Học ngành nào để làm du lịch công nghệ cao?
Làm du lịch công nghệ cao thì học ngành gì, trường nào và cần những tố chất gì là băn khoăn của nhiều bạn trẻ chọn ngành hiện nay.
Sinh viên ngành du lịch-nhà hàng-khách sạn trong giờ thực hành – Đào Ngọc Thạch
Vào lúc 14 giờ 30 ngày 24.3, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến truyền hình về chủ đề “Du lịch công nghệ cao: Cơ hội nào cho các ngành du lịch-nhà hàng-khách sạn?”.
Chương trình được phát sóng các kênh: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên.
Năm 2020, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 20,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa và tổng thu từ khách du lịch đạt trên 830.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, đây là nhóm ngành vẫn khan hiếm lực lượng lao động được đào tạo ở bậc ĐH. Do vậy, cùng với công nghệ thông tin, lĩnh vực du lịch là nhóm ngành đang được hưởng cơ chế ưu tiên trong tuyển sinh và đào tạo.
Video đang HOT
Tham dự buổi trực tuyến, các chuyên gia sẽ có những phân tích dự báo về nhu cầu lao động lĩnh vực này thời gian tới, đặc biệt là du lịch công nghệ cao. Bên cạnh đó, đại diện các trường sẽ đưa ra những lời khuyên lựa chọn ngành nghề, cung cấp thông tin tuyển sinh được áp dụng trong năm 2020.
Chuyên gia tham dự chương trình gồm:
-Ông Nguyễn Hoàng Anh Phi, Giám đốc khách sạn Thiên Hồng – Saigontourist;
- Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh-Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM;
-Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thạch, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM.
Bạn đọc quan tâm tới vấn đề chọn ngành học tương lai liên quan đến lĩnh vực du lịch, nhà hàng và khách sạn có thể đặt câu hỏi tương tác trực tiếp với chuyên gia của chương trình.
Cách giải quyết các xung đột trong chọn ngành
Trong lúc cân nhắc chọn ngành, rất nhiều thí sinh rơi vào tình huống xung đột giữa sở thích với năng lực, mong muốn của bản thân với kỳ vọng của gia đình hoặc với nhu cầu thực tế. Làm cách nào để giải quyết xung đột này?
Các chuyên gia tham dự chương trình tư vấn chọn ngành học ở ĐH tại Báo Thanh Niên chiều 11.3 - Đào Ngọc Thạch
Tại chương trình tư vấn chủ đề "Chọn ngành ĐH, yếu tố nào quan trọng nhất?", được trực tuyến trên các kênh thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên chiều 11.3, các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên bổ ích về vấn đề trên.
Năng lực hay đam mê quan trọng hơn ?
Là một chuyên gia thường xuyên giải đáp thắc mắc cho thí sinh về lựa chọn ngành nghề, thạc sĩ giáo dục học Chế Dạ Thảo (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) nêu một thực tế: "Có rất nhiều mâu thuẫn diễn ra trong quá trình các em chọn ngành. Xung đột trong nội tại bản thân các em, giữa việc các em thích với khả năng của chính mình, giữa bản thân với những người xung quanh và những gì diễn ra trong cuộc sống thực tế. Trong nghề nghiệp, mỗi người thường bị thu hút bởi 3 - 5 ngành nghề khác nhau nhưng khả năng có đáp ứng được hay không còn liên quan đến tố chất, năng lực học tập, điều kiện sức khỏe, hoàn cảnh gia đình. Ít bạn nào đặt câu hỏi mình làm được cái gì, năng lực mình ở nhóm ngành nào, công việc nào?".
Thạc sĩ Thảo cho rằng đôi khi thí sinh chọn được ngành mình thích, mình có khả năng theo đuổi, nhưng lại xung đột với mong muốn của cha mẹ, hoặc nhu cầu nhân lực thực tế lại đang bão hòa ở ngành học đó...
Để giải quyết những xung đột này, thạc sĩ Thảo cho biết: "Các em phải lắng nghe và quan sát cuộc sống để biết đâu là ưu điểm của mình. Cần tập trung vào 3 yếu tố: hiểu mình, hiểu nghề, hiểu thị trường để tìm ra sự giao thoa giữa sở thích, năng lực của bản thân với các điều kiện khách quan xung quanh".
