Học một tiết biết thêm kiến thức nhiều môn
Một học sinh cho biết khá thích thú với hình thức học theo chủ đề văn hóa vì giúp em có thể liên hệ kiến thức ở nhiều môn học. Đặc biệt là mối liên hệ giữa kiến thức và thực tiễn cuộc sống.
Tiết dạy hướng đến ứng dụng thực tiễn – B.THANH
Ngày 7.4, trong chuỗi chương trình giáo dục về văn hóa Việt Nam của Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP.HCM), thầy giáo Lê Bá Hoàng Phát thực hiện tiết dạy có chủ đề Văn hóa ứng xử với môi trường với học sinh lớp 10.
Chú trọng phát triển kỹ năng
Với chuyên môn là giáo viên môn địa lý, khi xây dựng tiết dạy chuyên đề về văn hóa ứng xử với môi trường thì thầy Hoàng Phát đã đặt ra tính ứng dụng của môn học mà mình phụ trách. Đòi hỏi học sinh học không chỉ để nhớ, để làm bài kiểm tra mà cần học để biết, biết để làm.
Thầy giáo trẻ của Trường Bùi Thị Xuân đã thiết kế giờ học với mục tiêu không đặt nặng kiến thức, học để lấy điểm. Bằng sự khéo léo của mình, thầy Phát khuyến khích học sinh thực hiện các kỹ năng làm việc nhóm, bày tỏ quan điểm, lập luận, thuyết trình, sử dụng nền tảng công nghệ hiện đại để định hướng cho học sinh biết phải làm gì sau khi tiếp thu kiến thức. Thông qua đó rèn cho học sinh một số thói quen sinh hoạt có ích cho môi trường như hạn chế sử dụng chai nhựa, hộp xốp, ống hút nhựa…
Học sinh thảo luận theo nhóm – B.THANH
Video đang HOT
Trong tiết dạy của mình, thầy Lê Bá Hoàng Phát đưa ra quan điểm không khuyến khích học trò đưa ra các giải pháp có tính lý thuyết, xa rời với thực tế học sinh TP.HCM mà muốn các em có ý thức bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hằng ngày. Có thể chưa có điều kiện tham gia trồng rừng thì giáo viên đã đưa ra câu hỏi: “Hàng ngày các em có dùng hộp xốp, những vật dụng sử dụng chất liệu nhựa hay không?”.
Và từ câu trả lời của học sinh: “Trung bình mỗi tuần em sử dụng hơn 10 hộp xốp khi mua đồ ăn sáng, trưa, có khi tối trước khi đi học thêm…”, thầy Phát đưa ra thông điệp hạn chế sử dụng hộp xốp, nhựa tái chế để bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân. Và khuyến khích học sinh kêu gọi bạn bè mình hưởng ứng. Đó là việc làm thiết thực với lứa tuổi học trò trong môi trường hiện tại.
Thầy Phát lồng ghép kỹ năng trong tiết dạy – B.THANH
Thấy được mối liên hệ giữa kiến thức và thực tiễn cuộc sống
Một học sinh của lớp 10A1 chia sẻ khá thích thú với hình thức học theo chủ đề văn hóa vì giúp học sinh có thể liên hệ kiến thức ở nhiều môn học. Đặc biệt là mối liên hệ giữa kiến thức và thực tiễn cuộc sống. Các hoạt động nhóm không chỉ giúp học sinh trao đổi, chia sẻ kiến thức với nhau mà còn giúp bản thân trưởng thành hơn trong cách nhìn nhận, phân tích và tìm ra biện pháp giải quyết một vấn đề.
Ông Nguyễn Duy Tâm, Hiệu phó Trường THPT Bùi Thị Xuân, cho biết nhà trường đưa chương trình giáo dục văn hóa Việt Nam vào giảng dạy cho học sinh khối 10 và 11 với thời lượng một tiết/tuần.
Tùy theo khối lớp, các giáo viên sẽ xây dựng chủ đề mang tính định hướng tích hợp giáo dục văn hóa, kỹ năng sống như kỹ năng phòng chống xâm hại, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, kỹ năng tránh xa bạn xấu, văn hóa giao tiếp ứng xử trong gia đình, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục… Sau khi kết thúc bậc THPT tại Trường THPT Bùi Thị Xuân, ít nhất mỗi học sinh sẽ được trang bị hơn 30 nội dung về kỹ năng.
Giáo dục văn hóa Việt Nam và kỹ năng sống cho học sinh THPT
Sáng 6-4, tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) đã diễn ra tiết học với chủ đề "Văn hóa ứng xử với môi trường", một trong những hoạt động nằm trong chương trình giáo dục về văn hóa Việt Nam và kỹ năng sống cho học sinh.
Tiết học được dẫn dắt bằng những thông tin gần gũi trong đời sống thực tiễn
Trao đổi với PV Báo SGGP, thầy Nguyễn Duy Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) cho biết, đây là năm học thứ hai nhà trường đưa chương trình giáo dục về văn hóa Việt Nam vào giảng dạy cho học sinh khối 10 và 11, thời khóa biểu tất cả các lớp đều được thiết kế 1 tiết học/tuần, mỗi chủ đề triển khai trong 2 tiết.
Trước đó, Trường THPT Bùi Thị Xuân đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, sử dụng tài liệu "Giáo dục văn hóa truyền thống và hiện đại cho học sinh THPT" (do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TPHCM phát hành) để thiết kế chương trình giáo dục về văn hóa cho học sinh khối 10 và 11.
Hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, qua đó góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong trường học, bước đầu chuẩn bị và tiệm cận môn học hoạt động trải nghiệm trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Học sinh thảo luận nhóm để tìm hiểu về các tác hại của biến đổi khí hậu
Năm học 2020-2021, học sinh khối 10 sẽ được học 6 kỹ năng trong học kỳ 1, gồm: kỹ năng phòng chống xâm hại, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, kỹ năng tránh xa bạn xấu, kỹ năng quản lý cảm xúc và ứng phó với căng thẳng, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng lập kế hoạch và tạo động lực học tập.
Sau đó, trong học kỳ 2, các em được giới thiệu 6 chủ đề về văn hóa, gồm: văn hóa giao tiếp ứng xử trong gia đình, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, văn hóa giao tiếp ứng xử ngoài xã hội, văn hóa ứng xử với môi trường và văn hóa ứng xử với bản thân.
Trình bày quan điểm cá nhân về các thói quen không tốt ảnh hưởng đến môi trường
Riêng đối với khối 11, học sinh được giới thiệu các chủ đề văn hóa như tín ngưỡng, phong tục, văn hóa giao tiếp, ứng xử trong nhà trường, văn hóa lễ hội, văn hóa nghệ thuật âm nhạc truyền thống và văn hóa nghệ thuật sân khấu cùng một số kỹ năng như phòng, chống tệ nạn xã hội, sơ cấp cứu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng nói chuyện trước công chúng...
Họat động nhóm giúp học sinh rèn kỹ năng làm việc nhóm, trao đổi và phản biện
Trần Bùi Minh Anh, trưởng lớp 10A1 bày tỏ: "Bình thường tụi em chỉ ngồi nghe giảng, tiếp thu kiến thức một chiều thì nay với hình thức tổ chức lớp học mới, học sinh được nêu ý kiến, phải động não suy nghĩ, tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách hiệu quả hơn".
Còn Trần Gia Hưng, học sinh lớp 10A1 chia sẻ, em thích hình thức học theo chủ đề vì giúp học sinh có thể liên hệ kiến thức ở nhiều môn học, đặc biệt là mối liên hệ giữa kiến thức và thực tiễn cuộc sống. Các hoạt động nhóm không chỉ giúp các bạn trao đổi, chia sẻ kiến thức với nhau mà còn giúp bản thân trưởng thành hơn trong cách nhìn nhận, phân tích và tìm ra biện pháp giải quyết một vấn đề.
Bài giảng không chỉ cung cấp kiến thức mà còn liên hệ nhiều vấn đề thực tiễn để học sinh tự suy ngẫm và bồi dưỡng nhận thức cá nhân
Thầy Lê Bá Hoàng Phát, giáo viên tổ chức lớp học cho biết, từ những trăn trở ban đầu như học sinh học xong kiến thức để làm gì, việc học có giúp ích gì cho các em trong ứng dụng của môn học vào thực tiễn cuộc sống, thầy giáo trẻ đã thiết kế giờ học với mục tiêu không đặt nặng kiến thức, dạy học để lấy điểm mà tập trung định hướng cho học sinh biết phải làm gì sau khi tiếp thu kiến thức, thông qua đó rèn cho học sinh một số thói quen sinh hoạt có ích cho môi trường như hạn chế sử dụng chai nhựa, hộp xốp, ống hút nhựa...
Thông qua các hoạt động cụ thể, Phan Nguyễn Thùy Linh, học sinh lớp 12A2, Trường THPT Bùi Thị Xuân cho biết, Câu lạc bộ môi trường đã được thành lập vào đầu năm học 2020-2021 với 27 thành viên. Trong học kỳ 1 vừa qua, câu lạc bộ đã tổ chức nhiều hoạt động bổ ích thu hút học sinh toàn trường tham gia như ngày hội tái chế đồ đã qua sử dụng, quyên góp tập sách và quần áo ấm tặng người dân miền Trung, ngày hội nhặt rác, 7 ngày thử thách sống xanh...
Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 môn văn: Kỹ năng số 1 Vào lúc 20 giờ 30 hôm nay 2.4, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 môn văn tại địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên. Giáo viên Đỗ Đức Anh hướng dẫn ôn thi THPT - THANH HẢI 10 chuyên đề ôn tập môn ngữ văn trong chương trình Bí quyết...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Truyền thông Anh: Israel triệu tập quân dự bị cho kế hoạch mở rộng tấn công Gaza
Thế giới
15:05:31 05/05/2025
Cảnh tượng lạ: Paris chìm trong cơn mưa đá lớn, du khách và người dân hoảng loạn, cảnh báo cam được đưa ra
Netizen
15:03:41 05/05/2025
Sự thật đằng sau màn trở mặt "xé couple" sốc nhất lịch sử showbiz: Hóa ra 2 ngôi sao hàng đầu không ai vô tội!
Sao châu á
15:01:32 05/05/2025
48 tuổi vẫn giữ nhà sạch bong như mới, người phụ nữ trung niên khiến dân mạng trầm trồ: Mỗi ngày chỉ dọn một chút, mà đẹp như khách sạn 5 sao
Sáng tạo
14:53:58 05/05/2025
Chú mèo "từ trên trời" rơi thẳng vào nồi lẩu đang sôi sùng sục, thực khách hoảng loạn trước cảnh tượng khó tin
Lạ vui
14:53:02 05/05/2025
Ngao Thuỵ Bằng nên duyên "chị gái" Bạch Lộc liền cạo đầu đi tu, visual hú hồn
Hậu trường phim
14:52:35 05/05/2025
Khuyết điểm khó giấu của Hòa Minzy
Sao việt
14:52:21 05/05/2025
Windows sẽ bắt đầu khởi chạy Word ngay sau khi máy tính bật
Thế giới số
14:33:37 05/05/2025
Nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long là 'con ngoan, học giỏi'
Tin nổi bật
14:29:29 05/05/2025
Cha mẹ ly hôn và số phận bi thương của những đứa trẻ
Pháp luật
14:21:48 05/05/2025