Học phí tăng sốc: Dễ thấy điều bất hợp lý

Học phí phải được tính đúng, tính đủ, trường tư dù tự đầu tư cơ sở vật chất cũng không đòi hỏi mức học phí cao như vậy.

Trường Đại học Y Dược TP.HCM vừa công bố mức học phí mới áp dụng cho khóa tuyển sinh 2020, dao động từ 30-70 triệu đồng/năm, trong đó có ngành tăng gấp 5 lần. Khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM cũng có mức học phí cao ngất ngưởng: ngành răng hàm mặt 88 triệu đồng/năm học, y khoa 60 triệu đồng và dược học 55 triệu đồng…

Trong khi đó, học phí của nhiều trường đại học y dược ngoài công theo công bố có mức cao nhất là 6 triệu đồng/tháng.

Trao đổi thêm với Đất Việt, GS.TS Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, việc tính toán mức học phí ra sao được nhà trường cân nhắc từ hoàn cảnh và thu nhập của sinh viên.

Học phí tăng sốc: Dễ thấy điều bất hợp lý - Hình 1

Mức học phí của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có cân nhắc tới hoàn cảnh, thu nhập của sinh viên, và được lấy ý kiến tại hội nghị phụ huynh

“Mỗi trường thu học phí bao nhiêu tùy theo hoàn cảnh của họ và cũng đã được các trường lý giải cụ thể.

Chúng tôi là trường ngoài công lập nên mọi thứ đều do sinh viên đóng góp. Nếu nâng học phí lên thì nhà trường được thu thêm nhưng chúng tôi thấy ái ngại cho hoàn cảnh của các sinh viên, cha mẹ các em cũng là người lao động.

Chúng tôi so sánh học phí ngành y với các ngành khác trong trường, như khối kinh tế, kỹ thuật có mức học phí 10-15 triệu đồng/tháng thì thấy học phí ngành y như vậy cũng đã tương đối cao, phù hợp với mức thu nhập của phụ huynh sinh viên hiện nay.

Hàng năm, trường đều tổ chức hội nghị phụ huynh, trong đó trường báo cáo tình hình sinh viên học tập, hướng phát triển của nhà trường và học phí sẽ thu như thế nào tỏng năm ấy.

Nếu có tăng học phí, nhà trường cũng phải lấy ý kiến của phụ huynh và cũng thuyết minh rõ số tiền ấy sẽ đầu tư vào việc gì”, GS.TS Vũ Văn Hóa thông tin.

Video đang HOT

Với mức học phí như vậy, lại là trường ngoài công lập phải tự lo mọi thứ, song Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khẳng định, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng đào tạo của trường không kém và không thua bất cứ trường nào.

Trường mua sắm các thiết bị mới trang bị cho các phòng thí nghiệm, đồng thời ký hợp đồng với các bệnh viện có nghiên cứu trong khu vực Hà Nội để sinh viên tới đó kiến tập, học hỏi kinh nghiệm của các y bác sĩ. Nhiều y bác sĩ cũng ký hợp đồng làm giáo viên thỉnh giảng, giúp nhà trường tập huấn cho sinh viên khi tiếp xúc với bệnh viên.

“Trường tự chủ từ năm 1996, xây dựng được cơ sở khang trang như ngày nay. Chúng tôi không chia lợi nhuận cho cổ đông mà mượn vốn của họ và trả lãi suất như lãi suất Chính phủ trả cho các kỳ phiếu.

Quyền lợi của các cổ đông có phiếu góp cũng không giống như một số trường. Theo đó, người góp 1 tỷ đồng cũng được bỏ một phiếu và người góp 10 triệu đồng cũng được bỏ 1 phiếu.

Chúng tôi xem trường như một tổ hợp tác của các nhà khoa học, đóng góp cho nền kinh tế để xây dựng đội ngũ trí thức trong tương lai chứ không phải vì mục đích kinh doanh”, GS.TS Vũ Văn Hóa chia sẻ.

