Học phí đại học tự chủ sau 2021: Tăng gấp 3,5 lần so với chưa tự chủ

Theo dõi VGT trên

Với mức học phí của các trường đại học (ĐH) được tự chủ hoàn toàn trong thời gian tới, người dân có thể sẽ phải bỏ ra cả tỷ đồng cho con em theo học ĐH.

Học phí đại học tự chủ sau 2021: Tăng gấp 3,5 lần so với chưa tự chủ - Hình 1

Tăng học phí phải tính toán đến sức chi trả của người dân. Ảnh: Diệp An

Bộ GD&ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến đối với dự thảo nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo (gọi tắt là dự thảo nghị định).

Dự thảo nghị định đưa ra mức học phí mới thay thế Nghị định 86 của Chính phủ dự kiến thực hiện từ năm học 2021-2022. Tuy nhiên, do vấp phải phản ứng của dư luận nên ngay sau đó, Bộ GD&ĐT đã có văn bản đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xin giữ nguyên học phí của năm học tới như năm học 2020-2021.

Như vậy, nếu được Chính phủ chấp thuận và dự thảo nghị định đi vào thực tế thì từ năm học 2022-2023, sẽ chính thức áp dụng mức tăng học phí theo quy định mới. So với Nghị định 86 quy định về học phí hiện hành, dự thảo nghị định có 2 điểm mới liên quan học phí ĐH công lập. Đó là, học phí ĐH được chia thành 4 mức, thay vì 2 mức như hiện nay (các trường ĐH tự chủ và các trường ĐH chưa tự chủ); gắn kiểm định với học phí.

Theo đó, dự thảo nghị định quy định cụ thể mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục ĐH công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục ĐH trong nước từ 1,25-2,45 triệu đồng/tháng. Mức học phí này được coi là mức cơ sở để xác định các mức học phí tiếp theo.

Với cơ sở giáo dục ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục ĐH trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục ĐH trong nước (tự chủ mức 1), mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí được quy định.

Với cơ sở giáo dục ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục ĐH trong nước (tự chủ mức 2), mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí.

Với cơ sở giáo dục ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và được tự chủ, đạt kiểm định chương trình đào tạo trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc kiểm định chất lượng quốc tế (tự chủ mức 3), được tự xác định học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật và thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan chủ quản phê duyệt.

Video đang HOT

Tăng học phí nhưng phải tính đến sức chịu của dân

Trong năm học 2020-2021 này, các trường ĐH công tự chủ thực hiện thu học phí trong khoảng 20,5-50,5 triệu đồng/năm, cao gấp 2-3,5 lần so với mức trần học phí chương trình tương đương tại trường chưa tự chủ. Theo dự thảo Nghị định, mức học phí này còn cao hơn nữa. Học phí trường tự chủ mức 1 và mức 2 dự kiến tối đa gấp 2-2,5 lần trần học phí trường chưa tự chủ.

Cụ thể, trần học phí trường chưa tự chủ năm học 2021-2022 từ 12-24,5 triệu đồng/năm. Như vậy, dự kiến trần học phí trường tự chủ khối ngành cao nhất tối đa 49 đến trên 61 triệu đồng/năm. Với khối ngành Y dược, mức trần học phí quy định từ năm học 2021-2022 (Bộ GD&ĐT xin lùi lại một năm thì có thể sẽ thực hiện vào năm học 2022-2023) là 2,45 triệu đồng/tháng, tương đương 24,5 triệu đồng/năm học.

Đối với các trường tự chủ mức 1 và mức 2, sẽ có mức học phí tương đương là 49 triệu đồng/năm và 61,25 triệu đồng/năm. Và nếu tính theo lộ trình đã được Bộ GD&ĐT xây dựng thì mức học phí đến năm học 2025- 2026 đối với ngành Y dược sẽ tương đương 78,8 triệu đồng/năm và 98,5 triệu đồng/năm học. Với 5-6 năm học y dược, học phí tăng trung bình 10%/năm thì số tiền phụ huynh bỏ ra cho con học ngành Y dược lên đến cả tỷ đồng.

PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho hay, học phí nhóm ngành công nghệ thông tin đang cao nhất của trường hiện nay là 24 triệu đồng/năm. Nếu tăng như dự thảo thì năm học đầu tiên thực hiện sẽ là 36,25 triệu đồng/năm, tức là tăng đến 50% so với mức học phí của năm học này.

“Tăng như thế thì người dân không thể chịu nổi. Tăng học phí là điều không tránh khỏi nhưng nên tăng trong sức chịu đựng của người dân. Hiện nay, hằng năm, trường cũng chỉ tăng học phí 8% trong khi theo quy định có thể tăng hơn. Còn với mức học phí mới theo dự thảo Nghị định thì tăng tới 15%”, ông Điền nói.

