Học phí đại học tăng, học sinh chuyển hướng sang học nghề

Theo dõi VGT trên

Trước áp lực học phí ở các trường ĐH tăng, thậm chí có trường tăng gấp đôi so với năm 2021, nhiều thí sinh ‘chùn bước’, chuyển hướng học tập.

Việc tự chủ đại học (ĐH) đang được coi là xu hướng tất yếu của các trường ĐH, tuy nhiên vấn đề đặt ra là các trường được tự do tăng học phí sẽ tạo áp lực lên người học, giảm đi cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH cho bạn trẻ. Vậy làm cách nào để dung hòa 2 vấn đề tăng học phí và mối quan tâm của người học?

Tăng học phí liệu có tạo ra khủng hoảng?

Việc hàng loạt các trường ĐH ồ ạt tăng học phí, thậm chí có trường tăng mức kịch trần, khiến phụ huynh và học sinh hết sức băn khoăn để cân nhắc lựa chọn trường sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có đến gần 30 cơ sở giáo dục ĐH thông báo học phí năm học 2022-2023. Trong đề án tuyển sinh năm 2022, học phí của nhiều ĐH tăng từ 30-70%. Dù lộ trình tăng đã được báo trước nhưng học phí các trường áp dụng từ năm nay vẫn là một gánh nặng lớn với sinh viên, nhất là các trường được tự chủ tài chính.

Năm học 2022-2023, đối với chương trình đào tạo đại trà trình độ ĐH, học phí là 2 triệu đồng/tháng, tăng 2,04 lần so với mức 980.000 đồng của năm học 2021-2022. Học phí chương trình đào tạo chất lượng cao là 5 triệu đồng/tháng, tăng 1,65 lần so với mức 3.025.000 đồng của năm học 2021-2022.

Theo PGS-TS Nguyễn Ninh Thụy (ĐH Quốc gia TP.HCM), hiện nay các trường ĐH có thể tăng học phí nhưng điều đó sẽ dẫn đến việc giảm cơ hội được đến trường của các sinh viên, học sinh khó khăn. Điều này sẽ làm chậm quá trình mở rộng quy mô đào tạo nhân lực trình độ ĐH.

Là lãnh đạo một trong những trường ĐH thực hiện tự chủ từ rất sớm, PGS-TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho rằng muốn đột phá, cải thiện đời sống cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu thì buộc phải tự chủ. Điều khó khăn nhất khi tự chủ ĐH là thay đổi nhận thức để phát huy được nội lực của từng giảng viên, qua đó thu nhập của trường cũng như của các thầy cô sẽ tăng lên giúp bình ổn cuộc sống và có nhiều thời gian cống hiến cho sự nghiệp giảng dạy, nghiên cứu. Quá trình tự chủ ĐH cũng cần bỏ tư duy bao cấp về học phí.

Theo chuyên gia giáo dục, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, trước đây có 2 lĩnh vực được miễn học phí là y tế và giáo dục. Nhưng nay điều đó không còn nữa khiến rất nhiều học sinh chùn bước khi đăng ký vào các trường có mức học phí đang tăng cao.

Video đang HOT

“Phụ trách một quỹ học bổng, tôi để ý những năm gần đây, nhiều bạn học sinh nhà nghèo không vào được trường y. Người giỏi mà không vào được ĐH mình mơ ước thì không chỉ thiệt thòi cho bản thân họ mà về lâu dài còn thiệt thòi cho cả xã hội. Các trường cần tính đến phương án những hệ đào tạo chất lượng cao, có khả năng thu tiền thì có thể tuyển đầu vào thấp hơn một chút. Lấy từ nguồn kinh phí này bù lại cho những sinh viên giỏi nhưng hoàn cảnh kinh tế khó khăn… Một trường ĐH mà trông chờ vào sự đóng góp của người học như vậy thì người học lẫn ngành giáo dục đều dễ bị khủng hoảng”, ông Tống nhận định.

