Hội nghị thượng đỉnh EU liệu có trừng phạt Nga hay không?
Hiện một số nước thúc đẩy gia tăng trừng phạt Nga, trong khi các nước khác cho rằng điều này làm tổn hại kinh tế của một số nước.
Hôm nay (19/3), Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu ( EU) khai mạc tại Brussels (Bỉ). Tình hình tại miền đông Ukraine dự kiến là một trong những nội dung chính của hội nghị diễn ra hai ngày này. Mặc dù một đề xuất về trừng phạt Nga đang được xem xét đưa ra thảo luận trước thềm hội nghị, nhưng nhiều nhà ngoại giao châu Âu cho rằng sẽ không có biện pháp trừng phạt mới nào đưa ra tại hội nghị lần này.
Cờ EU và cờ Nga (ảnh: Sputnik)
Hiện một số nước thành viên Liên minh châu Âu đang hối thúc EU sớm quyết định về việc gia hạn các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành tài chính, năng lượng, quốc phòng của Nga thông qua vào tháng 7/2014 và dự kiến hết hiệu lực vào tháng 7 tới. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk hôm qua (18/3) cho biết, cũng đang thảo luận về một đề xuất trừng phạt Nga trong tương lai với các nhà lãnh đạo Pháp và Đức. Đề xuất này tiếp tục được đề cập tại hội nghị cấp cao hai ngày tại Brussels.
Trong bối cảnh thỏa thuận hòa bình Minsk tại miền đông Ukraine có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào, cũng như có sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước thành viên EU nên giới quan sát cho rằng, các nhà lãnh đạo EU khó có thể đạt được một thỏa thuận tại hội nghị cấp cao lần này nhằm kéo dài các biện pháp trừng phạt Nga.
Hiện một số nước thúc đẩy gia tăng trừng phạt chống Nga, trong khi các nước khác cho rằng điều này có thể làm tổn hại đến nền kinh tế của một số nước có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga.
Thủ tướng Robert Fico cũng cho rằng, áp đặt hoặc gia hạn trừng phạt nhằm vào Nga sẽ không giúp cho lệnh ngừng bắn tại miền đông Ukraine. Các biện pháp trừng phạt này là phản tác dụng và không có ý nghĩa.
Video đang HOT
Trước những bất đồng chưa được thu hẹp này, Thủ tướng Đức Angela Merkel thừa nhận, các nhà lãnh đạo EU sẽ không quyết định biện pháp trừng phạt kinh tế mới nhằm vào Nga tại hội nghị cấp cao lần này. Tuy nhiên, EU có thể đưa ra quyết định vào tháng 6 tới.
Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz cũng nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt bổ sung của Liên minh châu Âu nhằm vào Nga trong tương lai sẽ phụ thuộc nhiều vào việc thực hiện thỏa thuận ngừng bắn tại miền đông Ukraine.
Ông Martin Schulz nói: “Tôi hi vọng rằng thỏa thuận Minsk sẽ từng bước được thực hiện. Mặc dù chúng ta không có gì đảm bảo điều này sẽ được thực hiện, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy thỏa thuận này vẫn đang được tôn trọng. Tôi nghĩ đây là cách tốt nhất để tránh bất cứ biện pháp trừng phạt nào”.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu luôn khẳng định sự ủng hộ đối với tiến trình thực hiện thỏa thuận hòa bình Minsk và nhấn mạnh trách nhiệm của Nga tuân thủ thỏa thuận này. Tuy nhiên, phía Nga và lực lượng đối lập tại miền Đông đang cáo buộc chính phủ Ukraine vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, khi thông qua dự luật “về danh sách các khu vực thuộc vùng Donbass được hưởng quy chế tự quản đặc biệt”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, đạo luật này quá xa rời thỏa thuận Minsk vì đã thay đổi luật về quy chế đặc biệt của khu vực Đông Nam, bằng cách làm cho nó phụ thuộc vào các cuộc bầu cử tại các khu vực này mà không có sự tham gia của lãnh đạo hiện nay của hai nước cộng hòa tự xưng Lugansk và Donesk.
Ông Lavrov kêu gọi Pháp và Đức gây sức ép với Ukraine để thỏa thuận Minsk được thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh.
Lãnh đạo nhóm đối lập tại miền đông Ukraine hôm qua cũng cảnh báo có thể sẽ từ bỏ lệnh ngừng bắn Minsk để phản đối quyết định của quốc hội Ukraine./.
Phạm Hà
Theo_VOV
Ukraina: Gốc rễ xung đột đang được giải quyết?
Ngày 17/3, Quốc hội Ukraina đã thông qua bản dự thảo luật trao quy chế đặc biệt và quyền tự trị hạn chế cho các khu vực do lực lượng ly khai kiểm soát ở miền đông. Đây được coi là một bước tiến lớn trong tiến trình giải quyết xung đột tại quốc gia này.
Người dân miền đông Ukraina
Dự thảo trên do Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko đề xuất và cho hay đây là một phần trong thỏa thuận hòa bình được 4 bên (gồm Ukraina, Nga, Pháp, Đức) thống nhất tại thủ đô Minsk của Belarus hồi tháng trước (còn được gọi là thỏa thuận Minsk 2).
Quy chế đặc biệt danh cho miền đông có thời hạn khoảng 3 năm sau khi các địa phương này đã tiến hành tổ chức các cuộc bầu cử địa phương theo đúng quy định của luật pháp Ukraina và có sự giám sát của quốc tế. Với quy định trên, các khu vực miền đông Ukraina sẽ có nhiều quyền tự trị hơn, nhất là được quyền sử dụng tiếng Nga một cách rộng rãi và tự do hợp tác với Nga.
Thỏa thuận Minsk 2 gồm 3 điểm chính. Điểm đầu tiên là ngừng bắn chính thức có hiệu lực vào nửa đêm ngày 15/2 (4 giờ ngày 16/2 theo giờ Hà Nội). Điểm chủ yếu thứ hai của thỏa thuận là hai bên buộc phải rút khỏi đường chiến tuyến hiện nay, để tạo thành một vùng đệm, có chiều rộng từ 50 km đến 70 km, thay vì 30 km theo thỏa thuận tại Minsk 1 hồi tháng 9/2014. Phe ly khai sẽ phải rút về phía sau đường chiến tuyến được xác định hồi tháng 9/2014.
Điểm cuối cùng của thỏa thuận Minsk 2 là giải pháp chính trị tổng thể dài hạn cho Ukraina, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là cải cách hiến pháp, tính tới quyền của người dân vùng Donbass. Tiếp theo là vấn đề biên giới có sự thống nhất với lực lượng ly khai Donbass, vấn đề nhân đạo, thực thi luật quy chế đặc biệt cho Donetsk và Lugansk.
Trong số các giao kèo trên thì điểm thứ 3 được cho là quan trọng nhất vì nó sẽ giúp giải quyết nguồn gốc của xung đột hiện nay giữa chính phủ Kiev với các tỉnh miền đông Ukraina. Không có được điều này, xung đột Ukraina còn kéo dài.
Thực tế cho thấy, thỏa thuận Minsk 1 ngày 5/9/2014 đã liên tục bị phá vỡ trên thực tế vì các bên đã không giải quyết được mấu chốt của vấn đề: quyền và nghĩa vụ của người nói tiếng Nga ở miền đông Ukraina.
Việc cải cách hiến pháp Ukraina theo như ghi trong thỏa thuận Minsk hôm 12/2/2015 sẽ được tiến hành từ nay đến cuối năm 2015 đưa vào hiệu lực bản hiến pháp mới với trọng tâm là phi tập trung hóa quyền lực. Đầu tiên, quốc hội Ukraina phải sửa đổi hiến pháp liên quan tới quy chế cho các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk, sau đó mới đến những chỉnh sửa khác về mặt thể chế.
Hiện tại, đại diện của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk cho rằng việc sửa đổi luật trao quy chế đặc biệt và quyền tự trị hạn chế trên vi phạm thỏa thuận Minsk 2.
Mặc dù vậy, rõ ràng các bước trong thỏa thuận này đang được thực thi một cách nghiêm túc và như vậy mở ra cơ hội hòa bình cho Ukraina trong thời gian tới.
Theo Nh.Thạch (tổng hợp)
PetroTimes
Ukraine thông qua luật trao quy chế đặc biệt cho miền Đông Ngày 17/3, Quốc hội Ukraine đã thông qua bản dự thảo luật trao quy chế đặc biệt và quyền tự trị hạn chế cho các khu vực do lực lượng ly khai kiểm soát ở miền Đông nước này với điều kiện các cuộc bầu cử khu vực phải được tổ chức theo thẩm quyền của Ukraine. Binh sĩ Ukraine ở thành phố...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin

Israel tuyên bố 'toàn lực' tiến quân vào Dải Gaza để tiêu diệt Hamas

Người ủng hộ ông Trump cũng phản đối món quà máy bay Boeing từ Qatar

Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19

Cựu Tổng thống Philippines Duterte thắng cử dù đang bị giam giữ

Ông Trump nói gì về vụ nhận máy bay Boeing siêu sang từ Qatar?

Tổng thống Trump đến nhóm nước giàu nhất Vùng Vịnh

Khi thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt

Căng thẳng cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Philippines

Malaysia tìm giải pháp sau khi voi con bị xe tông chết vì băng ngang xa lộ

Giáo hoàng Leo XIV gọi điện cho Tổng thống Ukraine, chưa có kế hoạch thăm Mỹ

Trung Quốc công bố sách trắng về an ninh quốc gia trong thời đại mới
Có thể bạn quan tâm

3 con giáp có vận mua nhà mùa hè 2025 Nếu biết kích tài từ góc Đông Nam trong nhà
Trắc nghiệm
00:35:39 14/05/2025
Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ công tác Trưởng Công an Tam Hiệp
Tin nổi bật
23:56:15 13/05/2025
NSƯT Hoài Linh xuất hiện, bật khóc nức nở, lý do là gì?
Sao việt
23:48:50 13/05/2025
Khởi tố tài xế ô tô gây tai nạn làm chết người
Pháp luật
23:45:27 13/05/2025
1 mỹ nhân Việt bất ngờ tuyên bố: Từ nay tôi không muốn làm "bé ba" nữa
Hậu trường phim
23:40:52 13/05/2025
2 ngọc nữ "con nhà nòi" hàng đầu Hàn Quốc: Nhan sắc được cả thế giới ngợi ca, đời thực còn "xịn" hơn phim
Sao châu á
23:27:55 13/05/2025
Ca sĩ Hiền Hồ và chặng đường đầy thử thách lấy lại hình ảnh
Nhạc việt
23:01:13 13/05/2025
Phim mới của Lee Min Ho và Jisoo gây tranh cãi
Phim châu á
22:34:31 13/05/2025
Vũ trụ bị phân hủy và biến mất sớm hơn vẫn tưởng?
Lạ vui
22:31:07 13/05/2025
Nghi vấn Elon Musk là cha 2 con sinh đôi của Amber Heard
Sao âu mỹ
22:29:11 13/05/2025