Trong khi đó, cho ý kiến về vấn đề học phí, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho biết, nhiều trường đại học công lập công bố mức học phí tăng mạnh so với năm trước với lý do tự chủ, phải lấy thu bù chi.

“Thế nhưng, tự chủ phải có quản lý, không phải muốn làm gì thì làm. Phải biết khả năng của nền kinh tế, của người lao động ra sao, không thể tăng học phí một cách vô tội vạ, tăng từ 13 triệu đồng/năm lên 70 triệu đồng/năm thì làm sao người học chịu đựng nổi?!”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cũng chỉ ra sự bất bình đẳng đang tồn tại giữa các trường đại học công lập và đại học ngoài công lập.

Ở đó, trường công lập được Nhà nước đầu tư nhiều mặt, đặc biệt là về cơ sở vật chất, trong khi trường ngoài công lập phải tự lo mọi thứ. Thế nhưng, giờ đây, nhiều trường công lập lại lấy lý do tự chủ để tăng học phí, và mức thu đó thậm chí còn cao hơn cả trường tư.

“Nguồn thu của trường công lập không phải chỉ có học phí mà vẫn còn nhiều hoạt động có thu khác. Trường thực hiện tự chủ nhưng không phải Nhà nước cắt hết, không cung cấp cho khoản gì, trường nào làm tốt thì Nhà nước vẫn có một khoản dành cho họ. Cho nên, các trường công lập không thể lấy cớ tự chủ để thu vô tội vạ”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nói.

Khẳng định khi trường tự chủ thì phải tính toán, liệu cơm gắp mắm để có thể cạnh tranh, song nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị Nhà nước phải quy định một mức trần học phí.

“Học phí phải được tính đúng, tính đủ dựa trên mặt bằng kinh tế- xã hội Việt Nam. Sinh viên đi học đương nhiên phải sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường, nhưng với trường công lập, như nói ở trên, đã được Nhà nước đầu tư một cách tương đối, còn trường ngoài công lập phải tự bỏ tiền ra đầu tư cơ sở vật chất, họ tính vào học phí là hợp lẽ, nhưng cũng không nhiều như một số trường công lập đưa ra. Lương của giảng viên cũng không thể so sánh với nước ngoài vì mặt bằng kinh tế của ta mới chỉ đến vậy”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho biết.

Học phí trường Y cao nhất 70 triệu/năm: Học sinh lo sốt vó, không dám xét tuyển

Đại học Y Dược TP.HCM thông báo mức học phí tăng đột biến, dự kiến 40-70 triệu đồng/năm khiến thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào trường lo lắng.

Không dám xét tuyển

Theo đề án tuyển sinh Đại học Y dược TP.HCM năm 2020 vừa công bố, mức học phí dự kiến với sinh viên chính quy năm học 2020-2021 tăng mạnh so với trước đó. Trong đó, ngành Răng-Hàm-Mặt với 70 triệu đồng/năm, kế đến là ngành Y khoa dự kiến là 68 triệu đồng/năm.

Mức đóng phí tăng khoảng 10% theo các năm. Học hết 6 năm học, dự kiến sinh viên ngành này phải đóng khoảng 538 triệu đồng học phí.

Thông báo trên khiến học sinh cuối cấp THPT ngỡ ngàng và lo lắng. "Ban đầu em có dự định đăng ký xét tuyển khối B vào Đại học Y Dược TP.HCM, tuy nhiên với mức học phí như vậy vượt ngoài tầm đáp ứng của gia đình. Có lẽ em sẽ chọn trường khác với mức học phí phù hợp hơn", em Cao Tiến Huỳnh (Quận Thủ Đức, TP.HCM) nói.

Là con út trong gia đình 4 anh em, Nguyễn Thị Lan (Sóc Trăng) 3 năm liền là học sinh xuất sắc, điểm trung bình môn từ 8,5 trở lên. Lan có ước mơ được làm bác sĩ để gia đình đỡ vất vả hơn.