Học phí đại học tăng, học sinh chuyển hướng sang học nghề - Hình 1

Học phí trường Y là một trong những ngành học tăng cao khiến nhiều sinh viên lo lắng

Một sinh viên năm thứ 3 Trường ĐH Y Hà Nội cho biết giờ không chỉ áp lực học phí mà ngay cả chi phí ăn ở, sinh hoạt ở thành phố trong thời buổi vật giá leo thang cũng khiến sinh viên vô cùng lao đao. Theo tính toán của sinh viên này, tiền giáo trình, dụng cụ học tập là 4-5 triệu đồng/năm, tiền ăn ở sinh hoạt 5 triệu đồng/tháng. Cùng với các chi phí phát sinh khác thì trung bình mỗi tháng gia đình phải chu cấp cho em khoảng 10 triệu đồng.

“Quãng đường học y 6 năm thực sự rất dài. Với mức học phí như vậy cũng khá áp lực cho sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tăng học phí là tăng gánh nặng của gia đình em”, sinh viên này nói.

Thực tế, việc tăng học phí giúp nhiều trường tăng doanh thu, giảng viên tăng thu nhập. Bên cạnh đó, các trường học cũng tăng đầu tư cho cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viên, hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập cho sinh viên tốt hơn, kéo theo tăng chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt trái, nổi cộm là tạo áp lực lên người học.

Theo các chuyên gia, các trường tự chủ tài chính cần có cơ chế minh bạch tài chính, bao nhiêu phần trăm học phí trích cho quỹ học bổng cho sinh viên để xã hội có thể giám sát. Đồng thời nên tạo quỹ học bổng mở để thu hút tài trợ giúp sinh viên thêm cơ hội vào ĐH. Cần mở rộng đối tượng gói hỗ trợ vay theo nhu cầu, mức phí vay đáp ứng đủ nhu cầu học tập và sinh hoạt thực tế ở thành phố lớn.

Các trường nghề thu hút được học sinh

Năm học này sẽ có nhiều thí sinh mặc dù trúng tuyển vào ĐH nhưng lại quyết định học nghề, một phần vì lo sợ thất nghiệp, phần khác do các trường ĐH đồng loạt tăng học phí dẫn đến việc phải chi tiêu cho việc học ĐH là quá cao cho nhiều gia đình, có khi lên tới nửa tỉ đồng cho một khóa học.

Ngành giáo dục đang trên lộ trình điều chỉnh học phí ở mức đúng và đủ. Tuy nhiên nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng không nên để học phí tăng quá đột biến, gây khó khăn cho người học. Điều quan trọng là cần nâng cao chất lượng đào tạo, kết hợp với trách nhiệm của nhà trường và người học để đào tạo ra những kỹ sư, cử nhân tương lai có năng lực, có khả năng kiếm tiền để bù đắp vào mức học phí đã đóng.

Hiện nay, các trường cũng như các địa phương đã thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ trong đào tạo giáo viên theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP đã hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí, giúp nhiều học sinh giỏi, nghèo có cơ hội đi học. Đó cũng là những chuyển biến tích cực để các học sinh nghèo, có cơ hội tiếp cận với các ngành học mà mình yêu thích, đồng thời cũng để các trường có được những sinh viên giỏi thật sự vào trường, cung ứng cho thị trường lao động, cho xã hội những nhân lực có tay nghề. Tuy nhiên, chỉ một trong số ít học sinh được hỗ trợ tốt nhất khi có học bổng, hoặc được vay vốn. Nhiều gia đình, học sinh đã không lựa chọn hình thức học ĐH mà chuyển sang học nghề. Thậm chí có nhiều sinh viên, dù đã học tới năm thứ 2, thứ 3 nhưng do học phí tăng quá cao, chi phí học trở nên quá đắt đỏ đã ngưng giữa chừng và chuyển sang học nghề để giảm áp lực kinh tế cho gia đình.

Trao đổi với phóng viên MTG, em Hà Minh (Trường ĐH Giao thông vận tải, Hà Nội) cho biết bản thân em đang là sinh viên năm thứ 2 nhưng em quyết định nghỉ học và chuyển sang học nghề vì học phí các năm tới khá cao với mức thu nhập của gia đình em.

