Học sinh chuyển từ “biết” sang “làm” như thế nào trong chương trình mới?

Một trong những ưu điểm nổi bật của chương trình giáo dục phổ thông mới là việc lựa chọn những nội dung thiết thực, gắn với thực tiễn để thuận lợi cho việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh; qua đó, giúp học sinh vừa nắm vững kiến thức, vừa phát triển được năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Học sinh chuyển từ biết sang làm như thế nào trong chương trình mới? - Hình 1

Ảnh minh họa/internet

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) – cho rằng: Với nội dung nói trên, chương trình mới đã tạo thuận lợi cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Các môn học không quy định cứng số tiết trên tuần mà chỉ quy định số tiết trên năm để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường, tổ chuyên môn chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp…

Đòi hỏi tổ chức hoạt động học chủ động, tích cực

Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo yêu cầu của chương trình mới đòi hỏi giáo viên phải tổ chức cho học sinh hoạt động học một cách chủ động, tích cực, cả trong và ngoài lớp học.

Đối với các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thì cần phải tăng cường hoạt động thực hành, trải nghiệm của học sinh, có thể ở trong phòng thí nghiệm, có thể ở vườn trường và ở những không gian khác nhau phù hợp với nội dung của bài học. Khi đó, học sinh luôn luôn được giao những nhiệm vụ học tập phải hoàn thành. Giáo viên và nhà trường cần phải thực hiện được như trên để tạo cơ hội cho học sinh phát triển phẩm chất, năng lực, tránh nhàm chán.

PGS Nguyễn Xuân Thành

Theo PGS Nguyễn Xuân Thành, yêu cầu cần đạt trong các chủ đề của chương trình mới đều thể hiện rõ học sinh phải làm được gì với kiến thức được trang bị trong chủ đề đó. Vì vậy, nội dung và phương pháp dạy học trong mỗi chủ đề đều phải đáp ứng yêu cầu này. Với SGK, mỗi bài học cũng được quy định với 4 phần cơ bản là mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng; tương ứng với các hoạt động học sẽ được tổ chức cho học sinh thực hiện. Với cách làm này, sẽ đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi từ “biết” sang “làm” đúng như là mục tiêu của chương trình.

Để học sinh được phát triển phẩm chất năng lực thì giáo viên phải tổ chức cho học sinh hoạt động. Học sinh sẽ phải tự làm những nhiệm vụ mà giáo viên giao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp; rồi phải nói với bạn về những việc mình đã làm được; phải nghe bạn nói về việc mà bạn đã làm… Vì vậy, sự nhút nhát của học sinh (nếu có) sẽ dần được khắc phục trong môi trường ấy. Đó cũng là mục tiêu của chương trình phát triển năng lực.

Học sinh chuyển từ biết sang làm như thế nào trong chương trình mới? - Hình 2

Video đang HOT

PGS Nguyễn Xuân Thành

Trả lời câu hỏi: Những hoạt động nào gắn với thực tế để học sinh lớp 1 phát huy được năng lực của mình trong tiếp thu kiến thức? PGS Nguyễn Xuân Thành nêu rõ:

Mọi hoạt động học đều có thể gắn với thực tế để học sinh phát huy được năng lực của mình. Ví dụ: Để học sinh lớp 1 thực hiện các phép tính trong phạm vi 100, thì những nhiệm vụ giao cho học sinh thực hiện trong quá trình học tập luôn có thể sử dụng những đồ vật ở xung quanh để học sinh thực hành, vận dụng kiến thức. Qua đó, học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức 1 cách thông thường mà sẽ có cơ hội để phát triển những năng lực có liên quan. Những hoạt động học khác như đọc, viết,… thì cũng tương tự, đều có thể gắn với thực tiễn trong môi trường sống xung quanh các em.

Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK mới

Liên quan đến bồi dưỡng giáo viên để các thầy cô có thể thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới, PGS Nguyễn Xuân Thành chia sẻ: Việc bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như việc bồi dưỡng thường xuyên về lâu dài sẽ được thực hiện theo hình thức kết hợp giữa bồi dưỡng qua mạng và bồi dưỡng trực tiếp. Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn tại các trường, cụm trường ở địa phương với sự hỗ trợ đồng nghiệp của đội ngũ giáo viên cốt cán.

