Học sinh chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ trực tuyến: Tránh gian lận thế nào?

Theo dõi VGT trên

Hiện tại học sinh Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác đang chuẩn bị bước vào kỳ kiểm tra giữa kỳ trực tuyến. Vậy làm sao tránh gian lận, đảm bảo công bằng với hình thức kiểm tra này?

Với tình hình dịch bệnh như hiện tại, việc học trực tuyến tại các quận nội thành Hà Nội có thể tiếp diễn đến hết học kỳ I.

Đây là lần đầu việc kiểm tra định kỳ được các trường thực hiện đại trà bằng hình thức online. Ngoài việc đảm bảo đường truyền như trong mọi buổi học trực tuyến khác, một thách thức mới với thầy cô và các nhà trường trong đợt thi giữa kỳ là đảm bảo công bằng thi cử, chống quay cóp.

Chị Nguyễn Phương Hà (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lo lắng vì năm nay con học cuối cấp nên điểm số, xếp loại sẽ quyết định cơ hội vào đại học của con.

“Tôi rất lo vì không biết con kiểm tra và thi ra sao để đảm bảo công bằng và khách quan giữa các học sinh trong lớp.

Kiểm tra trực tuyến giáo viên không giám sát chặt chẽ sẽ dẫn đến thiếu công bằng với các con và ảnh hưởng đến cơ hội vào đại học của con”, chị Hà trăn trở nói.

Học sinh chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ trực tuyến: Tránh gian lận thế nào? - Hình 1

Ảnh minh họa

Để đảm bảo an toàn, khách quan khi kiểm tra trực tuyến, Trường THPT Lương Thế Vinh cho biết trường này sử dụng hình thức trắc nghiệm để học sinh dễ dàng khi làm bài, giáo viên cũng thuận lợi khi chấm.

Ngoài ra, các tổ bộ môn còn đánh giá định kỳ học sinh qua các bài vẽ sơ đồ tư duy, bài tập thiết kế video, Infographic hoặc báo cáo các hoạt động trải nghiệm.

Video đang HOT

Nhiều trường còn cho biết sẽ áp dụng một số giải pháp công nghệ như hệ thống trộn mã đề, camera giám sát… để hỗ trợ các kỳ kiểm tra được diễn ra nghiêm túc, hạn chế gian lận hay tiêu cực trong thi cử.

Bởi lẽ, lâu nay các kỳ kiểm tra, thi cử luôn không tránh khỏi một vài cá nhân vi phạm quy chế, trách nhiệm của nơi tổ chức phải đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh và kết quả thực chất trong khảo thí.

Thầy Đặng Việt Hà – Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết: “Trường đã tổ chức cho học sinh kiểm tra giữa kỳ 1 từ tuần trước. Trong đó các môn Văn, Toán, Tiếng Anh thi chung theo quận, các môn còn lại do trường tổ chức.

Trường tổ chức học và kiểm tra trên phần mềm Microsoft Teams. Trường có quan điểm, làm bài kiểm tra cũng là để giáo dục ý thức tự giác cho học sinh.

Ngoài ra, đề kiểm tra phù hợp với hình thức online, tránh quay cóp, trường kết hợp với phụ huynh không tạo ra áp lực điểm số cho học sinh. Từng phụ huynh sẽ là giám thị coi thi để đánh giá kết quả học online của học sinh từ đầu năm đến nay. Do vậy, trường không yêu cầu kiểm tra giữa kỳ phải có camera và không phải học sinh nào cũng đáp ứng điều kiện như vậy”.

Ông Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho rằng đối với bài kiểm tra, đánh giá định kỳ, việc xây dựng ma trận cần phối hợp câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận theo tỷ lệ phù hợp. Đối với các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá bằng nhận xét, khuyến khích việc kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập phù hợp.

Đây cũng là gợi ý đối với các bài kiểm tra giữa kỳ được thực hiện theo các phương thức khác nhau như kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm, thuyết trình, thực hành, ra đề mở, viết bài thu hoạch theo quá trình, làm các sản phẩm, dự án học tập phù hợp…

Với sinh viên, Tiến sĩ Vũ Trọng Nghĩa – Trưởng phòng Truyền thông, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay, khi đến lịch thi, trường cho phép sinh viên chọn thi trực tuyến hoặc trực tiếp.

Nếu thi trực tuyến, sinh viên dự thi phải có máy tính hoặc điện thoại thông minh được cài đặt phần mềm chuyên dụng do trường yêu cầu.

