Học – mọi thứ sẽ bắt đầu như thế…
Nếu có ai đó hỏi tôi rằng đâu là việc bạn ghét phải làm nhất, tôi sẽ chẳng ngần ngại mà ngay lập tức đưa ra câu trả lời: “Học”.
Sẽ không cần quá nhiều lý do để giải thích cho một đáp án được rất nhiều người lựa chọn như thế, phải không?
Những quy định “trời ơi đất hỡi” của trường học.
Những kì thi sát hạch, thi tuyển, học sinh giỏi, tài năng,… nơi điểm số được đánh giá cao và kẻ thua cuộc trở thành cái tên bị lu mờ.
Những giờ học tẻ ngắt không che giấu nổi những gương mặt gà gật.
Những giây phút lao đầu vào học mà chẳng biết tại sao mình phải học, mình làm tất cả những điều này là vì cái gì.
Đơn giản, “Học” như một guồng quay định sẵn, ta buộc phải lao theo. Không thể phản kháng. Cũng không làm khác được.
Tôi thường đến lớp học trong tình trạng uể oải hết mức có thể. Tôi nghe giảng lõm bõm do đêm hôm trước thức khuya để làm đề ôn thi, đề luyện tập. Tôi gật gù, mắt không mở nổi dù rất cố gắng. Tôi lôi máy ghi âm trong cặp ra lưu lại lời thầy giảng. Nhưng quá nhiều sách cần đọc, rất nhiều bài tập cần làm cho xong. Thế là đống file ghi âm bị bỏ xó, vô dụng.
Video đang HOT
Tôi vượt qua những kì thi, với sự hờ hững, không hơn. Tôi nghĩ mình đủ khả năng để đạt điểm “QUA” của các môn học. Không quá cao, không quá thấp. Cảm giác sống và học tập hơi nhàng nhàng. Khá tệ.
Nhưng tôi chỉ thực sự ý thức rõ ràng về điều ấy khi một sáng tỉnh dậy, tôi có cảm giác như mình đang sống ở lưng chừng của một đoạn đường nào đó. Mờ nhạt. Không có chí tiến thủ. Không có mục đích sống. Chẳng tiến chẳng lùi. Chỉ là lưng chừng. Một quãng nào đó không thể gọi tên.
Tôi nhìn ra rặng hoa giấy ngoài ban công, mọc ngược từ tầng ba rơi xuống. Đến những tán hoa giấy, còn biết phương hướng để phát triển, trổ hoa, vươn lên hay thả xuống. Còn tôi, tôi về đâu.
Tôi có ước mơ. Ước mơ của tôi là được trở thành một nhà báo. Nhưng tôi đã làm gì để ước mơ của mình trở thành hiện thực. Không gì cả.
Tôi cứ nghĩ một nhà báo sẽ chẳng cần đến toán học đâu. Nhưng toán học đâu chỉ là con số mà còn là cách tư duy. Một khi cách suy nghĩ không đúng đắn và logic, bài viết sẽ trật khỏi đường ray ý tưởng ban đầu.
Tôi cứ nghĩ một nhà báo sẽ chẳng cần đến mấy môn địa lý lịch sử khô khan kia đâu. Nhưng bài viết “mờ mờ” về mảng thông tin tưởng như sơ đẳn ấy, chẳng khác nào một cột mốc đánh dấu sự thất bại của người cầm bút.
Tôi cứ nghĩ một nhà báo thì cần chi chuyện học lý hóa. Nhưng nhà báo phải biết xông xáo vào mọi mặt trận. Bó tay trước lĩnh vực dính tới lý hóa, chẳng phải tôi tệ lắm sao.
Tôi giữ cuốn sách Toán trước ngực, nhìn ra khoảng trời màu sáng. Nghĩ về tương lai của chính mình. Tôi biết học hành chẳng phải điều đơn giản. Nhưng tôi cần tiếp tục. Không phải bởi quy định, bởi hệ thống giao dục. Mà bởi, nó cần cho tôi.
Cần có nó để tôi biết mình sẽ có đủ kiến thức và kĩ năng cho đoạn đường sắp tới của mình. Cái sự học, đôi khi, là để quên. Quên để rồi nhớ và khắc sâu nhiều lần những gì đã học.
Tôi kéo khung cửa sổ, mở sách và bắt đầu đọc tiếp những chữ của trang sau. Mọi thứ sẽ bắt đầu như thế. Luôn luôn.
Thùy Dung – Hà Nội
Theo TTVN
Lấn sân giáo dục phổ thông
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên có nhiều chức năng nhưng nhiều trung tâm ở TPHCM hiện nay chỉ thực hiện chức năng duy nhất là dạy bổ túc văn hóa
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên (TTGDTX) quận 5 - TPHCM từ rất nhiều năm nay chỉ thực hiện việc duy nhất là dạy chương trình THCS và THPT. Ở thời điểm này, trung tâm đang tổ chức dạy học cho 954 học viên khối THCS và THPT. Tình trạng này cũng gặp ở nhiều TTGDTX khác.