Với mức học phí Đại học Y Dược TP.HCM dự kiến, Lan không đủ điều kiện để đáp ứng. Ngoài tiền học em sẽ tốn thêm tiền nhà, tiền ăn, tiền đi lại... trung bình cộng cả tiền sinh hoạt và tiền học sẽ rơi vào khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Tương tự, em Nguyễn Ngọc Phước (Châu Đốc, An Giang) chia sẻ, được trở thành bác sĩ trong tương lai là điều hãnh diện và rất có ý nghĩa. Nhưng nếu chi phí tới hơn nửa tỷ đồng trong 6 năm học thì em sẽ lựa chọn đổi ngành học khác với mức chi phí rẻ hơn.

Mục tiêu đỗ vào Đại học Y Dược TP.HCM được nữ sinh Thái Chân xác định nghiêm túc ngay từ khi học lớp 10. Thái Chân lựa chọn trường Y vì công việc sau khi ra trường sẽ ổn định hơn và được tiếp nối sự nghiệp người cha quá cố của mình.

Nhưng sau khi biết được thông tin trường tăng học phí lên gấp 5 lần, Thái Chân buồn bã và hơi hoang mang. Chỉ còn gần 3 tháng nữa sẽ tới kỳ thi tốt nghiệp THPT, em không biết nên đổi nguyện vọng sang trường đại học nào khác. Em hy vọng song song với chính sách tăng học phí sẽ có nhiều ưu tiên hỗ trợ sinh viên khó khăn về mặt tài chính.

Học phí trường Y cao nhất 70 triệu/năm: Học sinh lo sốt vó, không dám xét tuyển - Hình 1

Đại học Y Dược TP.HCM.

Vì sao học phí tăng cao?

Không chỉ ngành Răng-Hàm-Mặt với 70 triệu đồng/năm, mà theo đề án tuyển sinh Đại học Y dược TP.HCM năm 2020, các ngành khác có mức cao không kém là Y khoa dự kiến là 68 triệu đồng/năm; Kỹ thuật phục hình răng 55 triệu đồng/năm, Dược học 50 triệu đồng/năm.

Các ngành cùng có mức học phí 40 triệu đồng/năm gồm: Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh, Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.

Hai ngành cùng mức học phí 38 triệu đồng/năm là Y học dự phòng và Y học cổ truyền. Còn ngành Y tế công cộng và Dinh dưỡng thì học phí 30 triệu đồng/năm. Đề án nêu rõ, học phí trên áp dụng cho năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo dự kiến mỗi tăng thêm 10%.

Như vậy, với ngành học phí cao nhất là Răng - Hàm - Mặt, sinh viên học năm thứ nhất sẽ đóng 70 triệu đồng/năm, năm thứ hai là 77 triệu đồng/năm, năm thứ 3 là 84,7 triệu đồng, năm thứ 4 là 93,1 triệu đồng, năm thứ 5 là 102,4 triệu đồng và năm học thứ 6 là 112,6 triệu đồng.

Tổng thời gian học 6 năm, một sinh viên ngành Răng-Hàm-Mặt sẽ phải đóng khoảng 538 triệu đồng học phí.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng đào tạo của Đại học Y Dược TP.HCM lý giải, mức học phí hiện hành là 13 triệu đồng/năm. Sở dĩ thấp như vậy vì phần lớn chi phí để đào tạo sinh viên được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, chứ không phải đào tạo 1 sinh viên chỉ tốn có bấy nhiêu tiền.

Bắt đầu từ tháng 1/2020, Đại học Y Dược TP.HCM không nhận ngân sách Nhà nước nữa, trường phải tính toán lấy thu bù chi để hoạt động và phát triển, vì vậy bắt buộc phải tăng học phí.

Trước thực tế với mức học phí này, sinh viên nghèo sẽ không có điều kiện theo học, ông Khôi cho hay nhà trường luôn có chính sách hỗ trợ, đảm bảo không có sinh viên nghèo, học giỏi trúng tuyển mà bị bỏ lại.