“Trong giờ làm bài thi, máy tính cách xa tầm với của sinh viên, nhưng đảm bảo camera và mic luôn mở và bao quát được toàn cảnh sinh viên ngồi làm bài. Đợt đầu tiên tổ chức thi trực tuyến, chỉ có 60-70% sinh viên dự thi do chưa tin tưởng vào hình thức này. Nhưng đến nay, hầu hết sinh viên cơ bản đều muốn thi trực tuyến”, ông Nghĩa nói.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP HCM, cho biết, từ năm 2020 trường đã tổ chức cho sinh viên thi trực tuyến theo nhiều hình thức khác nhau như: Vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận và tiểu luận.

Về mặt kỹ thuật nhà trường yêu cầu sinh viên buộc phải sử dụng camera trong suốt quá trình thi, một sinh viên chỉ đăng nhập trên một thiết bị, có ít nhất 2 giám thị trong một phòng thi.

Thi, kiểm tra giữa kỳ trực tuyến: Nỗi lo nghẽn mạng

Hiện nay, các trường học tại TPHCM, Hà Nội bắt đầu kiểm tra thi giữa kỳ. Do thực hiện trực tuyến nên mỗi trường có những cách thực hiện khác nhau. Trong khi đó, giáo viên, phụ huynh chỉ lo nghẽn mạng sẽ ảnh hưởng đến kết quả bài kiểm tra.

Thi, kiểm tra giữa kỳ trực tuyến: Nỗi lo nghẽn mạng - Hình 1

ở nhiều địa phương, học sinh vẫn học và kiểm tra trực tuyến. Ảnh: Huyên Nguyễn

Phụ huynh hỗ trợ coi thi

Ngày nào, sau mỗi buổi học online của con, chị Đặng Thu Thuỷ (Nhị Bình, Hóc Môn, TPHCM) cùng dành thời gian hỏi thêm con về nội dung tiết học, những điều chưa hiểu để giải thích thêm. Con chị Thuỷ học lớp 5 nên không quá gặp khó khăn trong việc tự kết nối và tự học tập. Tuy nhiên, tuần sau sẽ thi giữa kỳ nên chị nhắc con phải làm bài thật tốt, không chủ quan.

Chị Thuỷ cho biết, cháu sẽ làm các bài kiểm tra môn Toán và Tiếng Việt..., lịch thi được cô giáo sắp xếp cách ngày để con không bị áp lực. Với môn Toán và phần tiếng Việt con sẽ làm bài trực tuyến trắc nghiệm trên hệ thống học của Sở GDĐT TPHCM, phần tập đọc sẽ ghi âm, phần chính tả làm giấy sau đó gửi file, chụp hình cho cô giáo.

"Ngày con thi, cô giáo yêu cầu phải có người giám sát để tránh trường hợp con quay cóp nên vợ chồng tôi cũng đang sắp xếp công việc ở nhà hỗ trợ coi thi"- chị Thuỷ chia sẻ và cho biết chỉ lo nghẽn mạng. Thời gian qua, cô giáo cũng đã cho học sinh làm quen với hệ thống thi, có một số trường hợp bị lỗi kết nối, mạng chậm.

Cũng đang ôn tập cho thi cuối học kỳ, em Trần Nguyễn Phương Nhi (lớp 12A1, THPT Lương Thế Vinh, TPHCM) cho hay khá tự tin vì thi trên phần mềm với hình thức trắc nghiệm, ngay từ đầu dịch, nhà trường cũng đã cho học sinh làm quen với hình thức này.

Nhằm giảm áp lực cho học sinh, Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) chủ trương là kiểm tra theo hướng đề mở để các em tự tìm tòi kiến thức và viết thu hoạch sản phẩm, chú trọng vấn đề kiểm tra tính tự giác của các em.

Theo quy định của Sở GDĐT TPHCM, thành phố xác định học sinh học trực tuyến đến hết học kỳ I, vì vậy các trường xây dựng và bổ sung tiêu chí, hình thức kiểm tra, đánh giá vào quy chế của trường dựa vào các quy định chung. Các nhà trường hướng dẫn giáo viên sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá cả quá trình học tập của học sinh trong quá trình học trực tuyến thay cho các bài kiểm tra thường xuyên.

Chính việc nhà trường chủ động các hình thức kiểm tra, đánh giá nên bên cạnh mặt tích cực cũng có tình trạng không ít phụ huynh phàn nàn về việc trường xếp lịch quá dày.

Trục trặc mạng

Tại Hà Nội, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình) có kế hoạch kiểm tra, đánh giá được quy định rõ ràng theo hướng dẫn của các cấp.

Với đề thi, đa số các môn sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Nhà trường xây dựng một bộ đề có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, gồm nhiều mã đề, có sự xáo trộn. Còn môn Văn và Toán sẽ thi theo hình thức tự luận, được chấm trên phần mềm thi, bài thi trắc nghiệm máy sẽ tự chấm, đảm bảo công bằng cho học sinh.