Học sinh chuyển từ biết sang làm như thế nào trong chương trình mới? - Hình 3

Ảnh minh họa/ INT

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang triển khai theo mô hình này bằng cách: xây dựng một hệ thống bồi dưỡng qua mạng để mọi giáo viên có thể tiếp cận trực tiếp với nguồn tài liệu từ trung ương; đồng thời phát triển hệ thống giáo viên cốt cán ở các địa phương để thực hiện chủ trương trên.

Riêng với SGK, PGS Nguyễn Xuân Thành cho biết: Bộ GD&ĐT triển khai tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về chương trình, về phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chương trình. Theo đó, SGK là phương tiện để giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động học, khai thác những nội dung bài học để chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng kiến thức. Sau khi các SGK được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, cho phép sử dụng thì các nhà xuất bản có SGK được phê duyệt sẽ tổ chức tập huấn cho giáo viên sử dụng các SGK theo tinh thần trên.

Trước ý kiến lo lắng về đội ngũ giáo viên Tin học và Ngoại ngữ khi triển khai chương trình mới, PGS Nguyễn Xuân Thành cho rằng: Hiện nay, môn Ngoại ngữ và Tin học ở tiểu học là môn tự chọn và cũng được đông đảo học sinh lựa chọn. Nhiều địa phương, nhà trường đã đáp ứng được nhu cầu này. Khi thiết kế chương trình mới, với các môn nói trên là bắt buộc, thì đã có sự tính toán để đảm bảo khả thi.

“Mặt khác, chương trình mới được áp dụng theo hình thức cuốn chiếu. Ở tiểu học, bắt đầu từ lớp 3 mới có môn Ngoại ngữ, Tin học là bắt buộc, nghĩa là sẽ thực hiện từ năm học 2022-2023; do đó, chúng ta có thời gian để chuẩn bị để các trường sư phạm đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy Ngoại ngữ, Tin học đáp ứng yêu cầu” – PGS Thành cho hay.

Trước câu hỏi tại sao trong dạy học phát triển năng lực học sinh, dạy học phân hóa là bắt buộc, PGS Nguyễn Xuân Thành trả lời: Về nguyên tắc, việc dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh phải tạo điều kiện cho mọi học sinh có cơ hội phát triển hết tiềm năng của bản thân. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên sẽ phải tổ chức hoạt động học cho học sinh thực hiện, trong đó, phải coi trọng hoạt động của cá nhân để đảm bảo không hạn chế những học sinh có khả năng vượt trội, cũng không để một học sinh nào phải tụt lại phía sau. Đó chính là tư tưởng của dạy học phân hóa.

Hải Bình

Theo GDTĐ

Lựa chọn sách giáo khoa mới: Cần được tiếp cận sớm

Sở GD-ĐT đang gấp rút triển khai cho các cơ sở giáo dục góp ý về dự thảo quy trình chọn lựa sách giáo khoa mới do Bộ GD-ĐT ban hành, sẽ áp dụng từ năm học 2020-2021. Việc có 5 bộ sách giáo khoa khác nhau, thay vì một bộ dùng chung trong cả nước như trước đã khiến không ít trường cảm thấy lúng túng.

Lựa chọn sách giáo khoa mới: Cần được tiếp cận sớm - Hình 1


Giáo viên Trường tiểu học An Bình (phường An Bình, TP. Biên Hòa) giảng bài cho học sinh trong năm cuối cùng sử dụng sách giáo khoa lớp 1 hiện hành. Ảnh: C Nghĩa

Theo Sở GD-ĐT, Sở đang bám sát các bước chuẩn bị về mặt nhân lực cho chương trình giáo dục phổ thông mới, tuy nhiên khâu khó khăn và phức tạp nhất vẫn là việc lựa chọn được bộ sách giáo khoa mới phù hợp áp dụng cho năm học đầu tiên triển khai chương trình.

* Coi trọng tính khách quan trong quá trình lựa chọn sách

Vào cuối tháng 11 vừa qua, sau khi công bố 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được lựa chọn áp dụng vào chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021, Bộ GD-ĐT cũng đã công bố dự thảo thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông. Thời hạn cuối cùng để các cơ sở giáo dục phổ thông góp ý vào dự thảo này là ngày 30-1-2020, sau đó Sở GD-ĐT sẽ tổng hợp ý kiến đóng góp gửi về Bộ GD-ĐT.

