Học thuê, thi mướn: “Vì giảng viên dạy chán”(?)

“Không hẳn là do chúng em không thích học, mà một phần do giảng viên dạy chán nên chúng em không muốn đến lớp”. Đó là phản hồi của một sinh viên sau khi đọc loạt bài phóng sự điều tra về tình trạng học thuê, thi mướn.

Với những quy định trong giáo dục đại học như không được nghỉ quá 20% số giờ lên lớp, phải đủ bài kiểm tra,… nhiều sinh viên cần bằng cấp, muốn tốt nghiệp nhưng không có thời gian hoặc không thích đi học đã nghĩ ra “chiêu” thuê người đi học, đi thi. Có cầu ắt có cung. “Thị trường” học thuê, thi thuê đã sinh ra, thu hút hàng nghìn “lao động”. “Thị trường” này thường dành cho sinh viên đại học, hoặc những người mới ra trường, chưa có việc làm.

Sau quá trình thâm nhập thực tế, nhóm phóng viên đã thực hiện loạt bài phóng sự điều tra phản ánh chân thực tình trạng bát nháo học thuê, thi mướn tại nhiều trường đại học danh tiếng như: ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh doanh và Công nghệ,…

Học thuê, thi mướn: Nguy hiểm cho xã hội

Sau khi đăng tải loạt bài điều tra trên, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả thể hiện rõ sự bức xúc trước thực trạng giáo dục hiện nay.

GS.TS. Phạm Huy Dũng (Đại học Thăng Long, HN) cho rằng: “Nếu những người học hộ, thi hộ ấy được xã hội trọng dụng, đưa vào những vị trí quản lý thì tai hại không biết sẽ như thế nào”.

Độc giả Nguyễn Trung Thực tại địa chỉ Ka03…@gmail.com nói: “Không biết các nhà lãnh đạo ngành giáo dục nghĩ gì sau khi đọc những bài viết này. Chúng tôi là người dân thấy thật xấu hổ, liệu những cử nhân, nhà giáo, sĩ quan tương lai trong các bài viết này sẽ làm gì khi tốt nghiệp nhưng không có kiến thức. Thật đáng lo ngại”.

Còn độc giả Trịnh Thị Xem tại địa chỉ Xemduong…@gmail.com tỏ rõ sự phẫn nộ: “Chết một thế hệ trẻ Việt Nam. Nguồn nhân lực Việt Nam trong tương lai như thế này thì đất nước sẽ như thế nào? Một thực trạng đau lòng của thế hệ trẻ. Hèn chi, Việt Nam có tỷ lệ tiến sỹ, thạc sỹ trên dân số vào loại cao nhất thế giới mà bằng cấp lại không được đánh giá cao. Cần phải có biện pháp như thế nào để khắc phục tình trạng trên”.

Ngay cả các thầy giáo, nhà giáo dục cũng sốc khi đọc loạt bài học thuê, thi mướn. PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) “cảm thấy buồn” khi nghe đến chuyện học thuê thi mướn.

Ông nói: “Sinh viên không hứng thú học, ghi tên ở trường để làm việc khác, vẫn lấy bằng đại học. Sau khi ra trường, nhờ thân quen, chạy chọt để được bổ nhiệm chức này chức kia… thật nguy hiểm cho xã hội”.

Học thuê, thi mướn: Vì giảng viên dạy chán(?) - Hình 1

Nhóm “Học hộ thi hộ” trên Facebook có hơn 7.647 thành viên tham gia. Hằng ngày, việc giao dịch học thuê, thi thuê luôn diễn ra nhộn nhịp

Nhiều độc giả bày tỏ sự ngạc nhiên khi biết thông tin các nhóm “thị trường lao động” học thuê, thi thuê diễn ra công khai, rầm rộ với hàng chục nghìn thành viên. “Không thể tưởng tượng lại có những thầy cô giáo và kỹ sư tương lai có thể làm những việc như thế. Không hiểu là khi trở thành các thầy cô giáo, đối mặt với các em học sinh thì họ có tự cảm thấy xấu hổ không nhỉ?”, bạn đọc tên Thanh (Vthanh… @gmail.com) đặt câu hỏi.