Tuy nhiên, giữa sở thích - đam mê với năng lực, nhu cầu thị trường lao động, thì thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, cho rằng năng lực vẫn là yếu tố quan trọng nhất để chọn ngành. "Phải có năng lực thì các bạn mới học tốt, làm tốt ngành nghề đó. Còn đam mê, đôi khi phải trải nghiệm mới có được. Khi có năng lực, bạn mới phát huy được điểm mạnh của mình cả trong quá trình học tập lẫn làm việc. Bạn sẽ tạo ra các giá trị hành nghề để doanh nghiệp cần bạn".
Chọn ngành không nên "đóng khung"
Tham gia chương trình, bạn Lê Thúy đưa ra thắc mắc trên Facebook.com/thanhnien: "Em là một cô bé hòa đồng, thích chia sẻ và cho bạn bè lời khuyên. Các bạn nói em sau này nên làm tư vấn viên hoặc chuyên gia tâm lý. Tuy nhiên em lại thích học kinh tế. Nếu sau một năm học thấy không phù hợp thì em có thể chuyển ngành khác hay không?". Một bạn đọc khác cũng băn khoăn: "Nếu khả năng diễn đạt hạn chế thì em có thể học ngành tâm lý học và luật hay không? Cơ hội việc làm của 2 ngành này?".
Thạc sĩ Chế Dạ Thảo đưa ra lời khuyên: "Khi chọn ngành, các em không nên "đóng khung" ý nghĩ rằng học ngành này ra thì chỉ làm được một công việc duy nhất. Ví dụ ngành luật có đến 27 đầu công việc khác nhau. Ngành tâm lý cũng vậy, có thể làm việc ở rất nhiều môi trường: giáo viên, tư vấn học đường, nghiên cứu tâm lý, công việc trị liệu, can thiệp hỗ trợ tâm lý tại các bệnh viện...".
Từ đó, thạc sĩ Dạ Thảo cho rằng khi thấy mình có tố chất phù hợp với ngành tâm lý, nếu muốn học về kinh tế cũng hoàn toàn có thể được vì làm kinh tế cũng có những tố chất giao thoa, giúp cho công việc phát huy được hiệu quả.
Về vấn đề học xong năm nhất nếu không phù hợp có thể chuyển ngành hay không, thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh - Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, nhìn nhận: "Chọn sai ngành rồi chọn lại rất mất thời gian và công sức. Tuy nhiên, nếu sinh viên gặp khó khăn, không phù hợp với ngành theo học thì trường vẫn tư vấn hỗ trợ, nhưng chỉ được giải quyết sau học kỳ 1 của năm. Các em phải đáp ứng được điều kiện là điểm trung bình tích lũy học kỳ 1 từ 2.0/4.0, ngành chuyển đến có mức điểm trúng tuyển bằng hoặc thấp hơn ngành đã học và có tổ hợp môn xét tuyển phù hợp".
Theo Thanh niên
Bạn đã biết chọn ngành học? Học ngành nào vừa phù hợp với năng lực của bản thân, vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội là mục đích để thí sinh lựa chọn ngành nghề. Vậy chọn ngành học thì yếu tố nào quan trọng nhất? Vào lúc 14 giờ 30 ngày 11.3, Báo Thanh Niên phối hợp Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Kinh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Công khai loạt tin nhắn mật của Diddy và bạn gái: Cassie yêu đương vật vã, "ông trùm" nhắn 1 câu gây rùng mình!
Sao âu mỹ
21:32:33 17/05/2025
Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến
Tin nổi bật
21:30:42 17/05/2025
Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"
Thế giới
21:26:15 17/05/2025
Thông tin hiếm của con trai Hồ Quỳnh Hương: Đoạn ghi âm lộ 1 đặc điểm thừa hưởng từ mẹ!
Sao việt
21:17:24 17/05/2025
Đánh giá đồng hồ thông minh Huawei Watch Fit 4: Phù hợp với ai?
Đồ 2-tek
21:10:12 17/05/2025
Trịnh Sảng đã sinh con cho "sugar daddy", được đại gia lừa đảo "thưởng nóng" biệt thự và xe sang?
Sao châu á
21:04:45 17/05/2025
Bún – Idol livestream được yêu mến không chỉ vì sắc đẹp mà còn nhờ những hoạt động từ thiện ý nghĩa
Netizen
20:57:34 17/05/2025
Joaquin Phoenix bật khóc tại LHP Cannes
Hậu trường phim
20:55:36 17/05/2025
'Anh già" So Ji Sub tái xuất màn ảnh trong dự án 'khủng' của Netflix
Phim châu á
20:33:08 17/05/2025
Đại tá Công an kể về 8 tiếng tìm kiếm 5 người bị vùi lấp ở dự án thủy điện
Pháp luật
19:50:35 17/05/2025