Với hình thức này, bà Hồ Thuận Yến - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, trong suốt quá trình làm bài thi, học sinh phải mở mic, bật camera. Một phòng thi có 2 giáo viên giám sát toàn bộ quá trình làm bài.

"Những môn tự luận, học sinh sẽ làm ra giấy, chụp lại rồi nộp bài. Lúc này, thầy cô phải chấm chữa trên máy tính rất vất vả. Hy vọng sang tháng 11, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt để thầy trò có thể đến trường" - bà Yến mong mỏi.

Còn Trường THCS Nguyễn Công Trứ (quận Ba Đình), để quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1 thuận lợi và đạt hiệu quả cao, giáo viên đã chủ động tổ chức ôn tập nhiều dạng bài trắc nghiệm giúp học sinh làm quen. Đặc biệt, đề thi của các môn tích hợp được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm và chia nội dung theo tỉ lệ số tiết dạy.

Với môn Lịch sử - Địa lý, phân môn Sử có 2 tiết/tuần, phân môn Địa có 1 tiết/tuần thì lượng câu hỏi sẽ chia thành 3 phần, Sử 2 - Địa 1. Với thời gian kiểm tra là 40 phút, đề thi sẽ có 20 câu liên quan đến kiến thức Lịch sử và 10 câu thuộc kiến thức Địa lý.

"Kiểm tra trực tiếp là 60 phút nhưng do dịch bệnh nên nhà trường điều chỉnh thời gian bài thi cho phù hợp với tình hình thực tế dạy online. Điều này rất phù hợp với học sinh mới làm quen với sách mới" - cô Lê Thị Oanh - giáo viên Lịch sử của nhà trường - cho biết.

Theo nữ giáo viên, hiện nay nhiều điểm hạ tầng mạng, sóng viễn thông gặp trục trặc nên học sinh khi đang làm bài, lúc này giáo viên phải gửi lại đường link làm bài nhiều lần. Bên cạnh đó, việc giám sát học sinh thông qua camera cũng khó đảm bảo tính trung thực - cô Oanh cho biết.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ nữ sinh Vĩnh Long nghi lén nhận 1 tỷ bồi thường, dân chứng kiến kể điều lạ?Mẹ nữ sinh Vĩnh Long nghi lén nhận 1 tỷ bồi thường, dân chứng kiến kể điều lạ?
14:47:02 06/05/2025
Hé lộ nguyên nhân khiến chồng cũ ra tay sát hại dã man cô giáoHé lộ nguyên nhân khiến chồng cũ ra tay sát hại dã man cô giáo
15:59:37 06/05/2025
Khởi tố tài xế xe rác gây tai nạn khiến 4 người tử vongKhởi tố tài xế xe rác gây tai nạn khiến 4 người tử vong
14:32:20 06/05/2025
Cục điều tra VKSND tối cao đến tận nhà làm việc với mẹ nữ sinh ở Vĩnh LongCục điều tra VKSND tối cao đến tận nhà làm việc với mẹ nữ sinh ở Vĩnh Long
15:12:32 06/05/2025
Lê Hoàng Hiệp duy trì chuỗi bất bại, lộ quá khứ sơ mi trắng, fan girl 'lo lắng'?Lê Hoàng Hiệp duy trì chuỗi bất bại, lộ quá khứ sơ mi trắng, fan girl 'lo lắng'?
15:34:28 06/05/2025
TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"
15:23:15 06/05/2025
Miu Lê mắng té tát thanh niên vô lễ với cựu chiến binh, câu chữ thấm từng tế bàoMiu Lê mắng té tát thanh niên vô lễ với cựu chiến binh, câu chữ thấm từng tế bào
16:00:58 06/05/2025
Lòng se điếu là gì, vì sao cực hiếm và đắt đỏ, Đại biểu Quốc hội phải lên tiếngLòng se điếu là gì, vì sao cực hiếm và đắt đỏ, Đại biểu Quốc hội phải lên tiếng
16:10:18 06/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chủ nhà nghỉ ở Hà Nội bị trói, cướp 16 cây vàng

Chủ nhà nghỉ ở Hà Nội bị trói, cướp 16 cây vàng

Pháp luật

20:08:44 06/05/2025
Không có công việc ổn định lại dính vào nợ nần, 2 thanh niên quen nhau qua Hội vỡ nợ - Thua tha - Thích làm liều rủ nhau đi cướp 16 cây vàng của một chủ nhà nghỉ trên địa bàn Hà Nội.
Mỹ hạn chế tài trợ lĩnh vực nghiên cứu gây tranh cãi liên quan virus gây Covid-19

Mỹ hạn chế tài trợ lĩnh vực nghiên cứu gây tranh cãi liên quan virus gây Covid-19