Bạn đọc Hoàng Văn Điền (Dienhv@…gov.vn) chia sẻ: “Tôi chưa từng là sinh viên. Tôi luôn nghĩ rằng những người có bằng kỹ sư thì sẽ đủ trình độ để hoàn thành công việc đúng chuyên ngành của mình. Nhưng thực tế, ở đơn vị tôi có đến 95% là kỹ sư nhưng công việc họ làm chỉ đáng trình độ sơ cấp, vì nếu động chạm đến kỹ thuật cao hơn chút thì họ không làm được và phải thuê thợ bên ngoài vào làm”.

“Một xã hội như vậy không biết là tại ai? Có phải tại người đi học không nhỉ? Hay tại thầy cô? Có lẽ không tại ai cả. Vì thầy cô và học trò suy cho cùng cũng chỉ là những phần tử trong một xã hội buông lỏng quản lý mà thôi!”, độc giả Quyenducviet (vietquyen…@yahoo.com) khẳng định.

Bạn đọc Nguyen Van Chi (Trungdoan…@yahoo.com) cũng cho rằng nguyên nhân sau xa dẫn đến tình trạng học thuê, thi mướn diễn ra tràn lan là do hệ thống quản lý giáo dục. Độc giả Chi cho hay, anh rất thất vọng về cách quản lý giáo dục. Theo anh, đó là nguyên nhân khiến nhiều sinh viên ra trường không đạt chất lượng. Học là công việc của sinh viên nên sinh viên không thể viện cớ bận rộn để làm như vậy. Còn giảng viên cũng không thể lấy lý do quá đông, khó quản lý mà không nhận ra người lạ trong lớp. Do vậy, chỉ cần làm mạnh tay và thực sự đúng quy chế, không khó để xóa bỏ vấn nạn này. Các cấp lãnh đạo ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm trước thực trạng trên.

Video đang HOT

Nhiều độc giả thể hiện sự thất vọng vì một nền giáo dục đang đi xuống. “100 năm trồng người. Vậy mà nền giáo dục, từ bậc cao đến bậc thấp thật đáng buồn. Thật quá tồi tệ. Hô hào cải cách giáo dục bao nhiêu năm rồi mà càng ngày càng xuống dốc. Mong rằng các lãnh đạo của ngành giáo dục phải thâm nhập thực tế, tìm ra giải pháp để cứu lấy thế hệ tương lai của đất nước”, bạn đọc Nguyễn Khánh Toàn (Nguyenkhanhtoan…@yahoo.com.vn) bày tỏ.

Học thuê, thi mướn: Vì giảng viên dạy chán(?) - Hình 2

Nhiều sinh viên tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thuê người đi học

Chuyện “xưa như trái đất”

Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến cho rằng, học thuê, thi mướn là chuyện “xưa như trái đất” hay “rất đúng quy luật”. “Cái này có từ lâu rồi các bác ạ. Từ 10 năm trước khi em học đại học đã có rồi, sinh viên ai mà không biết chứ”, bạn đọc Haclong (sontung…@gmail.com) tiết lộ.

Độc giả Nguyễn Quang Trung (qtrung…@gmail.com) phân tích: Trong sản xuất hàng hóa, nếu xã hội có nhu cầu dùng hàng giả, hàng kém chất lượng thì ắt có người làm hàng giả hàng kém chất lượng để đáp ứng. Ở xã hội ta có cả đống cán bộ dùng bằng giả, bằng thật chất lượng giả, và bằng thật, chất lượng thật thì nguy cơ thất nghiệp cao. Vậy, việc học hộ thi hộ là hiển nhiên đúng quy luật, chẳng lấy gì mà lạ.

Lý giải cho tình trạng học thuê, thi mướn, nhiều độc giả là giảng viên và sinh viên đã lên tiếng.

