Học thuê, thi mướn: “Lấy bằng cấp che mắt thế gian”
“Cách tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động, nhất là các đơn vị ở khu vực công, còn lỏng lẻo, thậm chí tiêu cực. Bởi vậy, nhiều khi bằng cấp chỉ để che mắt thế gian thôi..”.
Sau khi đăng tải loạt bài phóng sự điều tra về học thuê, thi mướn, rất nhiều nhà giáo dục đã lên án mạnh mẽ thực trạng này. GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
“Ngay từ những cấp học dưới cho đến đại học, kỷ cương trong nhà trường bây giờ rất lỏng lẻo. Các trường không dám động đến học sinh, học sinh hư cũng không dám kỷ luật nặng… Tất nhiên, tôi không ủng hộ cách giáo dục đòn roi, dùng điểm số hay uy quyền ông thầy đàn áp học trò, nhưng học trò phải có kỷ cương. Hiện nay, ngành giáo dục đang bị trói chân trói tay, không dám động vào học trò”, GS Nguyễn Minh Thuyết nói.
- Thưa GS, chúng tôi vừa thực hiện loạt bài phóng sự điều tra nhập vai phản ánh thực trạng bát nháo trong giáo dục đại học. Có giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể ngờ rằng thị trường học thuê, thi hộ ở đại học lại sôi động đến thế với giá cả chỉ bằng… bát phở. Theo ông, sinh viên thuê người đi học hộ, thi hộ thay mình bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Điều tra kỹ thì có thể biết số sinh viên thuê người học dùng thời gian không phải đến lớp làm gì. Nếu họ bỏ học vì bài giảng của thầy không hấp dẫn, không bổ ích thì họ sẽ đến thư viện đọc tài liệu hoặc đến cơ sở nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh học hỏi từ thực tế. Nhưng tôi tin là số sinh viên này chỉ lông nhông ngoài đường hoặc làm thuê kiếm sống. Bởi vì nếu ham học thì trước hết họ tôn trọng kỷ luật lao động, tôn trọng kế hoạch học tập, chứ không thuê người đi học.
Tôi cũng không hiểu cách nào những sinh viên này đỗ đại học. Có thể do các trường tận thu thí sinh hoặc có tiêu cực trong kỳ thi nên những sinh viên không muốn học mới vào được trường. Qua chuyện học thuê thi mướn, có thể thấy ý thức sinh viên kém; Cách quản lý của các trường đại học cũng sơ hở, đặc biệt trong việc tổ chức các lớp học theo hình thức tín chỉ.
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
- Học đại học chính là thời gian để tích lũy kiến thức, quyết định tương lai, nhưng nhiều sinh viên lại không thích đến trường. Phải chăng họ không cần kiến thức, kỹ năng?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi cho rằng, nguyên nhân chính khiến sinh viên coi nhẹ việc học tập xuất phát từ cách tuyển dụng của đơn vị sử dụng lao động bây giờ, nhất là ở khu vực công, còn lỏng lẻo, thậm chí tiêu cực. Bởi vậy, nhiều khi bằng cấp chỉ để che mắt thế gian thôi.
Nếu các đơn vị tuyển dụng chặt chẽ, chính xác thì chắc chắn sinh viên không dám thuê người đi học, đi thi.
- Theo ông, ngoài nguyên nhân trên, còn nguyên nhân nào nữa khiến nhiều sinh viên hiện nay xem mục đích đi học chỉ để thi, để kiếm cái bằng?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Một nguyên nhân quan trọng nữa là học hành bây giờ quá dễ dãi. Học phổ thông thì bất kể kết quả học tập, rèn luyện thế nào, nhà trường cũng phải đùn lên lớp. Bởi trường lớp chật chội, thiếu thốn thế này, nếu lớp trước lưu ban thì lấy chỗ đâu cho lớp sau học? Học trò quậy phá thế nào, các trường cũng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”, không dám đuổi học, Bởi hễ động vào thì dư luận lại kêu ca.
Video đang HOT
Những học trò này học xong phổ thông lại được “lùa” lên đại học. Xong đại học, nếu chưa có việc làm lại “lùa” tất cả lên thạc sỹ… Tất cả những điều đó đang tạo nên lớp thanh niên coi thường kỷ cương.
