Hội nghị COP 21: Giai đoạn nước rút hướng đến thỏa thuận cuối cùng
Cuộc đàm phán về khí hậu đang bước vào giai đoạn nước rút khi chỉ còn 4 ngày nữa là kết thúc hội nghị COP 21 của Liên Hợp Quốc tại Paris.
Mặc dù còn bất đồng về vấn đề tài chính, nhưng các nước đều bày tỏ hi vọng có thể đạt được một thỏa thuận vào cuối tuần này.
Ảnh: welovegreen.
Sau tuần đàm phán đầu tiên, các bên đã cơ bản thông qua bản dự thảo hiệp định toàn cầu về chống biến đổi khí hậu dài 48 trang, rút gọn 1/3 so với văn kiện ban đầu nước chủ nhà Pháp đề xuất. Mục tiêu chính vẫn là hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu tới năm 2100 ở mức 2 độ C so với thời kỳ thời tiền công nghiệp. Tuy nhiên, các bên tham gia COP21 vẫn chưa thể thống nhất được biện pháp để thực hiện mục tiêu này.
Vấn đề gây mâu thuẫn lớn tại hội nghị là nghĩa vụ đóng góp tài chính của các nước, vấn đề tài trợ giúp các nước nghèo chống biến đổi khí hậu và đòi hỏi của các nước chậm phát triển muốn có quyền phát thải khí carbon nhiều hơn các nước giàu để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Bộ trưởng Môi trường Ai Cập đại diện cho nhóm các quốc gia châu Phi Khaled Fahmy cho biết: “Là một châu lục đang đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu gây ra những thách thức về phát triển cũng như gia tăng tỉ lệ nghèo đói, châu Phi không thể bị gạt bỏ ra khỏi các nguồn lực phát triển cũng như việc nhận tài chính. Bất cứ một thỏa thuận nào trong vấn đề tài chính trong thỏa thuận cũng cần bao gồm các nước châu Phi cùng các nước kém phát triển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển”.
Các nước cũng đang tìm cách tránh sự thất bại tại hội nghị lần này bằng việc tham gia các cuộc đối thoại marathon trong những ngày làm việc cuối cùng.
Bất chấp còn tồn tại sự khác biệt, các nước tham dự vẫn bày tỏ hi vọng có thể tiến tới một thỏa thuận vào cuối tuần này.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nhấn mạnh, các bên tôn trọng mục tiêu đã đề ra. Hôm qua, ông Fabius đã thành lập “Ủy ban Paris” bao gồm 14 đại diện cho cả các nước nghèo lẫn các nước công nghiệp phát triển để thúc đẩy đạt được thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng Môi trường Carole Dieschbourg thay mặt cho Liên minh châu Âu nhấn mạnh, một thỏa thuận là có thể nếu các bên sẵn sàng thỏa hiệp: “Chúng tôi cần một thỏa thuận tham vọng và chắc chắn. Thông điệp của chúng tôi rất đơn giản: Chúng ta có thể vượt qua các thách thức khi các bên thể hiện sự sẵn sàng thỏa hiệp”.
Video đang HOT
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cảnh báo “kim đồng hồ đang hướng đến thời khắc xảy ra một thảm họa khí hậu”, và thế giới đang trông chờ vào những nỗ lực và quyết tâm của các bộ trưởng trong việc đạt được một thỏa thuận khí hậu toàn cầu.
Hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang “chạy nước rút” để có thể ký kết một thỏa thuận chung về hạn chế lượng khí thải toàn cầu sau năm 2020, nỗ lực quan trọng nhằm cứu thế giới khỏi rơi vào thảm họa khí hậu với những tác động từ lũ lụt, hạn hán, lốc bão, nước biển dâng cao… Các bên kì vọng có thể tiến tới thỏa thuận vào ngày 11/12 tới nhưng giới quan sát cho rằng, các cuộc đối thoại có thể kéo dài hơn so với dự kiến./.
Phạm Hà
Theo_VOV
COP 21: Nhiều hy vọng nhưng không ít chông gai
150 vị nguyên thủ và lãnh đạo các nước cùng 40.000 đại biểu trên thế giới tham dự hội nghị COP 21, với nhiều hy vọng nhưng không ít chông gai.
150 vị nguyên thủ và lãnh đạo các nước cùng 40.000 đại biểu trên thế giới tham dự hội nghị COP 21, với nhiều hy vọng nhưng không ít chông gai.
Khoảng 150 nguyên thủ, lãnh đạo các nước và 40.000 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới tới tham dự hội nghị biến đổi khí hậuthế giới COP 21 tổ chức ở Paris, với nhiều hy vọng nhưng không ít chông gai.
Ngày 30/11, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ khởi động một nỗ lực đầy tham vọng cắt giảm lượng khí thải nhằm hạn chế tăng nhiệt trên Trái đất cũng như thúc giục các bên cùng tìm ra một thỏa thuận thống nhất để nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) tổ chức ở Paris.
Sau nhiều nỗ lực đàm phán và điển hình là sự thiếu nhất trí giữa các bên ở hội nghị COP 20 tổ chức ở Copenhagen 6 năm trước. Nhiều chuyên gia và nhà quan sát hy vọng sẽ đạt bước đột phá tại COP 21 ở Pháp.
Pano của Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21).
Các nhà khoa học trên thế giới cảnh báo rằng nếu các vị lãnh đạo và nguyên thủ thế giới không tìm được tiếng nói chung ở COP 21 lần này, tình hình sẽ ngày càng tồi tệ với những cơn bão khốc liệt hơn, các trận hạn hán kéo dài với tần suất thường xuyên hơn cũng như nước biển dâng cao do hiện tượng tan băng nhiều hơn ở hai cực của Trái đất.