Độc giả tên Mai (Nguyenmai…@gmail.com) nói: “Thực ra không hẳn là do chúng em không thích học, mà một phần do giảng viên dạy chán nên chúng em không muốn đến lớp. Hoặc đôi khi có việc rất bận, nhưng thầy cô không linh động cho nghỉ nên chúng em đành phải ‘tìm cách’ thôi ạ”.

Độc giả Nguyễn Công (Nguyencong…@gmail.com) cho rằng, việc đào tạo ở nước mình xa rời thực tiễn. Kể cả những sinh viên khi ra trường được làm đúng chuyên ngành thì những kiến thức chuyên ngành học được ở trường chẳng mấy khi được áp dụng vào thực tế. Đó là chưa kể đa số những người không được làm đúng chuyên ngành mình học thì sẽ ra sao. Đang ngồi trên giảng đường mà không biết tương lai thế nào. Ra trường không tiền, không quen biết, liệu có xin được việc không. Nghĩ mà chán, nên không còn động lực học hành nữa.

PGS Văn Như Cương cũng nhận xét, động lực học của sinh viên hiện nay không lớn. Sinh viên đi học nhưng không biết có tương lai sáng sủa không, có việc làm và làm đúng chuyên ngành học không?…

Một độc giả tại địa chỉ Keeltino@gmail.com bày cách khắc phục tình trạng học thuê, thi thuê: “Tôi có đứa cháu học tại Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội, cháu nó nói, ở trường này dùng hình thức điểm danh bằng máy dập vân tay. Điểm danh lúc đầu giờ và cuối giờ học, hoặc giờ thi cũng phải xếp hàng dập vân tay điểm danh. Nghe xong tôi sốc, nhưng về sau tôi thấy cách làm này rất hiện đại và hiệu quả. Thứ nhất, tất cả sinh viên không thể trốn hoặc nghỉ học tự do được, vì nghỉ quá quy định thì sẽ không được thi hết môn. Sinh viên cũng không thể khiếu kiện được vì máy dập vân tay đã được nối với hệ thống phần mềm máy tính. Thứ hai tránh tình trạng học thuê, thi hộ… Đúng là áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý giáo dục thật hiệu quả, các trường nên xem xét cách làm này.

Theo Khampha

Học thuê, thi mướn: Nhà giáo dục sốc

Thị trường học thuê, thi hộ ở đại học sôi động với giá cả chỉ bằng... bát phở khiến các nhà giáo dục thấy sốc.

LTS: Loạt bài phóng sự điều tra nhập vai của Khampha.vn cho thấy thực trạng bát nháo trong giáo dục đại học. Có giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể ngờ rằng thị trường học thuê, thi hộ ở đại học lại sôi động đến thế với giá cả chỉ bằng... bát phở. Ngay sau đó, nhiều nhà giáo dục đã lên tiếng trước thực trạng này.

"Nguy hiểm cho xã hội"

Học thuê, thi mướn: Nhà giáo dục sốc - Hình 1

GS Nguyễn Minh Thuyết

GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng chưa bao giờ người ta tưởng tượng sinh viên đại học lại có thể thuê người học hộ, thi hộ.

Theo ông, sinh viên học ở bậc đại học để tích lũy kiến thức, quyết định tương lai của mình. Do vậy, phải "học thật" mới thành người có kiến thức, kỹ năng để sau này đi làm. GS nói: "Nếu học hành như thế này, làm sao có thể tin vào bằng cấp được nữa".

Ông cũng chắc rằng, nhiều người sẽ thấy sốc bởi có chuyện học hộ ngay tại các trường đại học có tên tuổi, được xã hội tin tưởng như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân...

PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) "cảm thấy buồn" khi nghe đến chuyện học thuê thi mướn.

Ông nói: "Sinh viên không hứng thú học, ghi tên ở trường để làm việc khác, vẫn lấy bằng đại học. Sau khi ra trường, nhờ thân quen, chạy chọt để được bổ nhiệm chức này chức kia... thật nguy hiểm cho xã hội".