Trước đây, giáo dục, đặc biệt giáo dục đại học là nền giáo dục tinh hoa, phát triển theo hình chóp. Ai lên được đến bên trên hình chóp ấy đều là người giỏi giang, chăm chỉ và đều đã trải qua bao khó khăn, vất vả. Cho nên cử nhân ra cử nhân, kỹ sư ra kỹ sư. Bây giờ kéo cả làng lên tiến sỹ thì lấy đâu ra nhiều người giỏi?
- Thưa ông, nếu cứ để “thị trường” học thuê, thi hộ ở đại học diễn ra công khai, rầm rộ, người có tiền không cần đến lớp, chỉ cần bỏ ra số tiền nhỏ thuê người học hộ là… có bằng, như thế này sẽ dẫn đến hậu quả gì?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Dĩ nhiên là nó sẽ làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Đồng thời nó sẽ làm giảm uy tín các trường và uy tín ngành giáo dục trong mắt xã hội. Cứ để tính trạng này tiếp diễn, đất nước không những không phát triển mà có khả năng ngày càng lún sâu vào suy thoái cả về kinh tế lẫn đạo đức xã hội.
Sinh viên nghe nhạc ngay trong giờ học ở ĐH Sư phạm Hà Nội
- Theo ông, ngành giáo dục và cơ quan chức năng phải xử lý thế nào trước hiện tượng này?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi cho rằng, việc này là rất nghiêm trọng. Trước hết, cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục phải có ý kiến chính thức với báo chí, đánh giá mức độ hiện trạng và đề ra hướng giải quyết. Các trường đại học có sinh viên thuê người học hộ, thi hộ mà báo chí đưa tên phải có ý kiến với công luận, xác định đúng sai, nêu biện pháp xử lý. Các trường đại học khác tuy chưa phát hiện được hiện tượng học thuê thi mướn cũng cần rà soát toàn bộ, chấn chỉnh việc dạy và học của trường mình. Từ chuyện này, các trường nói chung cần rút kinh nghiệm, sàng lọc chặt chẽ hơn, với yêu cầu cao hơn trong tuyển sinh và trong quá trình đào tạo, không vì học phí mà hủy hoại uy tín của trường mình.
Các cơ quan Nhà nước bảo vệ pháp luật cũng phải vào cuộc để điều tra, xử lý. Để xảy ra sự việc trầm trọng như thế này mới vào cuộc là chậm, nhưng chậm còn còn hơn không.
- Như ông nói nguyên nhân chính dẫn đến chuyện học hộ, thi hộ là xuất phát từ việc sinh viên chỉ cần bằng cấp sau này chạy chọt xin việc. Vậy, phía các cơ quan tuyển dụng lao động có nên thay đổi phương pháp tuyển dụng chỉ dựa vào bằng cấp không?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Các đơn vị sử dụng lao động, nhất là khối cơ quan Nhà nước, phải cải tiến cách tuyển dụng, sử dụng cán bộ sao cho có chất lượng để tuyển dụng, đề bạt được người có năng lực thực sự. Khi tuyển dụng, đề bạt, phải kiểm tra kỹ càng, đánh giá khách quan, không quá câu nệ, quá tin vào bằng cấp. Muốn vậy, phải có biện pháp chống lại hiện tượng tiêu cực trong tuyển dụng, đề bạt.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Khampha
Học thuê, thi mướn: "Vì giảng viên dạy chán"(?)
"Không hẳn là do chúng em không thích học, mà một phần do giảng viên dạy chán nên chúng em không muốn đến lớp". Đó là phản hồi của một sinh viên sau khi đọc loạt bài phóng sự điều tra về tình trạng học thuê, thi mướn.
Với những quy định trong giáo dục đại học như không được nghỉ quá 20% số giờ lên lớp, phải đủ bài kiểm tra,... nhiều sinh viên cần bằng cấp, muốn tốt nghiệp nhưng không có thời gian hoặc không thích đi học đã nghĩ ra "chiêu" thuê người đi học, đi thi. Có cầu ắt có cung. "Thị trường" học thuê, thi thuê đã sinh ra, thu hút hàng nghìn "lao động". "Thị trường" này thường dành cho sinh viên đại học, hoặc những người mới ra trường, chưa có việc làm.
Sau quá trình thâm nhập thực tế, nhóm phóng viên đã thực hiện loạt bài phóng sự điều tra phản ánh chân thực tình trạng bát nháo học thuê, thi mướn tại nhiều trường đại học danh tiếng như: ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh doanh và Công nghệ,...
