Học sinh học tốt, giáo viên tự tin đổi mới
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tới kiểm tra tình hình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT 2018) tại một số trường tiểu học, THCS của tỉnh Hà Nam; làm việc với cán bộ, giáo viên địa phương về việc thực hiện chương trình.
Học sinh hoàn thành tốt yêu cầu môn học
Dự giờ một số tiết học của học sinh lớp 1 tại trường tiểu học xã Nhân Thịnh (huyện Lý Nhân), Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra ngẫu nhiên một vài em về khả năng đọc viết, tính toán, các năng lực giao tiếp và hợp tác, làm việc nhóm… Tất cả học sinh được hỏi đều có thể đọc trơn (không cần đánh vần) rõ ràng, trôi chảy đoạn văn theo yêu cầu, nghe rồi viết lại được một số câu ngắn, biết cộng trừ trong phạm vi 10. Trong số này, một vài học sinh có năng lực ngôn ngữ, toán học, giao tiếp rất tốt, một số còn chút rụt rè.
Trao đổi về kết quả kiểm tra định kỳ học kỳ I của học sinh lớp 1, cô giáo Phạm Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: 100% học sinh đều hoàn thành và hoàn thành tốt các yêu cầu của môn Tiếng Việt; 95% học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt yêu cầu của môn Toán.
“Kết thúc học kỳ I, cơ bản học sinh lớp 1 đã biết đọc thông viết thạo; các môn học khác cũng đạt được mục tiêu theo kế hoạch nhà trường đề ra. So với các năm trước thì chất lượng giáo dục ở một số môn của học sinh lớp 1 năm nay tốt hơn; dễ thấy nhất là ở môn Tiếng Việt.
Nếu chương trình cũ phải hết tuần 22 học sinh mới học xong vần thì với chương trình giáo dục phổ thông 2018, kết thúc tuần 18 học sinh đã đọc được hết rồi. Lúc tổ chức kiểm tra giữa kỳ, chúng tôi cứ lo là không biết khả năng đọc của học sinh đến đâu, có thể đọc được yêu cầu của đề không. Nhưng thực tế kiểm tra đã cho thấy rằng, các em đều đọc, viết tốt và đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình, môn học”, Hiệu trưởng Phạm Thị Thu Hiền nói.
Video đang HOT
Học sinh lớp 1 tại Trường tiểu học xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam trong giờ học (Ảnh: Moet.gov.vn)
Điều khiến giáo viên, phụ huynh phấn khởi nhất sau một học kỳ thực hiện chương trình mới, là học sinh đến trường rất vui, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập. Các em cũng mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, biết tự học, tự chủ, tự giác làm một số việc nhỏ… Kết quả tích cực ban đầu của chương trình giáo dục phổ thông mới này, khiến các giáo viên từ tâm trạng lo lắng ban đầu nay đã yên tâm, phấn khởi và có động lực tốt hơn để tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nam, Phòng GD&ĐT các huyện và hiệu trưởng nhiều trường tiểu học, nhiều ý kiến cũng cho biết, kết quả sau 1 học kỳ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 là rất tích cực. Hầu hết học sinh đều đã biết đọc, biết viết. Các năng lực, phẩm chất khác như: chăm chỉ, trách nhiệm; năng lực tính toán, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác… đã được hình thành và từng bước phát triển tốt ở học sinh.
“Đến thời điểm này có thể đánh giá, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 đã có những thành công nhất định. Các giáo viên đều đánh giá học sinh học theo chương trình này tiến bộ hơn học trò học chương trình giáo dục phổ thông cũ, kể cả ở việc tiếp thu kiến thức và hình thành, phát triển các năng lực phẩm chất cần thiết khác”, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nam Phạm Anh Tuấn nói.