"Chúng tôi cam kết không để một sinh viên nghèo học giỏi, có ước mơ làm bác sĩ trúng tuyển vào trường mà bị bỏ lại", ông Khôi nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Johnny Trí Nguyễn và Nhung Kate chia tay sau hơn một thập kỷ bên nhauJohnny Trí Nguyễn và Nhung Kate chia tay sau hơn một thập kỷ bên nhau
23:41:16 12/05/2025
Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?
21:49:58 12/05/2025
Nam NSƯT nổi tiếng cả nước: Lần đầu công khai vợ, sở hữu nhà 153m2 giữa trung tâm Hà NộiNam NSƯT nổi tiếng cả nước: Lần đầu công khai vợ, sở hữu nhà 153m2 giữa trung tâm Hà Nội
22:22:35 12/05/2025
Sóng gió gia tộc nhà Beckham, dâu cả độc đoán kéo bè kết phái bôi nhọ nhà chồngSóng gió gia tộc nhà Beckham, dâu cả độc đoán kéo bè kết phái bôi nhọ nhà chồng
22:25:55 12/05/2025
Thót tim khoảnh khắc Quỳnh Lương té ngã ngay trước thềm nhà khi đang mang thai 6 thángThót tim khoảnh khắc Quỳnh Lương té ngã ngay trước thềm nhà khi đang mang thai 6 tháng
22:09:48 12/05/2025
Con trai út của Trương Bá Chi lộ diện: Mới 6 tuổi đã "đốn tim" netizen, ngoại hình được khen vượt cả hai anhCon trai út của Trương Bá Chi lộ diện: Mới 6 tuổi đã "đốn tim" netizen, ngoại hình được khen vượt cả hai anh
22:25:28 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
23:47:47 12/05/2025
Lee Dong Wook từ 'Thần Chết' vạn người mơ bỗng 'rớt đài' vì mắc bệnh ngôi saoLee Dong Wook từ 'Thần Chết' vạn người mơ bỗng 'rớt đài' vì mắc bệnh ngôi sao
21:57:07 12/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

5 siêu phẩm giật gân Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Cả thế giới mê mẩn, bỏ ngủ mất ăn vì quá ám ảnh!

5 siêu phẩm giật gân Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Cả thế giới mê mẩn, bỏ ngủ mất ăn vì quá ám ảnh!

Phim châu á

07:06:01 13/05/2025
Dưới đây là 5 series phim giật gân xuất sắc nhất của Hàn Quốc từ 2020 đến 2025, được tổng hợp từ các bảng xếp hạng quốc tế uy tín.
Mỹ nam Hàn đẹp đến mức AI cũng phải chào thua, mang danh "diễn đơ, bất tài" đều được tha thứ hết

Mỹ nam Hàn đẹp đến mức AI cũng phải chào thua, mang danh "diễn đơ, bất tài" đều được tha thứ hết

Hậu trường phim

07:03:40 13/05/2025
Dù thường xuyên bị chỉ trích về diễn xuất đơ , thiếu cảm xúc hay khả năng âm nhạc mờ nhạt, nam thần nhà Fantagio vẫn giữ vững độ nổi tiếng nhờ nhan sắc đỉnh cao của mình.
Vợ cũ hot girl "khui" loạt tin sốc, lộ tình cảnh sau khi Huy Cung xuất gia

Vợ cũ hot girl "khui" loạt tin sốc, lộ tình cảnh sau khi Huy Cung xuất gia

Netizen

07:02:21 13/05/2025
Im lặng suốt thời gian qua, Linh My bất ngờ lên tiếng về những đồn đoán xoay quanh mối quan hệ giữa cô và Huy Cung. Nhiều người sau khi nghe đã quay xe với hot girl trường báo.
Thiều Bảo Trâm bỏ phí Chị Đẹp, sau bao năm vẫn không thể bật lên: Đâu là điểm yếu chí mạng?