Học thuê, thi mướn: Nguy hiểm cho xã hội
Sau khi đăng tải loạt bài điều tra trên, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả thể hiện rõ sự bức xúc trước thực trạng giáo dục hiện nay.
GS.TS. Phạm Huy Dũng (Đại học Thăng Long, HN) cho rằng: "Nếu những người học hộ, thi hộ ấy được xã hội trọng dụng, đưa vào những vị trí quản lý thì tai hại không biết sẽ như thế nào".
Độc giả Nguyễn Trung Thực tại địa chỉ Ka03...@gmail.com nói: "Không biết các nhà lãnh đạo ngành giáo dục nghĩ gì sau khi đọc những bài viết này. Chúng tôi là người dân thấy thật xấu hổ, liệu những cử nhân, nhà giáo, sĩ quan tương lai trong các bài viết này sẽ làm gì khi tốt nghiệp nhưng không có kiến thức. Thật đáng lo ngại".
Còn độc giả Trịnh Thị Xem tại địa chỉ Xemduong...@gmail.com tỏ rõ sự phẫn nộ: "Chết một thế hệ trẻ Việt Nam. Nguồn nhân lực Việt Nam trong tương lai như thế này thì đất nước sẽ như thế nào? Một thực trạng đau lòng của thế hệ trẻ. Hèn chi, Việt Nam có tỷ lệ tiến sỹ, thạc sỹ trên dân số vào loại cao nhất thế giới mà bằng cấp lại không được đánh giá cao. Cần phải có biện pháp như thế nào để khắc phục tình trạng trên".
Ngay cả các thầy giáo, nhà giáo dục cũng sốc khi đọc loạt bài học thuê, thi mướn. PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) "cảm thấy buồn" khi nghe đến chuyện học thuê thi mướn.
Ông nói: "Sinh viên không hứng thú học, ghi tên ở trường để làm việc khác, vẫn lấy bằng đại học. Sau khi ra trường, nhờ thân quen, chạy chọt để được bổ nhiệm chức này chức kia... thật nguy hiểm cho xã hội".
Nhóm "Học hộ thi hộ" trên Facebook có hơn 7.647 thành viên tham gia. Hằng ngày, việc giao dịch học thuê, thi thuê luôn diễn ra nhộn nhịp
Nhiều độc giả bày tỏ sự ngạc nhiên khi biết thông tin các nhóm "thị trường lao động" học thuê, thi thuê diễn ra công khai, rầm rộ với hàng chục nghìn thành viên. "Không thể tưởng tượng lại có những thầy cô giáo và kỹ sư tương lai có thể làm những việc như thế. Không hiểu là khi trở thành các thầy cô giáo, đối mặt với các em học sinh thì họ có tự cảm thấy xấu hổ không nhỉ?", bạn đọc tên Thanh (Vthanh... @gmail.com) đặt câu hỏi.
Bạn đọc Hoàng Văn Điền (Dienhv@...gov.vn) chia sẻ: "Tôi chưa từng là sinh viên. Tôi luôn nghĩ rằng những người có bằng kỹ sư thì sẽ đủ trình độ để hoàn thành công việc đúng chuyên ngành của mình. Nhưng thực tế, ở đơn vị tôi có đến 95% là kỹ sư nhưng công việc họ làm chỉ đáng trình độ sơ cấp, vì nếu động chạm đến kỹ thuật cao hơn chút thì họ không làm được và phải thuê thợ bên ngoài vào làm".
"Một xã hội như vậy không biết là tại ai? Có phải tại người đi học không nhỉ? Hay tại thầy cô? Có lẽ không tại ai cả. Vì thầy cô và học trò suy cho cùng cũng chỉ là những phần tử trong một xã hội buông lỏng quản lý mà thôi!", độc giả Quyenducviet (vietquyen...@yahoo.com) khẳng định.
Bạn đọc Nguyen Van Chi (Trungdoan...@yahoo.com) cũng cho rằng nguyên nhân sau xa dẫn đến tình trạng học thuê, thi mướn diễn ra tràn lan là do hệ thống quản lý giáo dục. Độc giả Chi cho hay, anh rất thất vọng về cách quản lý giáo dục. Theo anh, đó là nguyên nhân khiến nhiều sinh viên ra trường không đạt chất lượng. Học là công việc của sinh viên nên sinh viên không thể viện cớ bận rộn để làm như vậy. Còn giảng viên cũng không thể lấy lý do quá đông, khó quản lý mà không nhận ra người lạ trong lớp. Do vậy, chỉ cần làm mạnh tay và thực sự đúng quy chế, không khó để xóa bỏ vấn nạn này. Các cấp lãnh đạo ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm trước thực trạng trên.
