Học sinh tiểu học: Học tài, thi phận?

Trái với quan điểm của Bộ GD&ĐT, nhiều phụ huynh cho rằng việc xếp loại học lực môn học của học sinh tiểu học căn cứ vào điểm kiểm tra định kỳ cuối năm càng tăng áp lực học hành. Bởi có quá nhiều rủi ro nếu vào đúng ngày thi duy nhất vào cuối năm, học sinh lăn đùng ra ốm…

Công sức học tập có thể đi tong

Anh N. Quang (Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội), có con học ở một trường tiểu học quận Ba Đình kể: Khi con học lớp 1, lớp 2, anh cũng không bận tâm lắm về việc lấy lòng cô giáo dạy con vì anh rất chịu khó kèm con học. Phong độ học tập của con anh tuy lúc trồi lúc sụt nhưng điểm trung bình cả năm đều đạt loại giỏi.

Tuy nhiên, từ năm học trước, nhà trường phổ biến quy định đánh giá mới của Bộ GD&ĐT, anh và nhiều phụ huynh hoang mang. Nếu như trước đây, học lực các môn căn cứ vào điểm trung bình của học kì I và học kì II thì từ năm học 2009 – 2010, việc đánh giá này chỉ căn cứ vào điểm kiểm tra định kỳ cuối năm.

“Tôi nghe nói các trường khác tổ chức kiểm tra định kỳ cuối năm rất chặt chẽ: Giáo viên coi thi chéo, chấm chéo. Nhưng năm học trước ở trường con tôi vẫn là cô giáo dạy cháu coi thi. Chấm thi vẫn là cô của con hay chấm chéo thì không thấy ai thông báo.

Vì thế mà các phụ huynh rất lo. Trước kỳ thi, nhiều phụ huynh “chăm sóc” cô rất tận tình. Ai cũng mong con mình làm bài thi ít ra được 9 điểm. Nếu 8 là thôi rồi, con sẽ bị xếp học lực khá cả năm, và cơ hội xin vào một trường trái tuyến đi tong!”, anh Quang nói.

Câu chuyện của anh Quang cũng là tâm sự chung của nhiều phụ huynh ở Hà Nội. Chị H. (tập thể 16 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), có con học lớp 4 của một trường tiểu học ở quận Hoàn Kiếm, cho biết: Năm 2010 chị đã “hy sinh” kỳ nghỉ phép để ở nhà chăm con và kèm con học trước khi nhà trường tổ chức kiểm tra định kỳ cuối năm.

Video đang HOT

Học sinh tiểu học: Học tài, thi phận? - Hình 1

Nhiều phụ huynh lo ngại việc đánh giá năng lực học sinh tiểu học chỉ qua điểm kiểm tra định kỳ cuối năm sẽ tăng áp lực học hành.

“Thằng cu nhà mình thông minh nhưng thiếu tập trung, điểm rất thất thường, 9 – 10 cũng có mà 7 – 8 cũng nhiều nên trước khi thi phải gò. Hơn nữa, nhờ mẹ kiểm soát chặt nên thời gian đó cu cậu ăn ngủ đầy đủ, đúng giờ, sức khỏe tốt, đi thi mới không uể oải”, chị H. cho biết.

Giải tỏa hay tạo áp lực?

Theo giải thích của một cán bộ quản lý Vụ GD Tiểu học, Bộ GD&ĐT mong muốn cách đánh giá mới giúp giải tỏa áp lực học hành cho học sinh và phụ huynh học sinh. Theo vị cán bộ này, cách đánh giá, nhận xét của giáo viên cũng là nguyên nhân khiến học sinh nhiều khi cảm thấy căng thẳng trước áp lực học tập.

Bởi vậy, Bộ yêu cầu giáo viên khi đánh giá cần chú ý đến quá trình tiến bộ của HS, đánh giá cuối năm là quan trọng nhất. Giáo viên ghi nhận xét cụ thể những điểm học sinh đã thực hiện và chưa thực hiện được để có kế hoạch động viên, giúp đỡ học sinh tự tin trong rèn luyện.

Tuy nhiên, anh Khoa, một phụ huynh học sinh trường Tiểu học Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội cho rằng, việc chỉ lấy điểm kiểm tra cuối năm làm căn cứ đánh giá học lực môn cả năm đã dồn áp lực của cả năm vào một kỳ thi. Cách đánh giá trước đây giúp phụ huynh vơi dần nỗi lo sau mỗi bài kiểm tra được điểm tốt của con.

Còn hiện nay, dù điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ cả năm con đều 9, 10 phụ huynh vẫn lo bởi trẻ con thì thất thường, nhỡ cháu ốm đúng hôm thi thì sao? “Cô bảo nếu con học tốt thì cho con kiểm tra lại. Chẳng phụ huynh nào thích con mình cứ phải thi lại trong khi các bạn khác đã được chơi”, anh Khoa nói.

