Học với giáo viên nước ngoài: Điểm cộng và điểm trừ
Bên cạnh những ưu thế như ngôn ngữ và phát âm chuẩn, việc học ngoại ngữ với các giáo viên nước ngoài cũng có những nhược điểm, nếu các bạn không thích nghi được với cách dạy của họ…
Các giáo viên người nước ngoài thường có một đặc điểm chung là rất nhiệt tình, dù có thể được thể hiện qua những hành động khác nhau. Họ sẵn sàng tới lớp sớm, ra về muộn nếu cần để hoàn thành bài giảng hay giải đáp thắc mắc của học sinh. Phương, lớp 10, một học viên của một trung tâm tiếng Anh ở Hàng Cháo, khoe: “Thầy Luis (giáo viên người Úc) nhiệt tình lắm. Hôm nào mình cũng tới lớp sau thầy và thấy thầy đang trao đổi gì đó với mấy bạn đến sớm. Thầy sẵn sàng chữa bài luyện nói ghi âm gửi qua mail nữa. Cả phần luyện viết không do thầy phụ trách, nhưng thầy cũng nhận chữa bài cho…”
Còn Hà, năm thứ nhất Học viện Ngoại giao, thì lại ngưỡng mộ thầy Sam, người Ấn Độ trong đoàn giáo viên tình nguyện tới trường mình dạy. Thấy sinh viên còn kém về nhiều mặt trong đó có phát âm, thầy tổ chức một buổi học phát âm miễn phí mỗi tuần, bắt đầu từ những âm tiết cơ bản nhất. “Thầy Sam đi từng bàn hướng dẫn từng bạn một đến khi nào phát âm được âm tiết đó thì thôi. Thích hơn nữa là khi tớ ngỏ ý sắp tham dự cuộc thi tiếng Anh ở chỗ học thêm, thầy đồng ý kèm thêm cho tớ và hai bạn nữa vào một buổi khác. Tất cả đều miễn phí nhưng không vì thế mà kém nhiệt tình. Lễ Phục sinh thầy còn cho mỗi đứa một viên socola nữa!” – Hà kể. Còn Thảo, bạn cùng học với Hà nói thêm: “Nói thật, có khi thầy còn nhiệt tình hơn cả nhiều giáo viên Việt Nam dạy có thu tiền nữa”.
Bởi sự nhiệt tình ấy của các thầy giáo nước ngoài mà các teens đã tiến bộ hơn rất nhiều. Phương nhớ mãi câu chuyện: “Khi mình hỏi thầy vì sao thầy lại chọn Việt Nam để dạy, thầy đáp luôn không cần suy nghĩ: “Để gặp em!” Mình hơi bất ngờ thì thầy đã tiếp luôn: “Tôi biết ở Việt Nam có những học sinh chăm chỉ, cầu tiến, nên tôi tới đây để gặp họ, trong đó có em.” Quả thực, với sự giúp đỡ tận tình của thầy Luis, cô bạn đã nói trôi chảy hơn trước nhiều.
Còn Hà và Thảo, sau khi thầy Sam hết thời hạn giảng dạy ở Việt Nam và chuyển qua nước khác, hai bạn vẫn luôn nhớ những bài học thầy hướng dẫn và tự luyện thêm để hoàn thiện khả năng phát âm của mình.
Video đang HOT
Song, không phải lúc nào học với giáo viên nước ngoài cũng hiệu quả cao như vậy. Nguyên nhân chính là do cách học của các teens mà thôi. Các giáo viên nước ngoài thường làm cho bài giảng sinh động hơn bằng những trò chơi, những hoạt động nhằm tăng tính tương tác của các học sinh trong lớp, nâng cao vốn từ vựng, khả năng phản xạ ngôn ngữ… Tuy nhiên, phong cách này chỉ thích hợp với những teens chăm chỉ, chịu khó tích lũy kiến thức.
Khi được hỏi những trò chơi ấy làm bạn cảm thấy thế nào trong việc học tiếng Anh, một bạn học viên của một trung tâm tiếng Anh ở đường Láng nói: “Nó giúp mình cảm thấy buổi học đỡ mệt hơn, thoải mái hơn, chứ không cứng nhắc như một số giáo viên Việt Nam phát bài xong ngồi im chờ học sinh làm xong thì chữa.” Còn thay vì trả lời câu hỏi: “Về nhà bạn có xem lại những từ mới, những thành ngữ… được đố trong trò chơi đó không”, thì bạn teens này ngượng nghịu cười trừ.