Nhiều độc giả thể hiện sự thất vọng vì một nền giáo dục đang đi xuống. "100 năm trồng người. Vậy mà nền giáo dục, từ bậc cao đến bậc thấp thật đáng buồn. Thật quá tồi tệ. Hô hào cải cách giáo dục bao nhiêu năm rồi mà càng ngày càng xuống dốc. Mong rằng các lãnh đạo của ngành giáo dục phải thâm nhập thực tế, tìm ra giải pháp để cứu lấy thế hệ tương lai của đất nước", bạn đọc Nguyễn Khánh Toàn (Nguyenkhanhtoan...@yahoo.com.vn) bày tỏ.
Nhiều sinh viên tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thuê người đi học
Chuyện "xưa như trái đất"
Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến cho rằng, học thuê, thi mướn là chuyện "xưa như trái đất" hay "rất đúng quy luật". "Cái này có từ lâu rồi các bác ạ. Từ 10 năm trước khi em học đại học đã có rồi, sinh viên ai mà không biết chứ", bạn đọc Haclong (sontung...@gmail.com) tiết lộ.
Độc giả Nguyễn Quang Trung (qtrung...@gmail.com) phân tích: Trong sản xuất hàng hóa, nếu xã hội có nhu cầu dùng hàng giả, hàng kém chất lượng thì ắt có người làm hàng giả hàng kém chất lượng để đáp ứng. Ở xã hội ta có cả đống cán bộ dùng bằng giả, bằng thật chất lượng giả, và bằng thật, chất lượng thật thì nguy cơ thất nghiệp cao. Vậy, việc học hộ thi hộ là hiển nhiên đúng quy luật, chẳng lấy gì mà lạ.
Lý giải cho tình trạng học thuê, thi mướn, nhiều độc giả là giảng viên và sinh viên đã lên tiếng.
Độc giả tên Mai (Nguyenmai...@gmail.com) nói: "Thực ra không hẳn là do chúng em không thích học, mà một phần do giảng viên dạy chán nên chúng em không muốn đến lớp. Hoặc đôi khi có việc rất bận, nhưng thầy cô không linh động cho nghỉ nên chúng em đành phải 'tìm cách' thôi ạ".
Độc giả Nguyễn Công (Nguyencong...@gmail.com) cho rằng, việc đào tạo ở nước mình xa rời thực tiễn. Kể cả những sinh viên khi ra trường được làm đúng chuyên ngành thì những kiến thức chuyên ngành học được ở trường chẳng mấy khi được áp dụng vào thực tế. Đó là chưa kể đa số những người không được làm đúng chuyên ngành mình học thì sẽ ra sao. Đang ngồi trên giảng đường mà không biết tương lai thế nào. Ra trường không tiền, không quen biết, liệu có xin được việc không. Nghĩ mà chán, nên không còn động lực học hành nữa.
PGS Văn Như Cương cũng nhận xét, động lực học của sinh viên hiện nay không lớn. Sinh viên đi học nhưng không biết có tương lai sáng sủa không, có việc làm và làm đúng chuyên ngành học không?...
Một độc giả tại địa chỉ Keeltino@gmail.com bày cách khắc phục tình trạng học thuê, thi thuê: "Tôi có đứa cháu học tại Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội, cháu nó nói, ở trường này dùng hình thức điểm danh bằng máy dập vân tay. Điểm danh lúc đầu giờ và cuối giờ học, hoặc giờ thi cũng phải xếp hàng dập vân tay điểm danh. Nghe xong tôi sốc, nhưng về sau tôi thấy cách làm này rất hiện đại và hiệu quả. Thứ nhất, tất cả sinh viên không thể trốn hoặc nghỉ học tự do được, vì nghỉ quá quy định thì sẽ không được thi hết môn. Sinh viên cũng không thể khiếu kiện được vì máy dập vân tay đã được nối với hệ thống phần mềm máy tính. Thứ hai tránh tình trạng học thuê, thi hộ... Đúng là áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý giáo dục thật hiệu quả, các trường nên xem xét cách làm này.
Theo Khampha
Học thuê, thi mướn: Nhà giáo dục sốc Thị trường học thuê, thi hộ ở đại học sôi động với giá cả chỉ bằng... bát phở khiến các nhà giáo dục thấy sốc. LTS: Loạt bài phóng sự điều tra nhập vai của Khampha.vn cho thấy thực trạng bát nháo trong giáo dục đại học. Có giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể ngờ rằng thị trường học thuê, thi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Căn nhà có 4 người đang ngủ bị cháy, hàng xóm hành động tức thì