PGS cũng cảm thấy lạ bởi chuyện học hộ có ngay tại ngôi trường Đại học Sư phạm Hà Nội - đại học lớn trong cả nước, cũng là nơi ông làm cán bộ giảng dạy trước khi về hưu.

"Hồi tôi còn dạy học, không có chuyện học hộ ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng, nếu có sinh viên đi học hộ tôi cũng khó có thể kiểm soát được hết. Nhưng sinh viên lúc đó trung thực, không có chuyện "bát nháo" như hiện nay", PGS nói.

Học thuê, thi mướn: Nhà giáo dục sốc - Hình 2

Nhóm "Học hộ thi hộ" có hơn 7.647 thành viên tham gia. Hằng ngày, việc giao dịch học thuê, thi thuê luôn diễn ra nhộn nhịp.

Học thuê, thi mướn: Nhà giáo dục sốc - Hình 3

GS.TS. Phạm Huy Dũng

GS.TS. Phạm Huy Dũng (Đại học Thăng Long, HN) cho rằng, việc sinh viên bỏ tiền ra thuê người đi học, đi thi cho mình là "sự việc nghiêm trọng". Nếu những người học hộ, thi hộ ấy được xã hội trọng dụng đưa vào những vị trí quản lý thì "tai hại không biết sẽ như thế nào".

"Tôi còn nghe nói có chuyện làm tiến sĩ giả, giáo sư giả, nghiên cứu hộ, viết báo cáo hộ...", GS Dũng cho hay.

Theo GS, về bản chất, vấn đề học hộ thi hộ là sự không trung thực trong học tập và dạy học. Ông cho rằng: "Trung thực là yếu tố đạo đức chung của con người. Yếu tố trung thực có lẽ phải đặt lên hàng đầu trong giáo dục, môi trường giáo dục".

"Động lực học không lớn"

PGS Văn Như Cương xem hành động sinh viên thuê người đi học hộ để ghi tên điểm danh cho thấy việc kỷ luật trong nhà trường không còn nghiêm túc.

Học thuê, thi mướn: Nhà giáo dục sốc - Hình 4

PGS Văn Như Cương

Nếu là lãnh đạo trường, ông cho biết, sẽ không chấp nhận sinh viên không thích học. Chấp nhận trường sẽ ít sinh viên, giảm nguồn thu học phí... nhưng giữ được thương hiệu.

PGS Văn Như Cương cũng cho rằng, động lực học của sinh viên hiện nay không lớn. Sinh viên đi học nhưng không biết có tương lai sáng sủa không, có việc làm và làm đúng chuyên ngành học không?...

Ví dụ, trước đây, sinh viên sư phạm như ông ra trường chắc chắn có việc làm. Do vậy, muốn làm được việc phải học, nghiên cứu sâu. Nhưng bây giờ, không biết ra trường sẽ là gì? Thậm chí, nhiều người làm việc trái ngành học.

"Do vậy, sinh viên nghĩ rằng, không cần giỏi, chỉ cần học "vừa vừa" cũng được, miễm sao có cái bằng, tìm cách xin việc sau", PGS nói.

PGS cho rằng, cần tính lại cách kiểm tra đánh giá sinh viên. Cách đánh giá chuyên cần theo kiểu "đến trường ghi tên điểm danh" như hiện nay "không có tác dụng gì".

Theo ông, ai không thích học nên ở nhà, đỡ ảnh hưởng đến môi trường học tập của người xung quanh.

Để hạn chế học hộ, thi hộ, nên đưa ra phương án thi vấn đáp. Trong đó, chấp nhận sinh viên không đến trường học nhưng vẫn trả lời được câu hỏi của giáo viên trong kỳ thi.

Học thuê, thi mướn: Nhà giáo dục sốc - Hình 5

Sinh viên N.T.H (bên trái) gặp gỡ với phóng viên nhờ đi thi hộ môn Quy hoạch tuyến tính tại quán nước phố Triều Khúc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Như vậy, nếu sinh viên không đến trường, nhưng vẫn tìm tòi tài liệu, học tập ở nhà tốt... thì cũng chấp nhận được. Nếu đến kỳ thi, không trả lời được câu hỏi vấn đáp sẽ lòi ra ngay sinh viên đó ở nhà để đi chơi, làm việc khác. Như vậy, sẽ không phải lo sinh viên học hộ, thi hộ.