Theo dự thảo thông tư của Bộ GD-ĐT, để lựa chọn được một bộ sách giáo khoa cho năm học sắp tới, người đứng đầu cơ sở giáo dục sẽ phải thành lập một hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cho đơn vị mình. Chủ tịch hội đồng chọn sách sẽ do người đứng đầu cơ sở giáo dục đảm nhận, phó chủ tịch hội đồng là cấp phó người đứng đầu, hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn. Đối với thành phần thư ký hội đồng phải là tổ trưởng tổ chuyên môn, còn các ủy viên của hội đồng là các tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.

Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa dự kiến sẽ có nhiều thành phần, từ những người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông đến tổ trưởng các bộ môn, giáo viên các môn học, thậm chí là cả Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục cũng được mời tham gia hội đồng. Mỗi hội đồng lựa chọn sách giáo khoa sẽ có tối thiểu 11 người, nhưng thành phần tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên được quy định rõ phải chiếm 2/3 tổng số lượng thành viên của hội đồng.

Bà Lưu Thị Ngọc Quế, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Trảng Bom cho biết, dự thảo thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến các cơ sở giáo dục khá chi tiết, quy định rõ về mặt nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn thành viên tham gia hội đồng lựa chọn sách sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Ngay cả Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng được mời, điều đó cho thấy Bộ GD-ĐT đã coi trọng tính khách quan trong quá trình lựa chọn sách, mặc dù chuyên môn để lựa chọn sách giáo khoa không phải phụ huynh nào cũng có.

Theo dự thảo thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục, hội đồng có nhiệm vụ lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Việc lựa chọn bộ sách được các thành viên trong hội đồng bỏ phiếu kín, sách giáo khoa được chọn phải có trên 50% số phiếu của thành viên trong hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn. Thông tư quy định rõ, kết quả lựa chọn sách phải được cơ sở giáo dục thông báo ít nhất 5 tháng trước khi bắt đầu năm học mới. Như vậy theo quy định này, các trường phải thực hiện việc bỏ phiếu lựa chọn sách trước tháng 4-2020.

Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, chậm nhất trước 5 tháng khai giảng năm học mới 2020-2021, các trường phải tiến hành bỏ phiếu lựa chọn một trong 5 bộ sách trong danh mục sách đã được công bố để công khai cho giáo viên toàn trường được biết.

* Cần tiếp cận sớm

Chương trình giáo dục phổ thông mới được đánh giá là có nhiều đột phá cho việc dạy và học sắp tới. Một chương trình học sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau để các cơ sở giáo dục đưa ra lựa chọn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc có nhiều bộ sách giáo khoa để các cơ sở giáo dục lựa chọn tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không dễ dàng, nhất là với những trường có nhiều cấp học.

Giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Lệ Giang: Sớm tạo điều kiện cho các trường tiếp cận sách giáo khoa mới

Bộ GD-ĐT đã lựa chọn 5 bộ sách giáo khoa mới đầu tiên cho chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021. Trong quá trình triển khai cho các cơ sở giáo dục góp ý vào dự thảo hướng dẫn chọn sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT ban hành, Sở sẽ có giải pháp để các trường tiếp cận với các đầu sách, đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu về thời gian nghiên cứu trước khi đưa ra lựa chọn. Sở GD-ĐT sẽ chỉ đạo các trường lựa chọn sách theo đúng quy định của Bộ khi thông tư chính thức được ban hành.

Theo hiệu trưởng một trường phổ thông ngoài công lập có tới ba cấp học tại TP.Biên Hòa, việc phải đứng đầu 3 hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cho từng cấp học sẽ là một nhiệm vụ rất áp lực. Việc thành lập các hội đồng sẽ phải rất chặt chẽ, các thành viên trong hội đồng đòi hỏi phải có chuyên môn sâu, kinh nghiệm lâu năm. Các thành viên cũng cần có đủ thời gian tiếp cận và nghiên cứu sâu về từng bộ sách trong danh mục sách đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt, thấy được những ưu, nhược điểm của từng bộ sách, từ đó có thể bỏ phiếu lựa chọn một cách chính xác.

Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, giáo viên Trường tiểu học Liên Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán) cho hay, trong tháng 11 vừa qua, cô là một trong hơn 30 giáo viên cốt cán của huyện được cử đi tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nội dung của chương trình có nhiều ưu điểm, tạo ra hướng mở cho giáo viên trong quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Tuy nhiên, cô Hiền cho biết, chỉ những giáo viên cốt cán đi tập huấn thời điểm này mới nắm được chương trình, còn nhiều giáo viên khác cần được tiếp cận sâu, càng sớm càng tốt.