Trở lại với Phương và thầy giáo người Úc. Phương cũng tâm sự, thầy nhiều lần lên lớp bảo học sinh: “Do your homework and send me, please”, nhưng nhiều bạn vẫn không làm bài, giờ học của thầy thì đi buổi đực buổi cái, kết cục là cả khóa học chẳng tiến bộ được là bao. “Bực nhất là có lần một đôi bạn vào lớp cứ nói tiếng Việt, thầy nhắc mãi không nghe, bị đuổi ra ngoài mười phút. Hai bạn đó thật làm ảnh hưởng tới cả lớp!” – cô bạn bức xúc.
Còn Hà và Thảo, hai bạn tham dự lớp phát âm miễn phí của thầy Sam, cũng phàn nàn rằng vì lớp miễn phí nên nhiều bạn có tư tưởng học thì học, chẳng học thì thôi. Trong lúc thầy đi từng bàn chữa cho từng người một, các bạn ấy thay vì tự luyện cho chuẩn giọng thì lại tụm lại với nhau nói chuyện ầm ầm, làm thầy rất khó khăn trong việc nghe để sửa cho học sinh…
Các bạn học sinh ở Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi phong cách đọc – chép, mọi điều thầy cô nói đều đúng, không thắc mắc,… làm cho học sinh thụ động. Song, khi có điều kiện tiếp xúc với một phương pháp đào tạo mới linh hoạt hơn, thiết nghĩ các bạn nên chủ động, tự giác hơn nữa, giao tiếp với giáo viên nhiều hơn qua các câu hỏi, thắc mắc, câu chuyện,… để nắm bắt cơ hội nâng cao tri thức của mình. Các bạn sẽ học được nhiều hơn mình nghĩ đấy, bởi không chỉ kiến thức, sự mạnh dạn, tinh thần quyết tâm,… Vậy thì sao lại không thử, teens nhỉ?
Theo PLXH
Sự chờ đợi ngu ngốc
Em từng tự nói với lòng mình em sẽ chờ đợi ngày anh quay về. Nhưng thực sự thì em cũng khôngbiết là mình chờ đợi gì vì điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Chờ đợi để được gì, chẳng gì cả. Chờ đợi để cuối cùng em cũng chỉ là một con bé ngu ngốc mà thôi.
Anh và em chia tay lần này không phải lần đầu, mà là lần thứ hai. Em còn nhớ rõ lắm, cách đây 5 năm, anh nói lời chia tay với em vì chuyện gia đình. Em đã chờ đợi anh và cuối cùng anh cũng hiểu và yêu em sau gần 8 tháng chờ đợi. Em đã nghĩ rằng chuyện đó sẽ không xảy ra với em lần nữa. Nhưng đúng là mọi chuyện không bao giờ như em mong muốn. Em biết anh đã đau lòng như thế nào vì chuyện đổ vỡ của ba mẹ. Và em từng hứa với lòng mình rằng sẽ không bao giờ làm anh bị tổn thương vì chuyện tình cảm và sẽ cùng anh xây dựng một gia đình thật sự hạnh phúc. Nhưng em chỉ có thể thực hiện được một nửa lời hứa đó thôi vì anh đã rời xa em để đến bên một người khác. Khi nghe anh nói "mình tạm thời chia tay nhau một thời gian để xem xét lại tình cảm của nhau để xem anh và em có thực sự cần nhau không".
Hơn 4 năm chưa đủ hay sao mà còn cần thời gian để suy nghĩ chứ? Em đã tin rằng anh như vậy vì chuyện gia đình chứ không phải vì lí do nào khác, vì anh sợ. Và em đã tìm đủ mọi lí do để biện minh cho việc làm đó của anh. Nhưng giờ đây em mới thấy mình thật ngu ngốc khi đã nghĩ tốt về anh. Trong khi em chờ đợi thì anh chỉ im lặng mà thôi, một sự im lặng đáng sợ.