Ngoài 23 trường ĐH được phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động, nhiều trường khác đã và đang xây dựng lộ trình chuyển sang tự chủ trong một vài năm tới.

Trong Tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo Nghị định, Bộ GD&ĐT trình bày lý do đề xuất tăng học phí là căn cứ thực trạng khảo sát về chi phí giáo dục giai đoạn 2016-2019; mức độ kiểm định chất lượng tại 70 cơ sở giáo dục ĐH công lập trên toàn quốc; nghiên cứu của nhóm chuyên gia ĐH Quốc gia Hà Nội. Tất cả cho thấy để hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ vào năm 2025, mức học phí của nhóm tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư tăng tối thiểu 2,5 lần mức trần học phí của các trường chưa tự chủ chi thường xuyên.

Bộ GD&ĐT đề xuất tăng học phí tất cả cấp học

Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2021-2022, học phí bậc đại học tăng 12,5%. Học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% so với năm học 2020-2021.

Bộ GD&ĐT đề xuất tăng học phí tất cả cấp học - Hình 1

Ảnh minh họa

Đề xuất này được đưa ra trong dự thảo lần thứ 2 Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

Học phí đại học tăng 12,5%

Theo dự thảo, cơ sở giáo dục đại học tự bảo đảm chi thường xuyên đồng thời đáp ứng điều kiện tự chủ và tiêu chí kiểm định chương trình đào tạo trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc chương trình chất lượng quốc tế được tự xác định mức thu học phí đối của ngành đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Cơ sở giáo dục đại học tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đáp ứng điều kiện tự chủ được xác định mức học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tại nghị định này.

Cơ sở giáo dục đại học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước được xác định mức học phí không vượt trần học phí.

Căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm, Bộ GD&ĐT đề xuất mức tăng học phí năm học 2021-2022 là 12,5% so với năm học 2020-2021.

Mức học phí cho các năm tiếp theo tăng với tỷ lệ tương ứng. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, khảo sát chi phí đào tạo của 7 trường đại học công lập trên cả nước của nhóm chuyên gia ĐH Quốc gia Hà Nội, mức tăng học phí 12,5%/năm sẽ bảo đảm lộ trình tính đủ chi phí đào tạo vào năm 2025.

Bộ dự thảo mức trần học phí cho cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước như sau như sau:

Bộ GD&ĐT đề xuất tăng học phí tất cả cấp học - Hình 2

Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước xác định mức học phí tối đa bằng 2 lần trần học phí.

Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước được thu học phí tối đa 2,5 lần trần học phí.

Học phí mầm non, phổ thông tăng 7,5%

Với bậc mầm non và phổ thông, mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định.

Khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đảm bảo chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước như sau:

Bộ GD&ĐT đề xuất tăng học phí tất cả cấp học - Hình 3

Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên.

Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí trên.

Từ năm học 2021-2022, khung, học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ tăng tối đa 7,5%/năm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và khả năng chi trả của người dân.

Bộ GD&ĐT lý giải đề xuất tăng học phí bậc mầm non, phổ thông được đưa ra căn vứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm thì tổng cộng biến động của các chỉ số trên sẽ cao hơn 7,5%.

Tuy nhiên, để bảo đảm an sinh xã hội và chia sẻ với gia đình người học, bộ đề xuất chỉ tăng 7,5%/năm với học phí mầm non, phổ thông. Với lộ trình này, đến năm học 2025-2026, học phí bù đắp được 50% chi phí đào tạo. Đến năm 2030, học phí sẽ bù đắp đủ chi phí đào tạo (đối với trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên).