Cũng theo cô Hiền, giáo viên đang rất mong mỏi sớm được tiếp cận với 5 bộ sách giáo khoa mới đã được Bộ GD-ĐT lựa chọn, bởi muốn chọn được sách phù hợp thì cần phải có thời gian nghiên cứu, so sánh các bộ sách với nhau, thậm chí là dạy thử để có những cảm nhận cụ thể. Cô Hiền chia sẻ thêm: "Riêng bộ sách giáo khoa lớp 1 có 5 bộ khác nhau, tổng cộng 32 đầu sách, do đó nếu giáo viên không có đủ thời gian nghiên cứu thì khi đưa ra lá phiếu chọn chính xác đối với các bộ sách là khá khó khăn".

Công Nghĩa

Theo baodongnai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Clip Quý Bình đi thăm con, nghi bị nhà vợ "khinh" ra mặt, thực hư?Clip Quý Bình đi thăm con, nghi bị nhà vợ "khinh" ra mặt, thực hư?
21:21:21 09/05/2025
Nghệ sĩ bị đuổi việc vì để mic đụng vào nón "nữ hoàng cải lương": Phải bán cà phê cóc, vợ bỏ điNghệ sĩ bị đuổi việc vì để mic đụng vào nón "nữ hoàng cải lương": Phải bán cà phê cóc, vợ bỏ đi
23:12:48 09/05/2025
Hy hữu ở TP.HCM: Đi chợ mất xe máy nhiều tháng bỗng nhiên tìm lại đượcHy hữu ở TP.HCM: Đi chợ mất xe máy nhiều tháng bỗng nhiên tìm lại được
23:00:07 09/05/2025
Võ Hạ Trâm giảm 19kg sau khi sinh, sắc vóc quyến rũ tuổi 35Võ Hạ Trâm giảm 19kg sau khi sinh, sắc vóc quyến rũ tuổi 35
21:38:54 09/05/2025
Scandal ảnh nóng của Trần Quán Hy và những uẩn khúc chưa được hé lộScandal ảnh nóng của Trần Quán Hy và những uẩn khúc chưa được hé lộ
22:22:20 09/05/2025
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49
23:33:43 09/05/2025
Bắt giữ đối tượng lẻn vào nhà hiếp dâm cụ bà 98 tuổi ở Bình DươngBắt giữ đối tượng lẻn vào nhà hiếp dâm cụ bà 98 tuổi ở Bình Dương
22:16:24 09/05/2025
10 mỹ nhân có đôi mắt đẹp nhất thế giới: Kim Ji Won xếp bét bảng, hạng 1 là "kỳ quan thế giới thứ 8"10 mỹ nhân có đôi mắt đẹp nhất thế giới: Kim Ji Won xếp bét bảng, hạng 1 là "kỳ quan thế giới thứ 8"
05:52:44 10/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo gia tăng bệnh não mô cầu ở khu vực phía Nam

Cảnh báo gia tăng bệnh não mô cầu ở khu vực phía Nam

Sức khỏe

07:17:02 10/05/2025
Điển hình, mới đây, Bệnh viện thành phố Thủ Đức đã tiếp nhận và điều trị một bệnh nhi 13 tuổi (ngụ Bình Dương) bị viêm màng não do não mô cầu. Bệnh nhi nhập viện với các triệu chứng sốt cao, đau đầu dữ dội và ngủ gà kéo dài 2 ngày.
Vợ Quang Hải copy từng chút một của vợ Văn Hậu, lại ẩn ý không muốn chơi chung?

Vợ Quang Hải copy từng chút một của vợ Văn Hậu, lại ẩn ý không muốn chơi chung?

Netizen

07:11:33 10/05/2025
Quang Hải và Đoàn Văn Hậu là 2 cầu thủ có mối quan hệ khá thân thiết từ trên sân cỏ đến ngoài đời thực. Do đó, mối quan hệ giữa bà xã Quang Hải và bà xã Đoàn Văn Hậu luôn nhận được nhiều sự quan tâm
Bắt giam nhóm cướp giật vé số và "mở tiệc" ma túy

Bắt giam nhóm cướp giật vé số và "mở tiệc" ma túy

Pháp luật

07:02:52 10/05/2025
Tại cơ quan Công an, các đối tượng bước đầu khai nhận, khoảng 18h20 ngày 6/5, Hậu điều khiển xe môtô BKS: 36B6 - 310.22 rảo quanh các tuyến đường thuộc thị xã Trảng Bàng để tìm người bán vé số để cướp giật.
Dột ở nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất: Thi công không đảm bảo?