“Em còn có 2 em dưới em nữa, nếu em vẫn đi học ĐH mà ra trường còn không biết có làm được đúng ngành cơ khí ô tô không. Chính vì thế em đã quyết định chuyển sang học nghề và cũng học nghề cơ khí luôn. Em học được vài tháng cũng được giới thiệu ra các salon ô tô để xem các loại máy móc và được chỉ bảo tận tình. Những tháng hè vừa qua, em không về quê mà ở lại xưởng học nghề luôn, đến nay em đã có tiền lương, đủ để phụ giúp mẹ và nuôi các em. Em không hối hận vì quyết định chuyển hướng của mình”, Hà Minh nói.

Trong khi các trường ĐH ồ ạt tăng học phí thì ở nhiều trường trung cấp, trường nghề học phí vẫn được giữ nguyên. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, những năm trở lại đây, các trường nghề đã thu hút được khá nhiều học sinh, thậm chí là sinh viên của các trường ĐH chuyển sang học. Chương trình học nghề đã góp phần không nhỏ đến công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu thực tế của thị trường lao động.

Theo chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc, hiện nay xu hướng làm việc trong thời đại số hóa đang có sự chuyển mình. Sự phát triển của khoa học – công nghệ, các trang mạng, ứng dụng cũng mở ra nhiều cơ hội kiếm tiền cho các bạn trẻ. Thay vì mất thêm 4 năm học ĐH, các em đã lựa chọn công việc mình yêu thích và có thể kiếm ra tiền luôn hoặc lựa chọn theo sự phát triển của công nghệ hiện đại theo hướng giải trí. Những công việc mới mẻ này không cần qua trường lớp đào tạo ở ĐH hay học nghề mà các bạn trẻ chỉ cần bắt kịp xu hướng, hiểu biết về công nghệ, ví dụ quay TikTok, làm YouTube…

Chính những điều đó, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng ngay ở hệ thống THPT, các trường nên đưa ra những bài học về định hướng nghề nghiệp cụ thể để học sinh có được vốn kiến thức, kỹ năng cụ thể, tự tin hơn khi tham gia thị trường lao động và làm việc hiệu quả hơn, thay vì làm việc theo hướng tự phát.

Còn ít ĐH Việt Nam tham gia xếp hạng THE

Sáng 22- 9, ĐHQG TP HCM phối hợp với Times Higher Education (THE) tổ chức hội thảo chuyên đề về xếp hạng ĐH với sự tham dự của hơn 100 lãnh đạo nhà trường cùng bộ phận phụ trách chiến lược, đánh giá chất lượng và quốc tế hóa đến từ hơn 30 cơ sở giáo dục ĐH tại Việt Nam.

Còn ít ĐH Việt Nam tham gia xếp hạng THE - Hình 1

Bà Elizabeth Shepherd trình bày tại hội thảo

Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp cho các trường ĐH Việt Nam kiến thức và hiểu biết sâu hơn về hệ thống xếp hạng để phát triển tiềm năng, hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, đây còn là diễn đàn để các chuyên gia quốc tế và trong nước chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp thu thập dữ liệu, giúp các trường đại học Việt Nam chuẩn bị tốt cho quá trình tham gia, nộp dữ liệu xếp hạng theo THE trong năm 2023.

Tại hội thảo, PGS- TS Nguyễn Minh Tâm, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, nhận định trong bối cảnh hiện nay, trường ĐH được biết đến như là một hệ sinh thái. Các trường không chỉ là nơi cung cấp cơ sở vật chất và dịch vụ đào tạo cho sinh viên học tập, mà còn đảm bảo rằng sinh viên được sống trong một môi trường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc với chất lượng đào tạo tốt để trở thành những người giỏi nhất. Đây cũng là triết lý giáo dục và ưu tiên hàng đầu của ĐHQG TP HCM trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Đó là lý do ĐHQG TP HCM quan tâm đến các bảng xếp hạng của THE, đặc biệt là THE Impact. Đây là bảng xếp hạng đo lường tác động của lĩnh vực giáo dục ĐH theo 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc, phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của ĐHQG TP HCM là "đóng góp cho sự phát triển của nhân loại và xã hội".

