Hội nghị Ukraine-EU tập trung bàn về tiến trình gia nhập khối
Ngoại trưởng Kuleba lưu ý Kiev đang chuẩn bị trình bày kết quả thực hiện toàn bộ 7 khuyến nghị của EC tại Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-EU và mong muốn khối này đánh giá tích cực những nỗ lực của Ukrai
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) trong cuộc gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tại Brussels (Bỉ) ngày 15/12/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 31/1, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-Liên minh châu Âu (EU sẽ tập trung vào tiến trình đàm phán gia nhập EU sau khi Kiev thực hiện tất cả các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC).
Phát biểu tại cuộc họp giao ban trực tuyến, Ngoại trưởng Kuleba lưu ý Kiev đang chuẩn bị trình bày kết quả thực hiện toàn bộ 7 khuyến nghị của EC tại Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-EU và mong muốn khối này đánh giá tích cực những nỗ lực của Ukraine.
Ông chia sẻ: “Chủ đề chính trong chương trình nghị sự sẽ là triển vọng bắt đầu quá trình đàm phán gia nhập EU sớm nhất có thể sau khi Ukraine đáp ứng được tất cả các khuyến nghị của EC và nhận được đánh giá tích cực.”
Ngoại trưởng Kuleba cho hay Ukraine tin tưởng vào tiến bộ đáng kể trong quá trình tiếp cận thị trường nội khối của EU và hợp tác năng lượng. Bên cạnh đó, tình hình an ninh, công tác triển khai Công thức Hòa bình của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và vấn đề tái thiết sau chiến tranh cũng sẽ được xem xét.
Cũng theo Ngoại trưởng Ukraine, tại sự kiện này, các bên dự kiến sẽ ký kết một số văn kiện và ra tuyên bố chung sau hội nghị.
Video đang HOT
Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-EU dự kiến được tổ chức tại Kiev vào ngày 3/2 tới.
F-16 sẽ được gửi đến Ukraine?
Vài giờ sau khi Ukraine được cam kết cung cấp xe tăng chiến đấu từ Mỹ và Đức, Kiev có thêm yêu cầu về máy bay chiến đấu.
"Chúng tôi có những nhiệm vụ mới phía trước: máy bay chiến đấu kiểu phương Tây", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba viết trên Twitter hôm 25/1.
Hôm 24/1, sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga, một quan chức Ukraine, Oleksiy Goncharenko, đã đăng trên Twitter: "Tên lửa lại bay qua Ukraine. Chúng tôi cần F16", đề cập đến máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất.
Máy bay F-16 trong cuộc tập trận của NATO. (Ảnh: Getty)
F-16 sẽ được gửi đến Ukraine?
Trong năm qua, Mỹ và các nước châu Âu lần lượt "phá rào" trong việc cung cấp cho Kiev những vũ khí ngày càng mạnh, nhưng chưa gửi máy bay vì sợ có thể kích động Nga leo thang chiến tranh.
Khi thông báo rằng Đức sẽ gửi chuyến 14 xe tăng Leopard 2 tới Ukraine, Thủ tướng Olaf Scholz nhấn mạnh rằng việc gửi máy bay chiến đấu không có trong dự định của Berlin. Ông Scholz nói: "Việc không nói về máy bay chiến đấu là điều mà tôi đã nói rõ từ rất sớm và tôi cũng đang nói rõ lại điều đó ở đây".
Các quan chức châu Âu khác, tuy nhiên chưa dứt khoát như vậy. Tuần trước, Ngoại trưởng Hà Lan, Wopke Hoekstra, nói với các nhà lập pháp rằng chính phủ sẵn sàng cung cấp cho Ukraine máy bay F-16 nếu Kiev yêu cầu và Mỹ cho phép chuyển giao. Ông nói: "Chúng tôi rất cởi mở. Không có điều cấm kỵ nào".
Các quan chức Mỹ trước đây nói F-16 là loại máy bay phức tạp, phải mất nhiều tháng để học cách sử dụng và cũng có yêu cầu bảo trì phức tạp - thường do các nhà thầu dân sự thực hiện và những người này có thể không hoạt động an toàn ở Ukraine. Nhưng cũng chính các quan chức lập luận tương tự về xe tăng Abrams trước khi Tổng thống Biden quyết định gửi chúng đến Ukraine.
Trong suốt cuộc chiến, các đồng minh phương Tây cố gắng đạt được sự cân bằng giữa việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và không tạo ra một cuộc đối đầu trực tiếp hơn với Nga. Nhiều quan chức Mỹ và châu Âu lo ngại rằng các máy bay chiến đấu có thể bay vào không phận Nga hoặc được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên đất Nga.
Tuy nhiên một số nhà phân tích cho rằng những lo ngại đó là sai lầm, vì hệ thống phòng không của Moskva khiến các cuộc không kích của Ukraine vào lãnh thổ Nga trở nên phi thực tế. Mục đích sử dụng chính của máy bay chiến đấu vì vậy sẽ là tăng cường khả năng của Ukraine trong việc bắn hạ tên lửa hành trình và máy bay không người lái tự hủy của Nga.
Đầu cuộc xung đột, Ba Lan từng đề xuất chuyển giao cho Kiev một số máy bay MiG-29 do Nga sản xuất, loại máy bay mà các phi công Ukraine biết lái, thay vì máy bay Mỹ, nhưng kế hoạch không thành hiện thực.
Sẽ có bao nhiêu xe tăng đến Ukraine?
Xe tăng M1 Abrams. (Ảnh: Shutterstock)
Khoản đóng góp lớn nhất đến từ Mỹ - 31 chiếc M1 Abrams, đủ để cung cấp cho một tiểu đoàn quân đội Ukraine. Các quan chức Mỹ cho biết sẽ mất ít nhất vài tháng trước khi Abrams có thể được chuyển giao, mặc dù các chuyên gia cho biết có thể mất ít nhất một năm.
Anh, Đức và Ba Lan từng cam kết gửi 14 xe tăng, trong đó London dự định giao những chiếc Challenger 2 trong vòng vài tuần. Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius, dự tính Berlin sẽ mất 3 hoặc 4 tháng để xuất xưởng xe tăng Leopard 2. Canada cũng đã cam kết gửi thêm 4 xe tăng Leopard 2 cùng với các huấn luyện viên để hướng dẫn cho lực lượng Ukraine cách vận hành chúng.
Các quan chức quân đội Ukraine từ lâu nói rằng họ cần ít nhất 300 xe tăng phương Tây để tạo ra sự khác biệt trong cuộc chiến. Đó là "rất nhiều xe tăng xét ở cấp độ quốc gia", theo một phân tích của Janes, công ty có trụ sở tại London.
Quân đội châu Âu đang nắm giữ ít nhất 2.000 xe tăng Leopard 2 - và hàng trăm loại xe tăng chiến đấu khác. David Silbey, một nhà sử học quân sự tại Đại học Cornell, chuyên phân tích chiến trường, cho biết người Nga cũng có hàng nghìn xe tăng vẫn sẵn sàng trong cuộc chiến.
Ông Silbey nói: "Nếu phương Tây có thể cung cấp 500 đến 1.000 xe tăng, điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với người Ukraine và cuộc chiến".
Các ngoại trưởng EU tập trung bàn về vấn đề Ukraine, Palestine Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Hội đồng đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp ngày 23/1 tại Brussels, Bỉ dưới sự chủ trì của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell. Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell phát...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàng

