tuy nhiên, hiện 41 trường tiểu học ngoài công lập lại tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành.
Theo Yến Anh / Người Lao Động
TP.HCM vẫn thiếu phòng học và giáo viên
Ngày 2.8, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị "Tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2013 - 2014".
Ảnh minh họa
Ngành giáo dục TP.HCM đang đối mặt với 2 khó khăn lớn: số phòng học vẫn không theo kịp số học sinh gia tăng và tình trạng thiếu giáo viên triền miên.
Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó chủ tịch UBND TP, cho biết: "Ngành giáo dục sẽ tập trung phát triển năng khiếu và phẩm chất cho học sinh thành phố.
Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cơ sở trường lớp, đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học và xóa mù chữ cho người lớn, đặc biệt chú trọng đối tượng sau 35 tuổi".
Theo Thanhnien
Năm học mới, nỗi lo cũ Bước vào năm học mới 2012-2013, ngành giáo dục TP vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu trường lớp, giáo viên, đặc biệt ở bậc tiểu học và mầm non do số lượng học sinh liên tục tăng cao. Trong khi đó, nhiều vấn đề nổi cộm trong những năm học qua, như các khoản thu đầu năm, dạy thêm,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sau 3 lần chồng cũ đưa con đi viện, tôi đau đớn nhận ra bài học đắt giá
Góc tâm tình
20:52:00 20/05/2025
Việt Nam và Mỹ chính thức đàm phán thuế quan lần 2
Tin nổi bật
20:50:00 20/05/2025
Duy Hưng - Lương Thu Trang "về chung một nhà" trong Dịu dàng màu nắng
Phim việt
20:49:08 20/05/2025
Trung Quốc hạ lãi suất kỷ lục giữa tâm bão thương mại Mỹ - Trung
Thế giới
20:47:48 20/05/2025
Phim cổ trang mới chiếu đã được khen nức nở: Nam chính đẹp nhất Trung Quốc, nữ chính là công chúa từ phim đến đời
Phim châu á
20:41:54 20/05/2025
Đan Trường "chung mâm" cùng Tô Hữu Bằng, Lâm Chí Dĩnh
Sao việt
20:38:29 20/05/2025
Clip căng: 1 nam diễn viên hạng A nổi trận lôi đình, quát tháo vì bị "kiếm chuyện" trên thảm đỏ Cannes
Sao âu mỹ
20:34:16 20/05/2025
Sầu riêng nhìn như nhũn chảy nước mốc xanh, bán giá sốc 700.000 đồng/kg
Netizen
20:33:56 20/05/2025
HLV Alonso ra phán quyết về Modric
Sao thể thao
19:56:08 20/05/2025
Lại thêm 1 dự án khủng điêu đứng vì Thùy Tiên, netizen đồng loạt gọi tên một người
Hậu trường phim
19:36:45 20/05/2025