Cũng tại hội thảo, bà Elizabeth Shepherd, Giám đốc điều hành phụ trách Dịch vụ tư vấn của THE, đã phân tích kết quả của các ĐH Việt Nam trên bảng xếp hạng THE World University Rankings năm 2022. Bà cho biết có khá ít ĐH Việt Nam tham gia bảng xếp hạng này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quang Linh lộ tình cảnh đáng thương, Thuỳ Tiên bị "thu hồi" tài sản quan trọngQuang Linh lộ tình cảnh đáng thương, Thuỳ Tiên bị "thu hồi" tài sản quan trọng
16:44:27 05/05/2025
Xôn xao cựu chiến binh bị NV quầy vé sân bay thái độ vì không đủ tiền mua vé?Xôn xao cựu chiến binh bị NV quầy vé sân bay thái độ vì không đủ tiền mua vé?
16:31:05 05/05/2025
Việt Trinh lộ quá khứ chèn ép đồng nghiệp, đổ nghiệp tu thức tỉnh giờ ra sao?Việt Trinh lộ quá khứ chèn ép đồng nghiệp, đổ nghiệp tu thức tỉnh giờ ra sao?
16:01:40 05/05/2025
Hòa Minzy nói gì khi Võ Hạ Trâm hát ở đại lễ diễu binh 30/4?Hòa Minzy nói gì khi Võ Hạ Trâm hát ở đại lễ diễu binh 30/4?
17:58:47 05/05/2025
Nghiên cứu sinh giàu nhất ĐH Quốc gia Hà Nội khi sở hữu khối tài sản hơn 1.431 tỷ đồngNghiên cứu sinh giàu nhất ĐH Quốc gia Hà Nội khi sở hữu khối tài sản hơn 1.431 tỷ đồng
17:23:19 05/05/2025
Truy tìm Võ Thị Diễm My - cô gái liên quan vụ án "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn suốt 5 nămTruy tìm Võ Thị Diễm My - cô gái liên quan vụ án "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn suốt 5 năm
17:42:40 05/05/2025
Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộTài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ
17:13:40 05/05/2025
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Người cha tử vong, vụ án giải quyết ra sao?Vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Người cha tử vong, vụ án giải quyết ra sao?
15:27:21 05/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 5/2025

Bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 5/2025

Xe máy

20:22:41 05/05/2025
Theo ghi nhận, xe côn tay YZF-R15 trong tháng 5 vẫn được hãng Yamaha bán ra thị trường 2 mẫu: YZF-R15M và YZF-R15, đi kèm với nhiều phiên bản, tùy chọn màu sắc khác nhau.
Nguyễn Văn Chung sau biến cố hôn nhân: Tôi tập trung vào gia đình, công việc

Nguyễn Văn Chung sau biến cố hôn nhân: Tôi tập trung vào gia đình, công việc

Tv show

20:21:54 05/05/2025
Nguyễn Văn Chung cho biết ngoài công việc sáng tác, anh nỗ lực sắp xếp thời gian để chăm lo cho các con. Gần đây, nam nhạc sĩ đón tin vui khi ca khúc ra mắt cách đây 2 năm bất ngờ gây sốt trở lại.
Hé lộ nguyên nhân vụ nổ lớn tại nhà dân, khiến 1 người tử vong

Hé lộ nguyên nhân vụ nổ lớn tại nhà dân, khiến 1 người tử vong

Tin nổi bật

20:14:46 05/05/2025
Liên quan đến vụ nổ tại nhà anh Vi Văn Tú (xã Phúc Tân, TP Phổ Yên, Thái Nguyên), cơ quan chức năng bước đầu đã nhận định nguyên nhân.
'Tình trẻ Lưu Diệc Phi' đối mặt sóng gió tình ái lộ ảnh nhạy cảm cùng bạn gái cũ