Em muốn chính anh đã nói lời yêu em thì cũng chính anh nói ra lời chia vì em rất ghét sự im lặng. Và anh cũng đã nói với nhiều nhiều lí do lắm, "mình có duyên gặp mà không có nợ" (sao em ghét chữ DUYÊN-NỢ quá), vì khác tôn giáo, vì em không biết quan tâm đến gia đình anh (em cũng không biết quan tâm theo ý anh là phải sao nữa) nhiều nhiều lí do quá. Nhưng em chỉ cần quan tâm đến một lý do thôi, lí do mà chỉ khi em hỏi anh mới nói "anh đã mến một người". Và anh đã so sánh em với người đó. "Người ta là người mạnh mẽ", còn em là người yếu đuối sao? "Người ta luôn làm anh vui", còn em làm anh thấy chán ngán và mệt mỏi sao? Giả sử em là người nói với anh những câu đó sau hơn 4 năm yêu nhau, anh sẽ cảm thấy thế nào. Lúc đó em chỉ biết rằng em đã quá ngu ngốc khi tin tưởng và chờ đợi anh trong hơn 3 tháng, chỉ để nghe những lời đau lòng như vậy. So sánh một người anh đã biết và yêu hơn 4 năm và một người anh chỉ quen đựợc khoảng 3 tháng có quá khập khiễng không anh?
Anh còn nói với em "em phải mạnh mẽ lên, để không có anh em vẫn sống được", thật buồn cười, em vẫn sống đó thôi, vẫn sống mà không có anh bên cạnh. Người khác nói rằng lúc nào cũng thấy em vui. Anh thấy đấy, em đã làm được, sống vui vẻ hoặc ít nhất cũng không để người khác thấy mình buồn. Em mạnh mẽ hơn em nghĩ, sự mạnh mẽ mà anh không baogiờ thấy được. Và em cũng cảm thấy mừng cho chính mình vì anh thay đổi khi anh và em chưa là gì của nhau. Và em cũng suy nghĩ về những cái em ĐƯỢC và MẤT khi yêu anh.Sau hơn 4 năm đó, em được nhiều lắm, sự chờ đợi, sự lạnh lung và im lặng của anh, nước mắt, nỗi đau vì đổ vỡ, và nhất là 1 bài học về sự "phản bội". Và em đã mất gì, em chỉ mất một điều thôi, đó là NIỀM TIN vào tình yêu, chỉ vậy thôi. Em được nhiều hơn mất đúng không anh. Tình yêu cuối cùng cũng chỉ là một cuộc chơi như người ta thường nói. Và cuộc chơi nào cũng có lúc phải kết thúc. Chúc anh luôn vui với cuộc chơi mới của mình!!!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đầu năm sinh viên long đong tìm Trung tâm Ngoại ngữ Nắm bắt được xu hướng quốc tế hóa, hàng loạt các Trung tâm tiếng Anh mọc lên như nấm. Song thực tế không phải bạn trẻ nào cũng hài lòng với chất lượng giảng dạy ở nơi mình bỏ tiền triệu ra để đăng ký học. Hàng loạt các Trung tâm tiếng Anh mọc lên như nấm. "Chọn mặt gửi vàng" Tìm chỗ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bản làm lại của Half-Life bất ngờ giảm giá kịch sàn, game thủ mất chưa tới 30k để sở hữu
Mọt game
06:04:50 17/05/2025
Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch
Sức khỏe
05:58:35 17/05/2025
Những món canh chua cá thơm ngon ngọt mát đơn giản dễ làm
Ẩm thực
05:55:38 17/05/2025
Đạo diễn Charlie Nguyễn: Gameshow không phải nơi để sắp đặt kết quả
Tv show
05:52:26 17/05/2025
Cho chị chồng thuê nhà mặt phố giá rẻ, chị chê đắt xong tự dọn chuyển đi, lúc nhận lại nhà tôi cay đắng với cảnh tượng sau cánh cửa
Góc tâm tình
05:05:35 17/05/2025
Toàn cảnh đám cưới đẹp như mơ của Hồ Quỳnh Hương ở tuổi 45
Sao việt
23:51:32 16/05/2025
Phản ứng của em gái Trấn Thành khi lần đầu đóng cảnh 'yêu đương nồng nhiệt'
Hậu trường phim
23:48:13 16/05/2025
Rộ video Wren Evans hôn đắm đuối 1 cô gái, còn có "phản ứng lạ" gây tranh cãi?
Nhạc việt
23:41:24 16/05/2025
Phim 18+ tuyệt tác của "nữ hoàng gợi cảm" Hàn Quốc: 20 năm trước đẹp căng tràn, diễn quá hay giật ngay ngôi Ảnh hậu
Phim châu á
23:31:36 16/05/2025
Mỹ nhân 'Playboy' Pamela Anderson giải thích về mái tóc gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:45:57 16/05/2025