Theo PSG, cần thay đổi môi trường, đạo đức trong nhà trường. Phải xác định ba vấn đề: học để làm gì, học cái gì, học như thế nào? Tất cả những câu hỏi đó đều phải làm lại.

Ông ví dụ, trong khi Tổ chức Khoa học - Giáo dục của tổ chức Liên Hiệp Quốc nói rằng "học để biết, làm, khẳng định mình, hòa nhập...", còn chúng ta "học để đi thi".

Theo Khampha

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Lao động Việt tử vong tại Đài Loan: Nước mắt ngày 4 bình tro cốt hồi hươngLao động Việt tử vong tại Đài Loan: Nước mắt ngày 4 bình tro cốt hồi hương
20:21:59 12/05/2025
Vụ nữ sinh Vĩnh Long gặp nạn: Tài xế yếu, liệt nửa người, CA tuyên bố đanh thépVụ nữ sinh Vĩnh Long gặp nạn: Tài xế yếu, liệt nửa người, CA tuyên bố đanh thép
17:57:34 12/05/2025
Trung tá Việt Nam kể chuyện sau màn dancesport gây sốt với quân nhân Trung Quốc tại NgaTrung tá Việt Nam kể chuyện sau màn dancesport gây sốt với quân nhân Trung Quốc tại Nga
08:28:33 12/05/2025
Vụ chặn quốc lộ cho đoàn xe doanh nhân qua đường: Phát hiện thêm vi phạmVụ chặn quốc lộ cho đoàn xe doanh nhân qua đường: Phát hiện thêm vi phạm
08:54:06 12/05/2025
Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?
21:49:58 12/05/2025
Phường Dương Nội vào cuộc vụ cô gái 'tố' bị người đàn ông đánh trước mặt công anPhường Dương Nội vào cuộc vụ cô gái 'tố' bị người đàn ông đánh trước mặt công an
15:29:40 12/05/2025
Bé gái 4 tuổi đứng một mình trên cầu tiết lộ câu chuyện bàng hoàngBé gái 4 tuổi đứng một mình trên cầu tiết lộ câu chuyện bàng hoàng
10:20:48 12/05/2025
Đau lòng bức ảnh điều dưỡng sưng mắt vì bị đánh trước ngày tôn vinh nghềĐau lòng bức ảnh điều dưỡng sưng mắt vì bị đánh trước ngày tôn vinh nghề
15:23:31 12/05/2025

Tin đang nóng

Ngọc Sơn đăng ảnh cuối đời, tiễn biệt CEO Hồ Nhân, hé lộ mối quan hệ khó ngờNgọc Sơn đăng ảnh cuối đời, tiễn biệt CEO Hồ Nhân, hé lộ mối quan hệ khó ngờ
16:59:08 13/05/2025
Bộ Công an kêu gọi 11 người trình diện trong vụ đánh bạc ở Hà Nội, TPHCMBộ Công an kêu gọi 11 người trình diện trong vụ đánh bạc ở Hà Nội, TPHCM
14:10:12 13/05/2025
Mai Diễm Phương qua đời 22 năm, hé lộ lời dặn lúc hấp hối, "cấm cửa" người này!Mai Diễm Phương qua đời 22 năm, hé lộ lời dặn lúc hấp hối, "cấm cửa" người này!
15:21:02 13/05/2025
4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã
16:34:54 13/05/2025
Thí sinh HHHVVN 'chiêu trò', chỉ thẳng mặt Mook nói 1 câu, Ngọc Châu chỉnh đốnThí sinh HHHVVN 'chiêu trò', chỉ thẳng mặt Mook nói 1 câu, Ngọc Châu chỉnh đốn
16:18:10 13/05/2025
Nghi vấn Quách Ngọc Ngoan và Phượng Chanel yêu lại từ đầu, tất cả vì con?Nghi vấn Quách Ngọc Ngoan và Phượng Chanel yêu lại từ đầu, tất cả vì con?
17:34:01 13/05/2025
Bị chê 'body như khô mực', Lệ Quyên đáp trả một câu khiến dân mạng bất ngờBị chê 'body như khô mực', Lệ Quyên đáp trả một câu khiến dân mạng bất ngờ
15:23:45 13/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi được truyền thông quốc tế ưu ái ra mặt, phát tín hiệu tiến sâu tại Miss World 2025!Hoa hậu Ý Nhi được truyền thông quốc tế ưu ái ra mặt, phát tín hiệu tiến sâu tại Miss World 2025!
14:38:40 13/05/2025