Trước hồi chuông cảnh báo này, lãnh đạo của hơn 150 quốc gia sản sinh tới 90% lượng khí thải nhà kính trên thế giới sẽ có những cam kết về việc cắt giảm lượng khí thải carbon theo các mức độ khác nhau.
Theo như phát biểu của Tổng thống Obama hồi đầu tháng này, việc đạt được thỏa thuận quốc tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trong cuộc chiến chống lại hiện tượng nóng lên của Trái đấy cũng có nghĩa "làm được một điều đúng đắn cho thế hệ tương lai".
Thậm chí ngay trước thềm Hội nghị COP 21, hàng trăm nghìn người từ Australia đến Paraguay đã tham gia cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu được coi là lớn nhất trong lịch sử với lời kêu gọi rằng "Không có hành tinh B" trong cuộc chiến chống lại sự ấm lên của toàn cầu.
Trong khi đó, cảnh sát Pháp - nước chủ nhà của Hội nghị COP 21 lần này - đã bắt giữ những người biểu tình chống biến đổi khí hậu sau các cuộc đụng độ bạo lực ở trung tâm Thủ đô Paris. Lực lượng chống bạo động nước này buộc phải dùng đạn hơi cay để giải tán đám đông gồm 200 người quá khích đã ném đá và nến về phía họ.
Các bên cố gắng gạt khúc mắc để tới thỏa thuận
Như đã đưa tin, các nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ tề tựu ở trung tâm hội nghị tại căn cứ không quân Le Bourget gần địa điểm mà phi công huyền thoại Charles Lindbergh đã bay xuyên Đại Tây Dương năm 1927.
Song, tại sự kiện diễn ra lần này ở Le Bourget, tinh thần đoàn kết đó dường như còn khá mong manh. 195 đại diện quốc gia tham gia COP 21 đang tham gia quá trình đàm phán khó khăn. Trong đó, các vấn đề chủ chốt vẫn còn điều tranh cãi giữa các bên.
Khẳng định quyết tâm giải quyết những điểm khó nhất, các nhà đàm phán cấp cao đã cùng ngồi vào bàn làm việc kể từ hôm 29/11, sớm hơn một ngày so với dự kiến ban đầu, để bắt đầu công cuộc tìm tiếng nói chung giữa các quốc gia trong vấn đề cắt giảm lượng khí phát thải car-bon.
Còn nhớ, hội nghị COP lần trước diễn ra ở Copenhagen nằm 2009 kết thúc trong tình cảnh khá hỗn loạn khi các bên chưa thể đưa ra một thỏa thuận cuối cùng về việc chống biến đổi khí hậu. Lúc đầu, Tổng thống Obama phải nhóm họp kín với Trung Quốc và các nước khác. Tuy nhiên, sau đó các bên có sự nhượng bộ khiêm tốc khi cam kết hạn chế gia tăng lượng phát thải khí nhà kính cho tới năm 2020 điều vốn mà họ đã cố gắng áp dụng đối với toàn thế giới.
Nước chủ nhà Pháp huy động lực lượng bảo vệ cho an ninh Hội nghị COP 21.
Lo lắng trước việc sẽ tái diễn giống như trên, các cường quốc đã cố gắng gạt những khúc mắc sang một bên trong quá trình đi tới một thỏa thuận thống nhất trước khi họ tới Pháp tham dự COP 21 này.
Đặc biệt, năm nay các lãnh đạo và nguyên thủ các nước sẽ xuất hiện ở ngay ngày mở màn chứ không phải ngày cuối cùng của hội nghị như các lần trước. Cùng với đó, mỗi người sẽ có bài phát biểu ngắn gọn dài chừng một vài phút nhằm xây dựng sự đồng thuận và tránh sự hỗn loạn như các cuộc đàm phán trong quá khứ.
Một cách tiếp cận mới
Hội nghị năm nay ghi nhận những thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận các vấn đề.
Mục tiêu ban đầu ở các hội nghị trước đó là cố gắng đạt được một hiệp ước quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, giờ đây, cách tiếp cận mới lại đề cập tới việc hệ thống các cam kết quốc gia trong việc giảm phát thải khí nhà kính.
Sự khác biệt lớn nhất có lẽ nằm ở mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Năm 2014, hai quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính nhiều nhất trên thế giới đã cùng nhau khởi động quá trình chuyển đổi từ các nhiên liệu hóa thạch sang các nhiên liệu sạch hơn. Bởi lẽ lâu này, những bất đồng giữa hai cường quốc này trong việc chống biển đổi khí hậu được xem là nguồn cơn của căng thẳng trong quá trình đàm phán cắt giảm lượng khí thải carbon.
Chẳng những vậy, Trung Quốc mới đây đã đồng ý đóng góp cho Quỹ Khí hậu xanh do một tổ chức quốc tế quản lý với hy vọng giải ngân 100 tỷ USD mỗi năm từ nay tới năm 2020 để tài trợ cho các nước đang phát triển theo đuổi quá trình chuyển đổi sử dụng từ nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu có thể tái tạo.
Thanh Nga (theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
Khai mạc Hội nghị tham vấn cấp bộ trưởng chuẩn bị cho COP21 Hội nghị tham vấn không chính thức cấp bộ trưởng chuẩn bị cho Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) đã khai mạc chiều 8/11 tại Paris. Hội nghị tham vấn không chính thức cấp bộ trưởng chuẩn bị cho Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) đã khai mạc chiều 8/11 tại Paris với...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