Tiếp tục chuẩn bị tốt cho lớp 2, lớp 6
Để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nam cho biết, địa phương đã tập trung nguồn lực để chuẩn bị các điều kiện thực hiện; trong đó ưu tiên những gì tốt nhất, từ đội ngũ nhà giáo đến cơ sở vật chất cho học sinh lớp 1. Từ đầu học kỳ I, Sở đã chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng GDĐT và các trường phổ thông tiến hành rà soát, củng cố, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chương trình mới. Sở đã tiến hành kiểm tra tình hình chuẩn bị và triển khai chương trình ở nhiều cơ sở giáo dục, nhằm hỗ trợ, hướng dẫn các nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chuẩn bị cho lớp 2, lớp 6 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm học 2021-2022, các nhà trường của tỉnh Hà Nam từ sớm đã lên danh sách giáo viên dạy các lớp học học cho năm học mới. Trên cơ sở đó, từng nhà trường và địa phương tiếp tục triển khai nhiều hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, giúp thầy cô hiểu đúng, nắm chắc chương trình tổng thể, chương trình môn học, các nội dung, yêu cầu mới, cũng như quyền tự chủ chuyên môn của giáo viên để thực hiện hiệu quả.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị địa phương tiếp tục tạo điều kiện để học sinh được học tập trong môi trường giáo dục chất lượng. Theo đó, từ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, các nhân viên và hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định đảm bảo chất lượng mà Bộ GD&ĐT đã đề ra.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ (bên trái) kiểm tra khả năng đọc của học sinh lớp 1 (Ảnh: Moet.gov.vn)
Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa là chủ trương lớn, với nhiều đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, nên từng thầy cô trong các nhà trường từ tiểu học, THCS, THPT cần tự bồi dưỡng và được tham gia các lớp tập huấn để hiểu sâu, nắm chắc và linh hoạt thực hiện hiệu quả chương trình.
“Nhân tố quyết định thành công của giáo dục theo Nghị quyết 29, chính là đội ngũ giáo viên. Tinh thần đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 do đó lan truyền từ Bộ đến Sở, đến các trường phổ thông, nhưng quan trọng nhất là phải tới và ngấm vào từng giáo viên. Bộ GD&ĐT rất chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ, giáo viên để triển khai chương trình mới này. Đề nghị các địa phương, nhà trường và từng thầy cô cũng nêu cao nhận thức, trách nhiệm và tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đội ngũ để thực hiện hiệu quả công cuộc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Tiếp tục tinh thần như khi chuẩn bị cho thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, Thứ trưởng đề nghị ngành giáo dục tỉnh Hà Nam ưu tiên những gì tốt nhất về đội ngũ, cơ sở vật chất cho lớp 6 và lớp 2 để năm học sau áp dụng chương trình mới. “Phải rà soát lại toàn bộ đội ngũ về cơ cấu, số lượng và tập huấn bài bản cho tất cả các cán bộ, giáo viên; đặc biệt tập huấn riêng cho giáo viên lớp 6 dạy môn tích hợp để thầy cô được chuẩn bị tốt nhất về tâm lý, sự hiểu biết, các kỹ năng; đồng thời luôn có sự hỗ trợ của các tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường để tự tin thực hiện hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu mới của chương trình”- Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Hà Nội đạt gần 97% học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày
Thành phố Hà Nội hiện đang có 786 trường tiểu học với gần 789 nghìn học sinh. Trong năm học này, tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đã đạt gần 97%.
(Ảnh minh hoạ: DUY LINH)
Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ở cấp tiểu học, toàn thành phố hiện có 786 trường với gần 789 nghìn học sinh, hơn 38 nghìn cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày năm học này đã đạt gần 97%.
Theo đánh giá của Sở GD-ĐT Hà Nội, trong học kỳ I của năm học 2020-2021 vừa qua, cấp tiểu học đã thực hiện nghiêm túc, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây là học kỳ đầu tiên các nhà trường thực hiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu từ lớp 1.
Trong quá trình thực hiện, Sở GD-ĐT Hà Nội đánh giá các đơn vị, nhà trường đã có nhiều biện pháp cải tiến, đổi mới, sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực. Chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy và học tiếp tục được nâng cao.
Các nhà trường đã chuẩn bị đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đáp ứng cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh lớp 1. Kết thúc học kỳ I, theo đánh giá của Sở GD-ĐT Hà Nội, về cơ bản, học sinh lớp 1 của thành phố Hà Nội đã đáp ứng tốt các yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới.
Bắt nhịp chương trình SGK mới: Lạc quan với sản phẩm đầu tay Sau một học kỳ triển khai, cán bộ quản lý và giáo viên lớp 1 đã hoàn toàn thành thục và an tâm triển khai chương trình với những tiến bộ đáng ghi nhận từ học sinh và ủng hộ của phụ huynh. Học sinh lớp 1, trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ, Hà Nội). Kiên tâm vượt thử thách Năm học...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025