Tin mới nhất

TP.HCM: Một người tử vong nghi bị điện giật khi bơm nước mưa

TP.HCM: Một người tử vong nghi bị điện giật khi bơm nước mưa

20:08:12 13/05/2025
Cơn mưa chiều 12.5 khiến một số khu vực ở huyện Hóc Môn TP.HCM ngập. Một người dân đã dùng máy bơm nước ngập trong vườn nhà ra ngoài thì bị tử vong, nghi điện giật.
Cảnh tượng khác thường trên cầu Cần Thơ

Cảnh tượng khác thường trên cầu Cần Thơ

20:01:32 13/05/2025
Hệ thống đèn chiếu sáng trên cầu Cần Thơ nhiều tháng qua chỗ có, chỗ không, một số nơi tối om như mực , tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.
2 xe vút nhanh qua ngã tư TP Thái Bình, người phụ nữ tử vong

2 xe vút nhanh qua ngã tư TP Thái Bình, người phụ nữ tử vong

19:40:28 13/05/2025
Vào thời điểm trên, xe ô tô khách do ông C.N.L. (49 tuổi, trú huyện Kiến Xương, Thái Bình) điều khiển trên đường Lê Lợi theo hướng từ đường Lý Thường Kiệt đi đường Lý Bôn.
Cán bộ xã hành hung cô gái 23 tuổi có bị xử lý?

Cán bộ xã hành hung cô gái 23 tuổi có bị xử lý?

19:37:36 13/05/2025
Là cán bộ xã, người đàn ông đánh cô gái 23 tuổi ở Bắc Giang ngoài việc bị xử phạt hành chính/xử lý hình sự còn có thể bị xử lý kỷ luật theo Luật Cán bộ, công chức 2008.
Lý do bất ngờ người phụ nữ tạt đầu ô tô, đập bể kính xe trên phố

Lý do bất ngờ người phụ nữ tạt đầu ô tô, đập bể kính xe trên phố

19:29:58 13/05/2025
Do mâu thuẫn tình cảm, người phụ nữ đi xe máy đuổi theo tạt đầu ô tô, đập bể kính xe do người đàn ông đang cầm lái chạy trên đường ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp).
Xe khách chở hàng chục người lật ngửa bên quốc lộ lúc rạng sáng

Xe khách chở hàng chục người lật ngửa bên quốc lộ lúc rạng sáng

19:25:39 13/05/2025
Đang lưu thông trên quốc lộ 55 đoạn qua tỉnh Bình Thuận, xe khách giường nằm mang biển số tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bất ngờ mất lái, lao xuống mép đường rồi lật ngửa.
Bí thư Cao Bằng: Đi siêu thị mua hàng cũng phải đọc số điện thoại

Bí thư Cao Bằng: Đi siêu thị mua hàng cũng phải đọc số điện thoại

14:34:38 13/05/2025
Nói về thông tin cá nhân bị lộ lọt, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Quản Minh Cường dẫn chứng việc đi mua hàng bị yêu cầu đọc số điện thoại, mới mua vé máy bay đã có tài xế gọi điện mời đi taxi.
Cá voi liên tiếp dạt vào bờ biển Quảng Ngãi

Cá voi liên tiếp dạt vào bờ biển Quảng Ngãi

14:24:45 13/05/2025
Chỉ trong vòng 5 ngày đã có 2 con cá voi dạt vào bờ biển tỉnh Quảng Ngãi. Ngư dân địa phương tìm nhiều cách đưa cá trở lại biển nhưng không thành công.
Vụ nhập lòng se điếu Trung Quốc: tiểu thương nước bạn phán 'chưa từng thấy'?

