Học sinh nghỉ học do dịch Covid-19: Không dạy bài mới, không tổ chức kiểm tra
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến thời gian nghỉ học của học sinh kéo dài, gây xáo trộn việc học tập và sinh hoạt của hàng triệu gia đình
. Nhằm giúp phụ huynh và học sinh an tâm, biết cách phân bổ thời gian hợp lý trong thời gian nghỉ học, PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM.
PHÓNG VIÊN: Thưa ông, theo ghi nhận thực tế ở các trường học, hiện tại, hoạt động dạy học trực tuyến đang có nhiều bất cập, thiếu đồng bộ giữa các đơn vị trường học. Vậy Sở GD-ĐT TP đã có những chỉ đạo gì nhằm giúp các trường triển khai hiệu quả hình thức dạy học này?
Ông NGUYỄN VĂN HIẾU: Sở GD-ĐT TP đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu tất cả đơn vị trường học trên địa bàn TP triển khai các hình thức dạy học trực tuyến, dạy học online cho học sinh trong thời gian các em nghỉ học vì dịch bệnh.
Trong đó, mục tiêu học tập chủ yếu là ôn tập, củng cố nội dung các bài đã học, hệ thống kiến thức quan trọng trong chương trình, tuyệt đối không được dạy bài mới, không tổ chức kiểm tra, lấy điểm cho học sinh.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM
Như vậy, hiện nay trường nào đang tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra qua mạng, tổ chức cho học sinh làm kiểm tra trên giấy rồi scan/chụp hình bài làm gửi thầy, cô để lấy điểm kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra miệng là không đúng tinh thần chỉ đạo, trừ các trường hợp giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia các dự án học tập, đánh giá điểm số không qua một bài kiểm tra mà thông qua cả quá trình làm dự án.
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, bộ sẽ tính toán lùi thời gian kết thúc năm học 2019-2020. Việc này đồng nghĩa với việc học kỳ II năm học 2019-2020 chỉ thay đổi về mặt thời gian, thay vì bắt đầu từ tháng 2 đến cuối tháng 5 thì nay có thể điều chỉnh lại từ tháng 3, 4 kéo dài đến tháng 6, 7, nhưng vẫn đảm bảo khung chương trình và thời gian phân bổ trong năm học.
Do đó, ngay khi Bộ GD-ĐT chính thức công bố thời gian kết thúc năm học, Sở GD-ĐT TP sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể các trường trong việc phân bổ kế hoạch năm học, tổ chức lịch học bù. Do đó, các trường không nên quá lo lắng dạy trước nội dung chương trình mà chỉ cần hỗ trợ học sinh duy trì nề nếp học tập, không dạy thêm kiến thức mới, không tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh.
Lẽ ra trong thời gian này, TPHCM sẽ triển khai tập huấn giáo viên lớp 1 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, diễn biến bất ngờ của dịch bệnh liệu có làm ảnh hưởng công tác chuẩn bị và triển khai sách giáo khoa (SGK) mới không, thưa ông?
Trước khi xảy ra dịch bệnh, Sở GD-ĐT TP đã chỉ đạo các đơn vị trường học tổ chức cho giáo viên tìm hiểu, tiếp cận nội dung 32 đầu SGK đã được Bộ GD-ĐT thẩm định và phê duyệt ở các bộ môn; riêng môn tiếng Anh có 5 đầu sách được Bộ GD-ĐT phê duyệt.
Video đang HOT
Theo đó, các trường sẽ chủ động phân công tổ trưởng chuyên môn, giáo viên khối 1 tìm hiểu kỹ các đầu sách SGK để chọn ra sách phù hợp nhất với các tiêu chí theo chỉ đạo của UBND TP.
Cụ thể, việc chọn SGK phải phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương và điều kiện dạy học thực tế tại đơn vị, thể hiện được phương pháp làm việc tích cực của thầy và trò theo định hướng phát triển năng lực người học.
Trong đó, học sinh được trực tiếp tham gia quá trình dạy học chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức một chiều, thụ động ngồi nghe giáo viên giảng.
Trường học có thể tham khảo ý kiến phụ huynh, học sinh trước khi thành lập hội đồng chọn SGK và tổ chức cho giáo viên bỏ phiếu. Hiệu trưởng sẽ là người quyết định danh mục SGK và chịu trách nhiệm việc triển khai các đầu sách.
Các trường sẽ công bố và niêm yết công khai danh mục SGK lớp 1 năm học 2020-2021 trước ngày 1-5, đồng thời phối hợp với các nhà xuất bản cung ứng đầy đủ SGK các môn học cho học sinh trước ngày 15-8-2020.
Như vậy, việc trường học tạm đóng cửa không ảnh hưởng tiến độ chọn SGK ở các trường học. Học sinh tạm nghỉ học có thể giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu, lựa chọn SGK theo phân công của hiệu trưởng.
Một học sinh trường quốc tế đang học tương tác qua màn hình và camera. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Riêng về công tác tổ chức tập huấn giáo viên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, hiện nay toàn bộ giáo viên cốt cán đã tập huấn xong. Công tác tập huấn giáo viên đại trà đang tạm hoãn do các trường tập trung phòng, chống dịch bệnh.