Thiều Bảo Trâm bỏ phí Chị Đẹp, sau bao năm vẫn không thể bật lên: Đâu là điểm yếu chí mạng?

Nhạc việt

06:50:35 13/05/2025
Sau bao nhiêu năm, Thiều Bảo Trâm vẫn loay hoay trong vỏ kén của mình dù có bản thân nhiều yếu tố có thể giúp cô hoá bướm
Chồng Hoa hậu H'Hen Niê phẫu thuật thẩm mỹ?

Chồng Hoa hậu H'Hen Niê phẫu thuật thẩm mỹ?

Sao việt

06:31:11 13/05/2025
Chồng H Hen Niê xuất hiện với gương mặt sưng húp, đặc biệt là vùng mắt và mũi có dấu hiệu phù nề rõ rệt, khiến nhiều người không khỏi đặt nghi vấn thẩm mỹ
Rapper tai tiếng hàng đầu showbiz lộ diện: Vừa bị điều tra vì đánh người, nay tiếp tục bị tố xâm nhập trái phép

Rapper tai tiếng hàng đầu showbiz lộ diện: Vừa bị điều tra vì đánh người, nay tiếp tục bị tố xâm nhập trái phép

Sao châu á

06:25:09 13/05/2025
Rapper San E bị nữ nghệ sĩ Reta đâm đơn kiện, với các cáo buộc xâm nhập trái phép và can thiệp vào tài sản cá nhân.
Ba loại đồ uống hạn chế đường tốt cho sức khỏe đường ruột

Ba loại đồ uống hạn chế đường tốt cho sức khỏe đường ruột

Sức khỏe

06:05:26 13/05/2025
Với đường ruột, trà xanh thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn (probiotic) và ức chế vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, uống trà xanh thường xuyên còn giúp cải thiện tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, khó...
Kylian Mbappe: Vị đắng hat-trick từ World Cup đến Siêu kinh điển

Kylian Mbappe: Vị đắng hat-trick từ World Cup đến Siêu kinh điển

Sao thể thao

06:02:49 13/05/2025
Giống như chung kết World Cup 2022, Kylian Mbappe ghi hat-trick trong trận Siêu kinh điểm nhưng ngậm ngùi với vị đắng thất bại.
Mì bò sốt tiêu đen chuẩn nhà hàng, làm siêu nhanh tại nhà

Mì bò sốt tiêu đen chuẩn nhà hàng, làm siêu nhanh tại nhà

Ẩm thực

05:59:14 13/05/2025
Mì bò sốt tiêu đen chuẩn nhà hàng, làm siêu nhanh tại nhà. Hãy tham khảo ngay công thức chế biến trong bài viết này nhé!
Mẹ của Selena Gomez phải thế chấp nhà để trả lương cho nhân viên

Mẹ của Selena Gomez phải thế chấp nhà để trả lương cho nhân viên

Sao âu mỹ

05:53:26 13/05/2025
Mandy Teefey - mẹ của Selena Gomez được cho là đã thế chấp căn nhà để chi trả lương cho nhân viên, giữa lúc công ty gặp khủng hoảng tài chính.
Tám năm không có con, tôi bị mẹ chồng đay nghiến đến mức phải ly hôn nhưng chỉ một năm sau, bà đã phải khóc lóc cầu xin tôi tha thứ

Tám năm không có con, tôi bị mẹ chồng đay nghiến đến mức phải ly hôn nhưng chỉ một năm sau, bà đã phải khóc lóc cầu xin tôi tha thứ

Góc tâm tình

05:31:50 13/05/2025
Hôm đến gặp tôi, bà đã khóc. Người phụ nữ từng kiêu hãnh và khắc nghiệt ấy giờ run rẩy cầm tay tôi, nói rằng bà ân hận. Tôi và chồng cưới nhau khi cả hai đều còn trẻ, tình yêu nồng nàn và đầy hy vọng.