Vụ nhập lòng se điếu Trung Quốc: tiểu thương nước bạn phán 'chưa từng thấy'?

13:32:57 13/05/2025
Sau những ồn ào xoay quanh lòng xe điếu, nhiều YouTube người Việt sang Trung Quốc tìm hiểu. Họ nhận lại sự ngỡ ngàng từ tiểu thương địa phương khi hỏi mua món này. Họ nghĩ hình ảnh món ăn là tranh vẽ.
Vụ thanh niên 'gọi vốn' ở biển Nha Trang: đưa về trụ sở UBND viết cam đoan

Vụ thanh niên 'gọi vốn' ở biển Nha Trang: đưa về trụ sở UBND viết cam đoan

13:30:41 13/05/2025
Kẻ có hành vi kém duyên trước mặt các cô gái ở bờ biển thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã bị cơ quan chức năng bắt quả tang, đưa về trụ sở phường để xử lý theo quy định.
Thùng bồn của xe đầu kéo bất ngờ bốc cháy trên cao tốc

Thùng bồn của xe đầu kéo bất ngờ bốc cháy trên cao tốc

10:58:53 13/05/2025
Chiều 12/5, tại Km170 cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, đoạn qua huyện Bắc Bình xảy ra vụ cháy ở sau rơ-mooc xe đầu kéo. Thời điểm trên, xe đầu kéo lưu thông hướng Bắc - Nam, khi đến địa điểm trên thì phát hỏa ở rơ-mooc biển số 51R-271.73 ...
Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM

Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM

21:27:55 12/05/2025
Bộ xương người được phát hiện năm 2022 đến nay vẫn chưa tìm được thân nhân, do đó cảnh sát tiếp tục phát thông báo truy tìm.

Có thể bạn quan tâm

Chè cổ thụ Phong Thổ, Tam Đường: Báu vật xanh của đất Lai Châu

Chè cổ thụ Phong Thổ, Tam Đường: Báu vật xanh của đất Lai Châu

Du lịch

20:08:23 13/05/2025
Lai Châu không chỉ nổi tiếng bởi cảnh sắc hùng vĩ, văn hóa đa dạng mà còn sở hữu những cây chè cổ thụ hàng trăm tuổi, được xem là di sản xanh ở Phong Thổ, Tam Đường.
Ra mắt tai nghe thương hiệu Việt có chống ồn chủ động

Ra mắt tai nghe thương hiệu Việt có chống ồn chủ động

Đồ 2-tek

20:04:51 13/05/2025
Mẫu tai nghe mang tên Gạch do thương hiệu Việt - Velasboost sản xuất, được hiệu chỉnh âm thanh bởi nhạc sĩ Trần Tuấn Hùng, trưởng nhóm kiêm người chơi guitar của ban nhạc Bức Tường.
Johnny Trí Nguyễn chia tay Nhung Kate, nói rõ lý tưởng cả đời ngoài yêu đương

Johnny Trí Nguyễn chia tay Nhung Kate, nói rõ lý tưởng cả đời ngoài yêu đương

Sao việt

20:01:08 13/05/2025
Sau 10 năm gắn bó, Johnny Trí Nguyễn và Nhung Kate chính thức chia tay. Dù mối quan hệ tan vỡ, nhưng nam diễn viên vẫn giữ vững khát vọng lớn lao của mình: Dòng máu anh hùng lý tưởng mà anh theo đuổi suốt cuộc đời.
4 anh em ruột xây 4 căn villa giống hệt nhau trong khuôn viên rộng 6.000m2 ở Thanh Hóa: Resort nào đọ nổi đây?

4 anh em ruột xây 4 căn villa giống hệt nhau trong khuôn viên rộng 6.000m2 ở Thanh Hóa: Resort nào đọ nổi đây?