Dột ở nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất: Thi công không đảm bảo?

Tin nổi bật

06:49:24 10/05/2025
Theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, không thể giải thích nắng giãn ra, mưa co lại gây hở dột như ở nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất.
Một đêm mưa tầm tã, chồng cũ bất ngờ gõ cửa, mở ra cảnh tượng trước mắt khiến tôi 'hóa đá'

Một đêm mưa tầm tã, chồng cũ bất ngờ gõ cửa, mở ra cảnh tượng trước mắt khiến tôi 'hóa đá'

Góc tâm tình

06:49:17 10/05/2025
Chỉ đến một ngày chồng em cùng lúc đem bán hai chiếc xe trong nhà để chơi lô đề theo lời bạn rủ rê, em thật sự hoàn toàn bất lực.
Vì sao Ronaldo nhiều lần gọi Georgina là "vợ" nhưng vẫn chưa tổ chức đám cưới với cô nàng?

Vì sao Ronaldo nhiều lần gọi Georgina là "vợ" nhưng vẫn chưa tổ chức đám cưới với cô nàng?

Sao thể thao

06:21:47 10/05/2025
Cristiano Ronaldo và Georgina Rodriguez đã bên nhau từ năm 2016, xây dựng một gia đình hạnh phúc với 5 nhóc tì. Chứng kiến tình cảm mặn nồng vẫn như ngày đầu của cả hai, fan tin rằng Georgina chính là một nửa mà Ronaldo sẽ gắn bó suốt đ...
Nam thần 2K bị "bóc phốt" tả tơi, sụp đổ chỉ sau 1 đêm vì lộ chuyện đâm sau lưng cả showbiz cực sốc

Nam thần 2K bị "bóc phốt" tả tơi, sụp đổ chỉ sau 1 đêm vì lộ chuyện đâm sau lưng cả showbiz cực sốc

Sao châu á

06:19:43 10/05/2025
Loạt phốt chấn động về quá khứ của nam diễn viên trẻ này đang lần lượt bị đào lại, biến anh trở thành tâm điểm chỉ trích khắp MXH.
Thịt băm nướng mềm mọng, ngọt ngon thơm nức nhờ tuyệt chiêu tẩm ướp này!

Thịt băm nướng mềm mọng, ngọt ngon thơm nức nhờ tuyệt chiêu tẩm ướp này!

Ẩm thực

05:57:53 10/05/2025
Vẫn là thịt heo băm quen thuộc, nhưng chỉ cần nặn khéo tay, tẩm ướp đủ vị, nướng đúng nhiệt, là cả nhà đã có món ăn đậm đà, mềm mọng, thơm nức.
Phim Trung Quốc chưa xem đã thấy hay, khiến netizen háo hức nhất hiện tại: Nữ chính đẹp thôi rồi, cười mệt với nam chính

Phim Trung Quốc chưa xem đã thấy hay, khiến netizen háo hức nhất hiện tại: Nữ chính đẹp thôi rồi, cười mệt với nam chính

Phim châu á

05:53:18 10/05/2025
Tại đại hội chiêu thương của Youku mới diễn ra, khán giả đã được theo dõi clip hậu trường hài xỉu của đoàn phim Sư Huynh Thái Ổn Kiện.
Mỹ nhân có gương mặt đẹp nhất thế giới 2 lần đột quỵ, mất 1 phần não bây giờ ra sao?

Mỹ nhân có gương mặt đẹp nhất thế giới 2 lần đột quỵ, mất 1 phần não bây giờ ra sao?

Hậu trường phim

05:52:03 10/05/2025
Bên cạnh sự ngưỡng mộ về tài năng, sự nghiệp và ngoại hình quyến rũ, khán giả còn yêu mến Emilia Clarke bởi tính cách thân thiện và mạnh mẽ của nữ diễn viên.
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết

Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết

Nhạc việt

23:31:22 09/05/2025
Trước câu hỏi về sự ưu ái dành cho đàn em MONO, ca sĩ Noo Phước Thịnh cười to, nói: Chúng tôi trong sạch, không có gì hết, là anh em này nọ đó .