Ông Trump tuyên bố không giảm thuế để đàm phán với Trung Quốc

Khi OPEC+ 'chơi dao đứt tay'

Mỹ tìm giải pháp thương mại với Canada, Trung Quốc

Chảo lửa xung đột Ấn Độ - Pakistan bùng phát

Phó tổng thống Mỹ dịu giọng với châu Âu, khẳng định 'chung một chiến tuyến'

Disney sẽ xây công viên giải trí đầu tiên tại Trung Đông

Thêm trường hợp tai nạn liên quan tiêm kích F/A-18

Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan

Israel tập kích chết người tại Gaza, mâu thuẫn về số con tin còn sống

Chỉ huy Hamas thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Liban

Lực lượng Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công Israel
Có thể bạn quan tâm

Lưu Diệc Phi lộ nhân cách thật khi bị người khác vạch trần thói phông bạt ngay trên sóng trực tiếp
Sao châu á
23:56:24 08/05/2025
Giả thuyết sốc về Thám Tử Kiên phần 2: Nữ chính là "trùm cuối" vì lý do không ngờ
Phim việt
23:54:07 08/05/2025
Lý Hải - Minh Hà bị hàng nghìn người bao vây, náo loạn cả một khu phố
Hậu trường phim
23:51:17 08/05/2025
Phản hồi mới nhất của Đoàn Di Băng: "Khách hàng cứ yên tâm sử dụng các lô hàng trước đó"
Sao việt
23:42:52 08/05/2025
Khởi tố vụ người phụ nữ đi đường bất ngờ bị kéo lên ô tô, 'tra tấn' bằng axit
Pháp luật
23:42:39 08/05/2025
Phần cuối 'Squid Game' ấn định ngày lên sóng: Lee Jung Jae sẽ ra sao?
Phim châu á
23:34:06 08/05/2025
3 sai lầm khiến phụ nữ trung niên mặc đồ đắt tiền nhưng vẫn kém sang
Thời trang
23:18:16 08/05/2025
Kevin De Bruyne gia nhập Liverpool?
Sao thể thao
23:00:39 08/05/2025
Bố ba con chinh phục được mẹ đơn thân kém 8 tuổi trên show hẹn hò
Tv show
22:39:32 08/05/2025
Hôn nhân 'kịch tính' của cậu cả nhà David Beckham với ái nữ tỉ phú Mỹ
Sao âu mỹ
22:19:46 08/05/2025