Cảnh tượng trăm khối rác đổ về gây áp lực thân cầu phao Phong Châu

Đường mới làm nứt toác ở Tây Ninh: "Không khác gì con đường đất đổ tạm"

Mùa mưa bão 2025 dị thường, rất khó lường

Phát hiện 1 tấn thịt lợn 'xuất huyết ngoài da' chuẩn bị lên lò quay

Xe cứu thương lật bên đường sau cú va chạm với ô tô con

Huy động cả máy xúc mở đường chữa đám cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xác minh thông tin cán bộ công an bị tố đánh người

TP.HCM: Một người tử vong nghi bị điện giật khi bơm nước mưa

Cảnh tượng khác thường trên cầu Cần Thơ

2 xe vút nhanh qua ngã tư TP Thái Bình, người phụ nữ tử vong

Cán bộ xã hành hung cô gái 23 tuổi có bị xử lý?
Có thể bạn quan tâm

Màn đáp trả cực sốc của nữ ca sĩ flop suốt 5 năm: "Dù có xuống địa ngục vẫn hoạt động nghệ thuật"
Nhạc việt
13:57:22 14/05/2025
Không ai ngờ Hyun Bin trên thảm đỏ và ở nhà lại khác xa đến vậy
Sao châu á
13:50:35 14/05/2025
Cùng con ôn thi, nhiều phụ huynh hoang mang khi thấy vở thì ghi chép "đẹp như tranh", nhưng hỏi tới thì "Con không hiểu gì hết!"
Netizen
13:41:42 14/05/2025
Những lưu ý khi thiết kế hè nhà để tạo sinh khí tốt cho ngôi nhà
Sáng tạo
13:38:18 14/05/2025
Vụ án Diddy: BTS thành 'đề kiểm tra' thiên kiến văn hóa, lựa chọn bồi thẩm đoàn?
Sao âu mỹ
13:34:06 14/05/2025
Thủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch Sindoor
Thế giới
13:14:15 14/05/2025
Diệp Bảo Ngọc: 'ma nữ' đẹp nhất màn ảnh Việt, có cuộc sống độc thân chuẩn phú bà
Sao việt
13:05:41 14/05/2025
Dành tiền triệu cho skincare nhưng bỏ qua 3 bước này, da vẫn lão hóa nhanh chóng
Làm đẹp
13:03:19 14/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 39: Thảo thất tình, tình bạn với An rạn nứt
Phim việt
12:53:36 14/05/2025
Sáng mai, xét xử phúc thẩm 2 bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân
Pháp luật
12:35:46 14/05/2025