Netizen

20:00:48 13/05/2025
Một khu biệt thự sân vườn với 4 căn villa liền nhau của một gia đình 4 anh em ruột ở Thanh Hóa khiến dân tình choáng ngợp cả về độ chịu chi, xa hoa, lẫn tình cảm gắn kết của các thành viên trong gia đình.
Ban Giám đốc Công an Vĩnh Long họp rà soát vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong

Ban Giám đốc Công an Vĩnh Long họp rà soát vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong

Pháp luật

19:32:01 13/05/2025
Công an tỉnh Vĩnh Long đã họp rà soát toàn bộ vụ tai nạn giao thông làm nữ sinh 14 tuổi tử vong. Công an tỉnh kiên quyết xử lý nghiêm nếu phát hiện cán bộ để xảy ra sai sót, vi phạm trong quá trình thụ lý vụ việc.
One UI 7 là dấu chấm hết cho Galaxy A14

One UI 7 là dấu chấm hết cho Galaxy A14

Thế giới số

19:20:26 13/05/2025
Samsung vừa chính thức phát hành bản cập nhật One UI 7 cho các mẫu smartphone trong dòng Galaxy A, bao gồm Galaxy A35, A36 và A55.
Nếu không có scandal ngoại tình năm ấy, với nhan sắc này, Đổng Khiết hôm nay có thể nổi tiếng hơn nhiều

Nếu không có scandal ngoại tình năm ấy, với nhan sắc này, Đổng Khiết hôm nay có thể nổi tiếng hơn nhiều

Sao châu á

19:18:54 13/05/2025
Đổng Khiết từng có tất cả: Nhan sắc, khí chất và tài năng - nhưng chỉ vì một vết trượt cũng đủ khiến sự nghiệp lụi tàn.
Hendrio nhập tịch Việt Nam, lấy tên Đỗ Quang Hên?

Hendrio nhập tịch Việt Nam, lấy tên Đỗ Quang Hên?

Sao thể thao

18:28:24 13/05/2025
Như đã đưa tin trước đó, tiền vệ Hendrio đã đạt được thỏa thuận để gia nhập CLB Hà Nội. Bản hợp đồng này dự kiến được công bố vào tuần sau. Hendrio ký hợp đồng 3 năm với đội bóng Thủ đô. Hợp đồng có thời đến hết mùa giải 2027/28.
Xe tay ga Honda 125cc, trang bị màn hình TFT4,2 inch, giá rẻ hơn Vision

Xe tay ga Honda 125cc, trang bị màn hình TFT4,2 inch, giá rẻ hơn Vision

Xe máy

18:16:23 13/05/2025
Dải đèn LED ban ngày DRL nằm ngay trên tay lái, kết hợp cùng những đường cắt, gấp đầy góc cạnh tạo nên tổng thể "cực chiến" và cá tính, đặc biệt hợp với giới trẻ yêu thích sự năng động.
8 giờ đàm phán khẩn cấp: Ấn Độ và Pakistan thoát khỏi miệng hố chiến tranh như thế nào?

8 giờ đàm phán khẩn cấp: Ấn Độ và Pakistan thoát khỏi miệng hố chiến tranh như thế nào?

Thế giới

18:10:22 13/05/2025
Cùng ngày, khi được hỏi tại Phòng Bầu dục về tình hình căng thẳng gia tăng, ông Trump phản hồi đơn giản: "Họ đã giao tranh từ lâu. Tôi chỉ hy vọng cuộc giao tranh sẽ kết thúc nhanh chóng".
Miss Universe Thailand: Thí sinh đủ ngành nghề, cao trên 1m70, quyết "phục thù"?

Miss Universe Thailand: Thí sinh đủ ngành nghề, cao trên 1m70, quyết "phục thù"?

Tv show

17:34:54 13/05/2025
Miss Universe Thailand là một trong những cuộc thi sắc đẹp danh giá nhất tại xứ sở Chùa Vàng, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới truyền thông và người hâm mộ trong nước lẫn quốc tế.