"Xương sống" của Internet vệ tinh Starlink

Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết

Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

Dư luận Indonesia dậy sóng với những phát ngôn 'vạ miệng' của bộ trưởng y tế

Trung Quốc: Mưa lớn tại Hồ Nam khiến người dân phải sơ tán

Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

Liên hợp quốc cảnh báo Syria vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Phát hiện phù điêu nữ thần La Mã gần Bức tường Hadrian tại miền Bắc nước Anh

AP: Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tập kích

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius
Có thể bạn quan tâm

Vẻ đẹp hoang sơ trên cung đường ven biển Hà Tĩnh
Du lịch
09:20:33 23/05/2025
Google Chrome sẽ tự động thay đổi mật khẩu khi phát hiện xâm phạm
Thế giới số
09:19:07 23/05/2025
Tình cờ đọc được tin nhắn của chồng với tình cũ: "Nếu không phải vì cô ấy có bầu, anh đã chẳng phụ lòng em"
Góc tâm tình
09:18:51 23/05/2025
Siêu phẩm thế giới mở hay nhất mọi thời đại giảm giá 90% trên Steam, khó có cơ hội thứ hai cho game thủ
Mọt game
09:10:57 23/05/2025
Sedan Nhật Bản thắng thế trước Hàn Quốc trên đường đua doanh số
Ôtô
09:09:34 23/05/2025
5 MV đạt 200 triệu view nhanh nhất Việt Nam: Hoà Minzy được "quốc dân độ" vươn lên Top 1, Sơn Tùng xếp sau nhân tố tranh cãi
Nhạc việt
09:04:38 23/05/2025
Sao Việt 23/5: Diệp Lâm Anh đi chơi cùng bạn trai kém 11 tuổi
Sao việt
08:54:27 23/05/2025
Cuối cùng "kẻ thù số 1" đã xả ảnh Han So Hee tại Cannes, sao lại trông thế này?
Sao châu á
08:49:15 23/05/2025
Giá xe điện JVC tại đại lý cuối tháng 5/2025, giảm cả vài triệu đồng
Xe máy
08:46:48 23/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 27: Nguyên và Linh Đan mở lòng với nhau
Phim việt
08:36:15 23/05/2025