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nga công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắngNga công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng
21:30:42 07/05/2025
Đại Nghĩa 'khô nước mắt' trước di ảnh mẹ, bạn diễn tiết lộ bí mật trước lúc mất?Đại Nghĩa 'khô nước mắt' trước di ảnh mẹ, bạn diễn tiết lộ bí mật trước lúc mất?
21:30:16 07/05/2025
Đoạn ghi âm gây sốc gọi tên 3 người làm Kim Sae Ron đau khổ nhất trước lúc tự tử: Kim Soo Hyun và...Đoạn ghi âm gây sốc gọi tên 3 người làm Kim Sae Ron đau khổ nhất trước lúc tự tử: Kim Soo Hyun và...
17:13:47 07/05/2025
Màn chiếm đoạt 1 triệu USD của cựu cán bộ công an Bình DươngMàn chiếm đoạt 1 triệu USD của cựu cán bộ công an Bình Dương
18:37:47 07/05/2025
Netizen hoang mang trước tin đồn người tố cáo Kim Soo Hyun bị đâm trọng thương, gia đình Kim Sae Ron hoảng loạn cầu cứu!Netizen hoang mang trước tin đồn người tố cáo Kim Soo Hyun bị đâm trọng thương, gia đình Kim Sae Ron hoảng loạn cầu cứu!
17:26:01 07/05/2025
Tâm Tít bốc lửa với bikini siêu nhỏ, Mỹ Tâm hạnh phúc bên người đặc biệtTâm Tít bốc lửa với bikini siêu nhỏ, Mỹ Tâm hạnh phúc bên người đặc biệt
21:01:15 07/05/2025
Căng: Phía Kim Soo Hyun đáp trả đoạn ghi âm sốc từ phía Kim Sae Ron, Gold Medalist lập tức gửi đơn kiệnCăng: Phía Kim Soo Hyun đáp trả đoạn ghi âm sốc từ phía Kim Sae Ron, Gold Medalist lập tức gửi đơn kiện
17:31:52 07/05/2025
Cứ ngỡ sản phẩm của AI nhưng hình ảnh "em bé cưỡi hổ" trong xóm nhỏ TP.HCM là ảnh thật: Câu chuyện phía sau mới thú vị!Cứ ngỡ sản phẩm của AI nhưng hình ảnh "em bé cưỡi hổ" trong xóm nhỏ TP.HCM là ảnh thật: Câu chuyện phía sau mới thú vị!
20:18:17 07/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?

Sao việt

23:37:40 07/05/2025
Sau chuyến bay dài, Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi đã có mặt tại Ấn Độ, bắt đầu cho hành trình chinh phục cho chiếc vương miện Miss World 2025 .
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng

Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng

Pháp luật

23:26:33 07/05/2025
Hoạt động vận chuyển trái phép ma túy, tiền tệ, vàng qua biên giới có dấu hiệu gia tăng ở tuyến hàng không, theo Cục Hải quan.
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Thế giới

23:24:34 07/05/2025
Khu vực đang xảy ra giao tranh giữa không quân Ấn Độ và Pakistan có địa hình chủ yếu là núi cao nên nếu xung đột lan rộng trên bộ, các đơn vị biệt kích, nhất là đặc nhiệm sơn cước sẽ rất hữu dụng.
Formol là chất độc, nếu dùng để tạo lòng xe điếu có thể gây ung thư

Formol là chất độc, nếu dùng để tạo lòng xe điếu có thể gây ung thư

Sức khỏe

23:16:05 07/05/2025
PGS Thịnh lưu ý, mọi người được sử dụng oxy già vào thực phẩm với nồng độ rất nhỏ, không được phép ngâm với liều cao và thời gian dài vì có thể gây các bệnh liên quan đến đường ruột.
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật

Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật

Phim châu á

23:11:23 07/05/2025
Đây là bộ phim hài Hàn Quốc mà bạn rất nên xem lại vào thời điểm này, nhất là khi nam chính Jo Jung Suk vừa được vinh danh Baeksang 2025.
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét

Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét

Phim việt

23:10:39 07/05/2025
Chính sự độc đoán của bà Liên khiến cho Nguyên xa cách, muốn trốn tránh mẹ mình. Trong khi khán giả cảm thấy bà hành xử vô lý, gây khó chịu.
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công

Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công

Hậu trường phim

23:02:34 07/05/2025
Trần Đô Linh và Chu Dực Nhiên bình phiên ở phim Sở Hậu đang gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều netizen qua đường cảm thấy khó tin, bất bình thay cho Trần Đô Linh fan của cô nàng thì thất vọng tràn trề
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập

Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập

Sao âu mỹ

22:49:53 07/05/2025
Một người đàn ông đã lái xe đâm thẳng vào cổng biệt thự triệu đô của Jennifer Aniston, tọa lạc tại khu nhà giàu Bel Air ở Los Angeles (California, Mỹ).
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO

Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO

Sao châu á

22:44:22 07/05/2025
Ngày 6.5, show You Quiz on the Block của đài tvN (Hàn Quốc) tung teaser tập mới với sự xuất hiện đặc biệt của Jennie (BlackPink).
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt

Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt

Phong cách sao

22:36:14 07/05/2025
Mỗi lần xuất hiện, nữ minh tinh hàng đầu xứ Hàn lại khiến công chúng trầm trồ bởi vẻ ngoài trẻ trung, rạng rỡ thách thức cả thời gian.
Nữ nhân viên tuyệt vọng cầu cứu khi bị đồng nghiệp nhốt trong kho đông lạnh

Nữ nhân viên tuyệt vọng cầu cứu khi bị đồng nghiệp nhốt trong kho đông lạnh

Netizen

22:23:58 07/05/2025
Cư dân mạng bức xúc khi xem đoạn video ghi lại cảnh một nữ nhân viên làm việc tại quán bánh ở Trung Quốc bị đồng nghiệp nhốt trong kho đông lạnh.