Đầu voi đuôi chuột
Đó là ví von của nhiều chuyên gia giáo dục khi nói về hoạt động của các TTGDTX hiện nay. Theo quy chế hoạt động, TTGDTX có nhiều nhiệm vụ nhưng thực tế hoạt động lại rất ít.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc TTGDTX quận 5, cho biết cách nay hơn 3 năm, ông về tiếp quản trung tâm này trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Cơ sở vật chất của trung tâm chỉ là căn nhà phố chật hẹp trên đường Nguyễn Trãi, chỉ đủ tổ chức 4 phòng học, 1 phòng vi tính, 1 phòng thực hành và vài phòng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên của trung tâm. Chính sự khó khăn về cơ sở vật chất đã bó buộc hoạt động của trung tâm. "Nhiều khi chúng tôi muốn mở rộng các hoạt động khác nhưng đành bó tay vì điều kiện cơ sở vật chất không cho phép"- ông Long nói.
Một lớp học phổ thông ở TTGDTX quận 10 - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
TTGDTX quận 4 cũng chung cảnh ngộ. Bà Đinh Kim Hoàng, Giám đốc TTGDTX quận 4, cho biết hoạt động của trung tâm chỉ gói gọn trong việc tổ chức dạy bổ túc văn hóa cho 617 học viên. Việc đa dạng hóa các hoạt động khác là không thể vì cơ sở vật chất không cho phép. Các TTGDTX Nhà Bè, quận 6... cũng trong hoàn cảnh tương tự.
Ông Phạm Anh Ba, Trưởng Phòng GDTX- Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết sở luôn hối thúc các TTGDTX đa dạng hóa hoạt động nhưng hiện chỉ có một số nơi như TTGDTX quận Phú Nhuận, Tân Phú, quận 3, quận 12 làm được. Số còn lại chưa thể thực hiện vì nhiều yếu tố, trong đó có khó khăn về cơ sở vật chất.
Dạy phổ thông: Liệu có hợp lý?
Tại TPHCM, các TTGDTX là một trong những địa chỉ tiếp nhận học sinh không trúng tuyển vào lớp 10 công lập trong các kỳ thi tuyển. Hằng năm, các TTGDTX ở TPHCM tiếp nhận trên dưới 10.000 chỉ tiêu (năm học 2012 - 2013: hơn 9.000 chỉ tiêu năm học 2011 - 2012: hơn 13.000 chỉ tiêu). Theo quy định, những học viên ở TTGDTX chỉ học các môn: toán, lý, hóa, văn, sử, địa, sinh. Các môn giáo dục công dân, ngoại ngữ, tin học chỉ là khuyến khích, trung tâm nào có điều kiện thì tổ chức dạy nhưng không ghi điểm trong học bạ.
Việc các TTGDTX tuyển học sinh phổ thông để dạy bổ túc văn hóa được các chuyên gia giáo dục đánh giá là không ổn. Ông Cao Huy Thảo, Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt - Úc, cho rằng mục tiêu của TTGDTX là tổ chức học tập suốt đời. Đối với chức năng dạy bổ túc văn hóa, TTGDTX hướng đến tổ chức dạy cho các đối tượng quá tuổi học trường phổ thông để phổ cập giáo dục. Do vậy, việc đưa học sinh trong độ tuổi vào học ở TTGDTX là không phù hợp.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho rằng trường công lập không thể đáp ứng được chỗ học của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS nên phải phân luồng. Nhiều phụ huynh không muốn cho con mình học nghề sớm, lại không có điều kiện học ở trường dân lập, tư thục nên vào TTGDTX là một giải pháp. "Đầu vào TTGDTX thường yếu hơn học sinh công lập nên học ở TTGDTX ít môn hơn, các em có điều kiện để tập trung cho các môn học"- ông Đạt nói.
Theo người lao động
Gặp hai tân thủ khoa cùng học trường Chuyên Hà Tĩnh Kỳ thi tuyển sinh ĐH năm nay, có hai học sinh Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đỗ thủ khoa 2 trường đại học "tốp đầu" cùng với số điểm 28. Đó là em Nguyễn Nhật Thành (12 chuyên Toán)-thủ khoa ĐH Xây dựng và Hà Thị Hoàng Quỳnh (12 chuyên Pháp)-thủ khoa khối D3, ĐH Ngoại thương. Cậu học trò suốt 3 năm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Diễn viên Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51
Sao châu á
14:08:37 21/05/2025
Phim vận vào đời Thuỳ Tiên, lời tiên tri của nàng hậu đã linh ứng?
Phim việt
14:07:44 21/05/2025
Porsche Boxster 'lột xác' thành siêu xe Carrera GT
Ôtô
14:07:37 21/05/2025
Ali Hoàng Dương kết hợp với Pháp Kiều, Nhật Hoàng
Nhạc việt
14:00:47 21/05/2025
Con trai 'thầy ông nội' khui bí mật 'bẩn bựa' của cha, kết quả xét xử kín sốc?
Tin nổi bật
13:54:27 21/05/2025
"Alpha" bộ phim tái hiện kinh hoàng thời đại AIDS qua góc nhìn đậm chất nghệ thuật
Phim âu mỹ
13:52:13 21/05/2025
LHP Cannes 2025: Đạo diễn nổi tiếng Wes Anderson hé lộ dự án phim tiếp theo
Hậu trường phim
13:49:32 21/05/2025
Bị thay thế ở Việt Nam, Ninja 400 hồi sinh cực ngầu tại Nhật Bản với phiên bản 2025
Xe máy
13:44:53 21/05/2025
Quỳnh Sơn - Vẻ đẹp Xứ Lạng
Du lịch
13:43:04 21/05/2025
Con gái Vũ Linh tố ngược mẹ nuôi DN, từng bị ép làm điều sốc, nay thân cô 6
Sao việt
13:37:02 21/05/2025