Học sinh bám dây leo trên vách đá dựng đứng để đến trường
Sống trên đỉnh núi, học sinh ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đánh cược tính mạng khi bám vào dây leo để di chuyển trên vách đá cao 800 m trên đường đến trường.
Tại khu làng Atule’er trên núi cao ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, học sinh phải leo trên vách núi hiểm trở, cao khoảng 800 m để đi từ nhà đến trường.
Trước đây, các em từ 6 đến 15 tuổi bám vào dây leo để thực hiện chuyến phiêu lưu tìm chữ nguy hiểm.
Học sinh bám vào dây leo, từ từ tụt xuống vách núi để đến trường. Ảnh: CNN.
Video đang HOT
Hồi tháng 8, chính quyền địa phương làm chiếc thang khổng lồ từ 1.500 ống thép (dự kiến tháng 11 mới hoàn thành), giúp dân làng giao lưu với xã hội bên ngoài thuận lợi hơn. Dù vậy, với các em nhỏ, chặng đường đến trường vẫn vô cùng gian khó.
Để tới lớp, 15 em nối nhau trên chiếc thang, dần tụt xuống từ vách núi cao trong khoảng 2 tiếng. Vì điều kiện đi lại khó khăn, các em ở nội trú, chỉ về nhà hai lần mỗi tháng.
Đầu năm nay, những bức ảnh học sinh miền núi bám vách núi đến trường được đăng tải trên báo khiến nhiều người rùng mình và lo ngại cho sự an toàn của các em.
Trong thời gian chờ chiếc thang hoàn thiện, 15 học sinh vẫn phải đánh cược tính mạng để tìm kiếm tri thức.
Hiện tại, ở những đoạn đã được lắp thang thép, các em di chuyển dễ hơn. Những đoạn còn lại, học sinh bám vào dây leo, đối mặt nguy cơ rơi xuống vách núi.
Trước đó, nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra khi dân làng, kể cả người lớn, lỡ chọn phải dây leo khô. Vì thế, làng Atule’er trông đợi rất nhiều vào chiếc thang thép này.
Theo Zing
Mong khỏe mạnh để được đến trường
Cậu học trò tên Hận ngoài giờ học còn bán vé số phụ thêm thu nhập cho gia đình. Em mong luôn mạnh khỏe để tiếp tục đi học và lớn lên làm công an giúp đời.
"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Biết làm sao khi hoàn cảnh của em thật quá đau lòng. Em là Võ Minh Hận. Tên của Hận cũng thể hiện một gia đình không êm ấm, khi mẹ em có bầu thì cha bỏ đi không tin tức. Vì thế khi mẹ sinh ra Hận, người cậu ruột đã đặt cho em cái tên như thế để đánh dấu khoảng thời gian cha bỏ gia đình ra đi.
Hiện em cư ngụ tại nhà ngoại ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Bến Cầu. Em là học sinh lớp 4B trường tiểu học Long Thuận A, xã Long Thuận, tỉnh Tây Ninh. Em thường thường tâm sự với ngoại sẽ cố gắng học cho giỏi để lớn lên làm chú công an giao thông thật oai nghiêm.
Ngoài giờ học 2 buổi ở trường, em còn đi bán vé số phụ thêm thu nhập khoảng 200.000 đồng một ngày cho ngoại. Bà ngoại tên Nguyễn Thị Thu, năm nay 60 tuổi, ở nhà chăm sóc cho bà cố 86 tuổi, bệnh lẫn. Mẹ của Hận tên Nguyễn Thị Cẩm Hằng, sinh năm 1985. Bà ngoại kể khi mẹ của Hận mới sinh ra đã bị bệnh khờ. Năm ngoái, trong lần đi bán vé số, mẹ của em cũng bị tai nạn giao thông tét đầu, không thể lo lắng cho con nên đành phải bám víu về ngoại.
Bà ngoại Hận bảo mẹ của em bán vé số cũng thu nhập được khoảng 200.000 đồng một ngày. Hiện cả gia đình 5 người đều trông chờ vào tiền bán vé số của hai mẹ con Hận. Những ngày mưa bão, tiết trời lạnh lẽo, không bán được vé số, cả nhà em lại ngồi bên nồi cháo nóng ấm áp tình thân.
Điều không may vừa xảy đến với em Hận. Sáng ngày 9/10, khi đang chạy xe đạp đi bán vé số, Hận đã bị một chiếc xe chạy cùng chiều kéo lê và bất tỉnh, chảy máu nhiều ở đầu và phải đi cấp cứu. Kết quả Hận bị hở hộp sọ, máu tụ nhiều nên phải điều trị cho tan máu bầm. Nhờ có bảo hiểm y tế nên số tiền điều trị cho em cũng nhẹ. Hận được vô nước biển và ăn cháo, uống sữa. Bà ngoại của Hận lo nếu em phải mổ thì gia đình chưa biết phải xoay sở làm sao.
Thương học trò phải chịu cảnh đau đớn do tai nạn gây ra. Tôi cũng chỉ mong góp vào một phần nhỏ bé cùng cộng đồng chia sẻ nỗi đau của Hận, giúp em đạt được ước mong mạnh khỏe mãi để tiếp tục đi học và lớn lên làm công an giúp đời.
Theo VNE
Đề xuất xây cầu nơi học sinh đến trường trên ống nước Xã Sơn Hóa (Quảng Bình) đề xuất xây ngầm tràn, hoặc cầu bắc qua khe suối Đá Bàn để học sinh thoát cảnh đến trường trên ống nước tưới tiêu nguy hiểm. Hai người đàn ông cõng 2 em học sinh, vượt dòng suối dữ bên dưới bằng ống nước tưới tiêu. Ảnh cắt từ clip Sáng 25/9, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hiền Thục kể mối tình thời thanh xuân, khóc khi nhắc về anh trai
Sao việt
20:28:48 11/05/2025
Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine mà không có điều kiện tiên quyết
Thế giới
20:27:40 11/05/2025
Nữ thần showbiz lúc hấp hối còn dặn mãi: "Tôi có chết cũng không muốn gặp hai người này"
Sao châu á
20:25:11 11/05/2025
Lũ cuốn trôi nhiều lán trại du lịch tại thác A Don ở Huế
Tin nổi bật
20:23:31 11/05/2025
Ronaldo rời Al Nassr?
Sao thể thao
20:17:01 11/05/2025
Bà mẹ ở Vĩnh Long tiết lộ chiêu "thao túng tâm lý" giúp con mê học: Con trai 10 tuổi đạt loạt thành tích đáng ngưỡng mộ
Netizen
20:14:51 11/05/2025
So sắc vóc em gái Đặng Văn Lâm và Nguyễn Văn Toàn
Phong cách sao
20:07:01 11/05/2025
Vì sao thiếu ngủ, căng thẳng khiến da dầu luôn bóng nhờn, nhiều trứng cá?
Làm đẹp
19:49:27 11/05/2025
Bắt nữ quái bị truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trẻ em
Pháp luật
19:43:57 11/05/2025
Những chiếc Galaxy A sẽ bị Samsung bỏ rơi sau One UI 7
Đồ 2-tek
19:43:30 11/05/2025