Một phụ huynh xin được giấu tên cho rằng, quy định mới là một bước “cải lùi” trong đánh giá học sinh phổ thông theo chuẩn quốc tế: “Tôi rất ngạc nhiên khi cô hiệu trưởng trường con tôi trao đổi về cách đánh giá mà các trường tiểu học đang phải thực hiện.

Tôi cũng là một nhà giáo, và tôi thường xuyên đọc các tài liệu của nước ngoài về phương pháp giảng dạy, đánh giá hiện đại. Gần đây tôi có tham khảo một cuốn tài liệu của trường ĐH Cambridge- Anh, trong đó so sánh cách đánh giá truyền thống và hiện đại ở bậc phổ thông.

Căn cứ vào kết quả cuối cùng theo nội dung chương trình (thường chỉ áp dụng cho bậc đại học) là cách đánh giá truyền thống; còn hiện đại, người ta đánh giá theo quá trình, mục tiêu dạy học”.

Theo Bưu Điện Việt Nam

Mỗi môn học phải có ít nhất một giáo trình dạy học

Quy định về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục ĐH vừa chính thức được Bộ GD&ĐT ban hành. Theo quy định này, mỗi môn học phải có ít nhất một giáo trình dạy học.

Mỗi môn học phải có ít nhất một giáo trình dạy học - Hình 1

Giáo trình cần cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong chương trình đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục đại học và kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo. Nội dung giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra đã ban hành. Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, đảm bảo cân đối giữa lý luận và thực hành, phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ.Ngoài giáo trình một số môn học của cơ sở giáo dục ĐH thực hiện chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài, chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và một số chương trình đào tạo khác giảng dạy bằng tiếng nước ngoài được biên soạn bằng tiếng nước ngoài, còn lại ngôn ngữ dùng để biên soạn giáo trình là tiếng Việt.

Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyền tác giả theo quy định hiện hành.Cuối mỗi chương giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo, câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng thảo luận và bài tập thực hành. Cuối cùng, hình thức và cấu trúc của giáo trình đảm bảo tính đồng bộ và tuân thủ các quy định cụ thể của cơ sở giáo dục ĐH.

Chủ biên hoặc đồng chủ biên giáo trình các môn học của chương trình đào tạo trình độ CĐ, ĐH, thạc sĩ phải có chức danh GS, PGS hoặc trình độ tiến sỹ thuộc chuyên ngành của giáo trình đó.

Đối với giáo trình trình độ CĐ, trong trường hợp không có tiến sĩ cùng chuyên ngành thì chủ biên hoặc đồng chủ biên tối thiểu phải có trình độ thạc sỹ.

Các thành viên tham gia Ban biên soạn giáo trình phải có chuyên môn phù hợp với nội dung giáo trình và đang trực tiếp giảng dạy trình độ CĐ, ĐH, thạc sỹ hoặc các nhà khoa học có uy tín đang tham gia thỉnh giảng tại trường và do hiệu trưởng quyết định.

Hiệu trưởng nhà trường là người quyết định số lượng thành viên tham gia Ban biên soạn giáo trình hoặc cá nhân nhà khoa học biên soạn giáo trình; quy định thành phần, tổ chức và hoạt động của Ban biên soạn giáo trình bằng văn bản; quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình; số lượng thành viên Hội đồng thẩm định giáo trình...

Các cơ sở giáo dục ĐH không đủ điều kiện tổ chức biên soạn giáo trình thì Hiệu trưởng tổ chức lựa chọn, duyệt giáo trình phù hợp với chương trình trình đào tạo để làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.

Quy định này không áp dụng đối với việc tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình sử dụng chung cho các ĐH, học viện, trường ĐH, trường CĐ.