Tuy nhiên, song song với hình thức bồi dưỡng trực tiếp, TP còn tổ chức bồi dưỡng gián tiếp thông qua phần mềm trực tuyến với đầy đủ nội dung, cơ sở dữ liệu cung cấp cho giáo viên.
Dự kiến các hoạt động bồi dưỡng tập trung giáo viên sẽ tái khởi động trong hai tháng 3 và 4-2020, không ảnh hưởng tiến độ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Để đón học sinh trở lại trường học, các cơ sở giáo dục đã có những chuẩn bị gì để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho học sinh, thưa ông?
Hiện nay, tất cả đơn vị trường học đã chuẩn bị kỹ lưỡng việc sát trùng, khử khuẩn phòng học, đồ dùng, trang thiết bị dạy học cũng như tổ chức các phương án tiếp nhận, kiểm tra sức khỏe học sinh trong ngày đầu tiên quay trở lại trường học.
Ngoài ra, một số trang thiết bị cần thiết hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh như máy đo thân nhiệt, khẩu trang y tế, nước rửa tay cũng được trang bị đầy đủ cho học sinh, giáo viên.
Trường học còn phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức khu vực cách ly tại phòng y tế đề phòng trường hợp phát hiện học sinh có biểu hiện nghi ngờ về sức khỏe.
THU TÂM
Theo SGGP
Nghỉ học tránh Covid-19: Có nên hợp thức hóa quy định học online và tại nhà ?
Trong những ngày học sinh nghỉ học kéo dài để tránh dịch Covid-19, các trường tăng cường dạy học online, là một cơ hội để bàn đến việc hợp thức hóa học online và tại nhà (homeschooling) ở Việt Nam.
Giáo viên một trường học tại TP.HCM thực hiện dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh nghỉ ở nhà do dịch Covid-19 - Ảnh: Đăng Nguyên
Cơ hội tốt cho phép học online
Trong thời gian nghỉ, giáo viên (GV) chuyển sang dạy online, học sinh (HS) học tại nhà. Từ hiện tượng này, đặt ra vấn đề có nên quy định cho phép thành lập trường học online, học tại nhà?
Tiến sĩ Vũ Thế Dũng, sáng lập và điều hành Trường học trực tuyến Thinking School, cho biết việc ra đời của trường là một minh chứng rất rõ cho sự khuyết thiếu trong luật. Để thành lập trường online, ông Dũng phải qua Thụy Sĩ để xin phép thành lập. Sau đó, để kiểm định trường và chương trình đào tạo, ông liên hệ Tổ chức kiểm định quốc tế FIBAA.
Theo tiến sĩ Dũng, cuối năm 2019, theo ông biết Bộ GD-ĐT có bàn về việc biên soạn dự thảo kiểm định chất lượng về học online, nhưng hiện tại vẫn chưa hoàn tất. Hệ thống luật giáo dục hiện nay vẫn đang xây dựng dựa trên giả thuyết là HS sẽ đến học tại trường. Cụ thể là thành lập một trường học thì cần đảm bảo cần có bao nhiêu héc ta đất, quy định về HS, GV, cơ sở vật chất... Nhưng khi chuyển sang trường học online thì mọi chuyện thay đổi hoàn toàn. Chẳng hạn, trường học online có thể có 1.000 phòng nhưng là "phòng học ảo"; GV khắp nơi trên thế giới...
"Trường dạy online là một thực thể mới hoàn toàn, thay đổi giả thuyết truyền thống của giáo dục. Bộ GD-ĐT không quen vì tiêu chuẩn thay đổi hết nên khá lúng túng khi xây dựng luật, dù cũng rất cầu thị. Về bản chất, ở Việt Nam cũng chưa có thực tiễn về trường online nên cơ quan quản lý khá lúng túng. Do đó luật cần có quy định riêng về vấn đề này", tiến sĩ Dũng chia sẻ.
Theo tiến sĩ Dũng, học online có nhiều lợi ích. Như có một chương trình rất tốt của một trường nhưng những HS ở vùng sâu vùng xa làm sao tiếp cận? Nếu tổ chức tốt dạy online thì sẽ giải quyết được vấn đề này.
Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, cũng cho rằng luật giáo dục hiện nay chưa cho phép thành lập trường học online. Bộ GD-ĐT đang biên soạn quy chế kiểm định chương trình, sau đó mới tiến tới bước cao hơn là thành lập trường học online.
Ông Trần Đức Cảnh, thành viên Hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, cho biết rất ủng hộ việc quy định cụ thể trong luật về dạy và học online. "Có những sự cố như hiện tại thì HS học online như thế nào? Có những môn học mà HS không muốn đến lớp học thì làm sao? Tại Mỹ, ở cấp tiểu học thì khó triển khai học online nhưng từ THCS đến ĐH đã triển khai từ rất lâu và hết sức linh hoạt", ông Cảnh thông tin.