'Tình trẻ Lưu Diệc Phi' đối mặt sóng gió tình ái lộ ảnh nhạy cảm cùng bạn gái cũ

Sao châu á

20:13:51 05/05/2025
Trước sự ồn ào từ phía bạn gái cũ, Lý Hiện vẫn giữ thái độ bình thản đáng chú ý. Trên trang cá nhân, nam diễn viên liên tục đăng tải những bức ảnh phong cảnh do chính tay anh chụp, ngầm cho thấy mình vẫn đang giữ tinh thần ổn định và kh...
Khởi tố Chủ tịch xã ở Hà Nội cùng 2 thuộc cấp về tội nhận hối lộ

Khởi tố Chủ tịch xã ở Hà Nội cùng 2 thuộc cấp về tội nhận hối lộ

Pháp luật

20:13:01 05/05/2025
3 cán bộ xã Tự Nhiên (huyện Thường Tín, Hà Nội) bị khởi tố vì nhận hối lộ để tạo điều kiện cho một số hộ dân xây dựng trái phép công trình kiên cố trên đất nông nghiệp.
Bí mật kinh hoàng phía sau Tịnh thất Bồng Lai: Thầy ông nội, con trai bày kế độc

Bí mật kinh hoàng phía sau Tịnh thất Bồng Lai: Thầy ông nội, con trai bày kế độc

Netizen

20:12:49 05/05/2025
Ngày 4.5, tin từ TAND tỉnh Long An cho biết, cơ quan này đã giao TAND H.Đức Hòa xét xử sơ thẩm 2 vụ án loạn luân và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại ngôi nhà được tự xưng là Tịnh thất Bồng Lai
Cựu quan chức CIA: Mỹ chỉ viện trợ cho Ukraine 'đủ để chiến đấu'

Cựu quan chức CIA: Mỹ chỉ viện trợ cho Ukraine 'đủ để chiến đấu'

Thế giới

19:57:49 05/05/2025
Kể từ khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1, Tổng thống Trump đã thúc đẩy cả Moskva và Kiev tiến tới một lệnh ngừng bắn. Hồi tháng 3, Mỹ đã soạn thảo kế hoạch nới lỏng trừng phạt nếu Liên bang Nga tiến tới hòa bình,
Nvidia lo lắng trước tốc độ làm chip của Huawei

Nvidia lo lắng trước tốc độ làm chip của Huawei

Thế giới số

19:54:37 05/05/2025
SCMP dẫn nguồn tin thân cận cho biết CEO Jensen Huang của Nvidia đã có buổi thảo luận với cơ quan chức năng Mỹ về lo ngại liên quan đến năng lực phát triển chip AI (trí tuệ nhân tạo) ngày càng mạnh của Huawei.
Võ Hạ Trâm: Tiêu biểu ca sĩ phái thực lực, chồng Ấn cưng hết mực, tặng kim cương

Võ Hạ Trâm: Tiêu biểu ca sĩ phái thực lực, chồng Ấn cưng hết mực, tặng kim cương

Sao việt

19:48:26 05/05/2025
Ca sĩ Võ Hạ Trâm vừa có màn thể hiện đầy ấn tượng khi thể hiện ca khúc Viết tiếp câu chuyện hòa bình trong lễ diễu binh. Tiết mục này một lần gợi nhắc về một chặng đường hoạt động nghệ thuật bền bỉ cùng cuộc sống cá nhân đầy viên mãn củ...
Triệu Lộ Tư: Hát không hay nhưng tự tin có thừa!

Triệu Lộ Tư: Hát không hay nhưng tự tin có thừa!

Nhạc quốc tế

19:30:54 05/05/2025
Tại Hồ Lô Quả, Triệu Lộ tư biểu diễn loạt ca khúc tiếng Anh như You R, Look Yourself. Sân khấu của nữ diễn viên sinh năm 1998 lần nữa gây tranh luận.
Thời tiết lúc này không thể "nóng" bằng Jennie khoe ảnh bikini: 1 chi tiết độc quyền không ai có được

Thời tiết lúc này không thể "nóng" bằng Jennie khoe ảnh bikini: 1 chi tiết độc quyền không ai có được

Phong cách sao

19:28:59 05/05/2025
Trang Instagram hơn 87 triệu followers của IT-girl Jennie thường xuyên trở thành tâm điểm của MXH mỗi khen nữ idol đình đám cập nhật hình ảnh mới.