Theo Giáo Dục Thời Đại

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Clip Quý Bình đi thăm con, nghi bị nhà vợ "khinh" ra mặt, thực hư?Clip Quý Bình đi thăm con, nghi bị nhà vợ "khinh" ra mặt, thực hư?
21:21:21 09/05/2025
Lấy chồng họ lạ, bà mẹ Quảng Ngãi 'vắt óc' đặt tên con, gặp bao chuyện hài hướcLấy chồng họ lạ, bà mẹ Quảng Ngãi 'vắt óc' đặt tên con, gặp bao chuyện hài hước
18:30:09 09/05/2025
Hoa hậu Việt bị nghi mang bầu giả tiếp tục đáp trả căng ngay trên sóng livestreamHoa hậu Việt bị nghi mang bầu giả tiếp tục đáp trả căng ngay trên sóng livestream
18:14:17 09/05/2025
Võ Hạ Trâm giảm 19kg sau khi sinh, sắc vóc quyến rũ tuổi 35Võ Hạ Trâm giảm 19kg sau khi sinh, sắc vóc quyến rũ tuổi 35
21:38:54 09/05/2025
2 nữ sinh mất tích bí ẩn sau cuộc gọi với gia đình2 nữ sinh mất tích bí ẩn sau cuộc gọi với gia đình
20:48:09 09/05/2025
Hy hữu ở TP.HCM: Đi chợ mất xe máy nhiều tháng bỗng nhiên tìm lại đượcHy hữu ở TP.HCM: Đi chợ mất xe máy nhiều tháng bỗng nhiên tìm lại được
23:00:07 09/05/2025
Nghệ sĩ bị đuổi việc vì để mic đụng vào nón "nữ hoàng cải lương": Phải bán cà phê cóc, vợ bỏ điNghệ sĩ bị đuổi việc vì để mic đụng vào nón "nữ hoàng cải lương": Phải bán cà phê cóc, vợ bỏ đi
23:12:48 09/05/2025
Nam NSƯT sở hữu nhà 2 mặt tiền rộng 400m2 ở quận Phú Nhuận, tuổi 61 không vợ, không con ruộtNam NSƯT sở hữu nhà 2 mặt tiền rộng 400m2 ở quận Phú Nhuận, tuổi 61 không vợ, không con ruột
20:33:18 09/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi

Phim châu á

23:47:02 09/05/2025
The Match đã vươn lên top 1 Netflix Việt Nam, khẳng định sức hút khó cưỡng của bộ phim cũng như cái tên Yoo Ah In dù từng bị tẩy chay do bê bối đời tư.
"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy

"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy

Hậu trường phim

23:38:22 09/05/2025
Ở làng giải trí Hàn Quốc, nơi sắc đẹp và tài năng luôn phải song hành, Kim Ji Won là một trường hợp hiếm hoi khi hội tụ cả khí chất quý tộc lẫn thần thái màn bạc đặc trưng.
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49

Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49

Sao việt

23:33:43 09/05/2025
Ca sĩ Phan Đinh Tùng trải qua ca mổ vá lỗ thủng màng nhĩ tai trái tại bệnh viện ở TPHCM. Ca sĩ Minh Tuyết được khen nóng bỏng ở tuổi 49.
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết

Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết

Nhạc việt

23:31:22 09/05/2025
Trước câu hỏi về sự ưu ái dành cho đàn em MONO, ca sĩ Noo Phước Thịnh cười to, nói: Chúng tôi trong sạch, không có gì hết, là anh em này nọ đó .
Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025

Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025

Sao thể thao

23:29:37 09/05/2025
Được kỳ vọng khá nhiều, tuy nhiên tay vợt nữ người Philippines là Alexandra Eala dừng bước ngay ở vòng 1 Italian Open 2025 trước đối thủ Kostyuk.
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!

Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!

Sao châu á

23:15:20 09/05/2025
Trong lúc Jennie (BLACKPINK) đang gây bão toàn cầu tại sự kiện Met Gala, thì ở quê nhà Hàn Quốc, chương trình Yoo Quiz On The Block của cô cũng vừa lên sóng.
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ

Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ

Pháp luật

22:56:11 09/05/2025
Ngày 9/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thành Đạt (SN 1998, trú thị trấn Trung Phước, huyện Quế Sơn) về hành vi lừa đảo chiếm đ...
Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên

Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên

Thế giới

22:55:46 09/05/2025
Giáo hoàng Leo XIV ngày 9.5 đã cử hành thánh lễ và có bài giảng đầu tiên tại nhà nguyện Sistine trên cương vị mới.
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'

Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'

Tv show

22:46:40 09/05/2025
Ngồi ghế nóng chương trình Hãy nghe tôi hát , nhạc sĩ Giao Tiên ngẫu hứng tiết lộ về bóng hồng trong ca khúc Cô Thắm về làng từng được danh ca Thái Châu thể hiện thành công.
Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm

Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm

Sức khỏe

22:32:25 09/05/2025
Giáo sư Leo Poon Lit-man, chủ tịch khoa virus học y tế công cộng, cho biết tác dụng bảo vệ lâu dài của vắc xin mới có thể giúp giảm nhu cầu tiêm vắc xin hằng năm, dù cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để xác định tần suất chính xác.
Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?

Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?

Nhạc quốc tế

22:10:32 09/05/2025
Việc Trung Quốc chấm dứt lệnh cấm Hallyu tại Trung Quốc có thể trở thành bước ngoặt lớn đối với toàn ngành Kpop.