Thế giới

20:05:51 06/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5.5 ra sắc lệnh hành pháp hạn chế tài trợ cho các dự án nghiên cứu cường hóa tác nhân gây bệnh để tìm giải pháp điều trị.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng chủ tịch, diễn viên Kiều Thanh mặc sexy

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng chủ tịch, diễn viên Kiều Thanh mặc sexy

Sao việt

20:05:07 06/05/2025
Doanh nhân Đỗ Vinh Quang khoe ảnh ngắm hoàng hôn bên bà xã - hoa hậu Đỗ Mỹ Linh. Diễn viên Kiều Thanh hiếm hoi lộ diện trong trang phục sexy.
Bị chặn đầu xe, bẻ cần gạt nước, tài xế ô tô chỉ im lặng ghi hình

Bị chặn đầu xe, bẻ cần gạt nước, tài xế ô tô chỉ im lặng ghi hình

Tin nổi bật

19:57:09 06/05/2025
Ngày 6/5, lãnh đạo Công an phường Hưng Lợi (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cho biết đang chỉ đạo lực lượng xác minh clip người đàn ông đi xe máy chửi bới, đập gương và bẻ cần gạt nước của một ô tô.
1 thành viên lộ "bí mật" ngày BLACKPINK tái hợp, còn yêu cầu fan kiên nhẫn chờ

1 thành viên lộ "bí mật" ngày BLACKPINK tái hợp, còn yêu cầu fan kiên nhẫn chờ

Sao châu á

19:46:47 06/05/2025
Chỉ còn 2 tháng nữa là đến ngày bắt đầu chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới, nhưng BLACKPINK vẫn chưa có động thái tái hợp nào. Điều này khiến người hâm mộ không khỏi hoang mang.
Thượng tá Phương Anh, Tùng Dương và Soobin chung sân khấu ở Hải Phòng

Thượng tá Phương Anh, Tùng Dương và Soobin chung sân khấu ở Hải Phòng

Nhạc việt

19:42:07 06/05/2025
NSƯT Phương Anh, Tùng Dương, Soobin Hoàng Sơn, Anh Tú cùng nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng sẽ hát và biểu diễn trong chương trình nghệ thuật mang tên Hải Phòng - 70 năm niềm tin và khát vọng vươn mình .
Hoa hậu Kỳ Duyên đẹp sắc sảo, than 'kiệt sức vì vai nữ pháp sư'

Hoa hậu Kỳ Duyên đẹp sắc sảo, than 'kiệt sức vì vai nữ pháp sư'

Hậu trường phim

19:39:43 06/05/2025
Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên gây chú ý khi lần đầu lồng tiếng. Cô được giao vai pháp sư trừ tà trong phim Hàn Quốc Holy night: Đội săn quỷ .
Lê Dương Bảo Lâm mắt rơm rớm khi nhắc đến con

Lê Dương Bảo Lâm mắt rơm rớm khi nhắc đến con

Tv show

19:35:56 06/05/2025
Tập 6 Mẹ vắng nhà ba là siêu nhân 2025, diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm mắt rơm rớm khi chứng kiến con gái - bé Bảo Nhi ngoan ngoãn, hiểu chuyện và thương cha.
"Thunderbolts": Bom tấn chữa lành của Marvel khiến khán giả bất ngờ nhất năm

"Thunderbolts": Bom tấn chữa lành của Marvel khiến khán giả bất ngờ nhất năm

Phim âu mỹ

19:16:16 06/05/2025
Với cốt truyện kịch tính, hành động mãn nhãn và chiều sâu tâm lý đáng kể, Thunderbolts chứng minh đây là một trong những tác phẩm đột phá của Marvel giai đoạn mới.
Bùng phát kiểu tấn công không cần Internet

Bùng phát kiểu tấn công không cần Internet

Thế giới số

19:14:07 06/05/2025
Đây là các cuộc tấn công không phụ thuộc vào Internet mà lan truyền qua USB hoặc thiết bị lưu trữ, lặng lẽ cài mã độc vào máy tính người dùng rồi âm thầm mở đường xâm nhập toàn hệ thống.
Màn càn quét Met Gala khiến Jennie - Lisa - Rosé vướng chỉ trích nghiêm trọng, dân mạng yêu cầu xin lỗi

Màn càn quét Met Gala khiến Jennie - Lisa - Rosé vướng chỉ trích nghiêm trọng, dân mạng yêu cầu xin lỗi

Nhạc quốc tế

19:11:45 06/05/2025
3 thành viên BLACKPINK đang chiếm lĩnh truyền thông tại Met Gala 2025 nhưng bỗng dưng bị chỉ trích vì 1 lý do.