Cần luật hóa quy định về học tại nhà
Ông Trần Đức Cảnh cũng cho biết ở phương Tây, chuyện cha mẹ không cho con đến trường mà lập nhóm tại gia đình để dạy con (homeschooling) không phải là hiếm. Nhưng học tại nhà thường ở cấp tiểu học và THCS, ít có ở bậc THPT.
Theo ông Cảnh, ở Việt Nam hiện nay rất khó triển khai học tại nhà. Luật Giáo dục hiện nay vẫn hơi cứng, chưa rõ. Hệ thống gần như chưa mở, chưa có sự chuẩn bị cho học tại nhà hay online. "Để quy định về học tại nhà, trong luật nên có nội dung: cha mẹ được quyền dạy con ở nhà hay một nhóm phụ huynh có thể dạy HS ở nhà. Cũng cần có quy định nhất định, chẳng hạn cho phép đăng ký từ lớp 1 - 5...", ông Cảnh nói.
Tiến sĩ Vũ Thế Dũng cũng cho rằng trong xã hội phát triển, nhu cầu học tại nhà sẽ phát triển. "Học tại nhà sẽ bỏ đi độc quyền giáo dục, bỏ chuyện chỉ có một bộ SGK, một cách học cho mọi người... Xã hội hiện đại là đa dạng hóa lối sống của mọi người. Tuy nhiên, để có quy định về luật đối với học tại nhà thì vấn đề đầu tiên là phải thay đổi tư duy. Đừng sợ việc người khác làm sai. Phụ huynh rất khôn ngoan, họ sẽ chọn cho con học trường uy tín chứ không bao giờ cho con học trường tệ hại. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý là cho phép, đưa ra khung pháp lý để vận hành cho tốt", tiến sĩ Dũng chia sẻ.
Tiến sĩ Lê Trường Tùng thì cho rằng hiện nay luật chưa cho phép chuyện học tại nhà vì homeschooling là tách bạch giữa thi cử và học hành, trong khi luật hiện nay vẫn gắn liền hai điều này. Ở Việt Nam không học phổ thông, không học thời gian thường xuyên thì không thi được.
"Có những hình thức như học tại nhà thì mới xã hội hóa, thúc đẩy những hình thức đào tạo khác như học online. Hãy xem việc học và thi khác nhau như cách đào tạo chứng chỉ và thi tiếng Anh theo chuẩn châu Âu hiện nay. Tất cả các trường ĐH có thể dạy nhưng chỉ có một số ít trường được tổ chức thi và cấp bằng. Tách bạch việc học và thi như vậy thì mới triển khai học tại nhà được", tiến sĩ Tùng cho biết.
Vì vậy, theo tiến sĩ Lê Trường Tùng, để triển khai học tại nhà hay online, chỉ cần sửa điều khoản quy định về thi tốt nghiệp THPT. Đó là người học theo bất kỳ hình thức nào cũng có thể tham gia dự thi tốt nghiệp.
Theo Thanh niên
Nhà trường triển khai học trực tuyến được Bộ GD-ĐT khuyến khích, ủng hộ Học sinh được nghỉ học kéo dài để phòng dịch Covid-19, nhiều trường đã triển khai dạy học online cho các em. Tuy nhiên phương pháp học trực tuyến có thực sự làm an tâm giáo viên, học sinh và phụ huynh không thì vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Trò chơi tương tác giúp ôn tập và rèn luyện kiến thức...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

"Mẹ" em út TFBoys qua đời, chồng nghẹn ngào hé lộ ngày cuối, 1 câu nói xúc động
Sao châu á
19:53:38 21/05/2025
Iran bác bỏ yêu cầu của Mỹ về urani, cảnh báo đàm phán hạt nhân có thể đổ vỡ
Thế giới
19:48:14 21/05/2025
Tạm dừng bán vé mega concert có G-Dragon tại Việt Nam, đơn vị phân phối vé gửi lời xin lỗi sâu sắc đến khán giả
Nhạc quốc tế
19:31:12 21/05/2025
Truy tìm lai lịch đối tượng chích điện 2 người ở Phú Quốc
Pháp luật
19:30:55 21/05/2025
Vụ "xẻ thịt" bờ biển ở Thanh Hóa: Người dân tháo dỡ lều quán trái phép
Tin nổi bật
19:29:22 21/05/2025
Một nam ca sĩ nói thẳng việc người nổi tiếng kêu gọi từ thiện
Tv show
19:26:13 21/05/2025
Elle Fanning đóng phim tiền truyện của "Hunger Games"
Hậu trường phim
19:22:53 21/05/2025
Chọn túi xách đi biển 'chuẩn gu' khoe cá tính
Thời trang
19:13:24 21/05/2025
Trước khi cùng bị khởi tố, đôi "tiên đồng ngọc nữ" Thuỳ Tiên và Quang Linh từng được "đẩy thuyền" như thế nào?
Sao việt
18:58:52 21/05/2025
Cả chung cư phát hoảng vì thứ mùi kinh khủng, khi tìm ra nguyên nhân ai cũng phải lắc đầu ngao ngán!
Netizen
18:14:39 21/05/2025